Chăm sóc mai vàng sau tết

langvan

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cháu thấy đúng đấy bác Minh. Tạo hóa vốn sinh ra vạn vật đều có chừng mực, không thừa mà cũng chẳng nên thiếu là tốt nhất. Riêng kinh nghiệm của cháu thì cho rằng, việc bón phân và nước tưới phải có sự kết hợp, chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn.
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

gửi anh em tài liệu nghiên cứu đọc cho vui:


BÓN PHÂN THEO NGUYÊN TẮC 5 ĐÚNG


Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần từng loại dinh duỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:

1. Bón đúng chủng loại phân

- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân – P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

- Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.

3. Bón đúng nhu cầu sinh thái

- Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất. Nhiều nhà khoa học Nga, Trung Quốc, Đức, Nauy cho rằng bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.

- Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.

4. Bón đúng vụ và thời tiết

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.

5. Bón đúng phương pháp

- Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
.
trích: http://fhd.com.vn/forum/default.aspx?g=posts&m=1643
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

tài liệu đọc cho vui (tiếp theo)
10 NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN HỢP LÝ


"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất"

Một là:

Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.

Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.

Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.


Hai là:

Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.

Theo cảm tính, nhiều ng ời cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.

Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.

Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được.

Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.

Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn.


Ba là:

Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử dụng phân bón.

Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nh ng con đường khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.

Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.

Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.


Bốn là:

Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật.

Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng. Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi không có được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.

Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.


Năm là:

Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.

Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu. Người ta đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.

Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.

trích: http://fhd.com.vn/forum/default.aspx?g=posts&m=1643
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

tài liệu đọc cho vui (tiếp theo)
10 NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN HỢP LÝ


Sáu là:

Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v... và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.

Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.

Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả với 7 bậc nhân - quả (xem sơ đồ 3) khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.


Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.

Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn.

Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.


Bảy là:

Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là xấu.

Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.

Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

Tám là:

Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận của thể đó.

Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.

Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái.

Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.

Chín là:

Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần.

Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên. Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.

Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

Mười là:

Cần có cách nh n toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nh n toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.

Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.

Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn.

Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách nh n vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng. Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nh n xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.

Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.
trích: http://fhd.com.vn/forum/default.aspx?g=posts&m=1643
 

langvan

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

To: Anh Lô.
Anh cho em hỏi chút. Trước khi ghép mai, anh thường dùng phân gì để bón ạ? Em có dùng thử Atonik hình như không hiệu quả cho lắm thì phải. Thanks anh trước nhé.
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

To: Anh Lô.
Anh cho em hỏi chút. Trước khi ghép mai, anh thường dùng phân gì để bón ạ? Em có dùng thử Atonik hình như không hiệu quả cho lắm thì phải. Thanks anh trước nhé.
Quan điểm của tôi về cây trong chậu, tôi cho rằng cây trong chậu giống như chim trong lồng, nếu không cho ăn là khó sống, và chất trồng của tôi không hề có chất dinh dưởng. Do vậy tôi thường xuyên bón phân khoảng 20 ngày 1 lần, loảng thôi giống như 1 người ăn 1 ngày 3 bửa không bửa nào quá no và cũng không bửa nào nhịn đói. Trước khi ghép, sau khi ghép,... phân gì ư? Không cố định phân cá có bánh dầu có phân dơi có NPK loảng có,.... tôi nghỉ rằng ăn 1 món gì ngon mà ăn mải cũng chán. Tôi tưới phân cho cây từ lúc cây ra những chiếc lá đầu tiên (sau khi bứng) chuyển sang màu xanh cho đến khi bán trừ những tháng cây mai nghỉ đông. Atonic là chất kích thích, không phải là phân bón, bạn xài nó mà không có phân bón kém hiệu quả là đúng rồi
 

nguyenloan

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Xin chào bác Minhcao ! tại lâu rối bận không lên mạng lên chưa trả lời bác được. Đúng hiện nay trên này có một số cây mai củ it thôi đó là mai rừng năm cánh do trong quá trình canh tác bà con làm lương rãy cuốc cỏ hoặc trâu bò đi lên .Do vậy cây mai khi đào lên có hình thù rất đẹp ( giống như dạng thân bể )hiện nay có 2 cây tại triển lãm sinh vất cảnh năm 2009 chiêu cao của cây khoảng 45cm bề thân khoảng 50cm giá của nó là 25.000.000d chủ sơ hữu là onng Tiếng chủ tịch hội sinh vật cảnh Tp BMT và một cây ơ huyện EaHleo
 

GaTrongCon

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

5 ngày nay, ở HCM mặc dù trời vẫn có mưa vào buổi chiều nhưng buổi sáng và buổi trưa trời nắng gay gắt, cây mai của em bị cháy 1 số lá . Những lá bị cháy cứ như mình hái lá đem phơi nắng , em vẫn tưới nước mỗi này 1 lần lúc 6h sáng và tưới nhiều nước. Cây hứng nắng từ 7h sáng đến 1h trưa thì ko còn nắng ( do nhà phố ). Ko biết có ACE nào bị như em ko ? Hay cây bị bệnh ?
1 cây sứ của em cũng bị như vậy. hixx:(:)((
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

tài liệu đọc cho vui (tiếp theo)
10 NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN HỢP LÝ[/I]
bài trích dẫn của bác mang tính triết nhiều hơn là tính thực dụng..
bạn trồng mai bạn cần cái gì ? muốn nhiều lá phải có ure.. và kali .muốn nhiều bông phải có lân
bọ trĩ hoành hành phải có regent...nấm bịnh ? phải dùng thuốc...
còn hệ lụy của nó như thế nào đến sinh thái và môi trường...thì đó là nhiệm vụ của các nhà quản lí xã hội.... vĩ mô
có bán ngoài thi trường và có giấy phép, người dân có quyền mua và làm theo nhu cầu của họ để họ có cây mai rực rỡ đem phát mãi ( bán) để có tiền sinh sống
có làm là có sai...không làm gì cũng... sai còn nặng hơn
 

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Vụ muốn mai có nhiều lá thì bón ure+ kali nghe lạ quá các bác? Ure thì biết rồi nhưng tại sao lại bón chung với kali? và với tỷ lệ là bao nhiêu để có nhiều mai ra nhiều lá? Các bác cho ý kiến đi, nếu đúng vậy thì thật cám ơn bác binhminh quá vì đã truyền đạt một kỹ thuật bón mai mà tôi chưa được biết đến.
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

bài trích dẫn của bác mang tính triết nhiều hơn là tính thực dụng..
bạn trồng mai bạn cần cái gì ? muốn nhiều lá phải có ure.. và kali .muốn nhiều bông phải có lân
bọ trĩ hoành hành phải có regent...nấm bịnh ? phải dùng thuốc...
còn hệ lụy của nó như thế nào đến sinh thái và môi trường...thì đó là nhiệm vụ của các nhà quản lí xã hội.... vĩ mô
có bán ngoài thi trường và có giấy phép, người dân có quyền mua và làm theo nhu cầu của họ để họ có cây mai rực rỡ đem phát mãi ( bán) để có tiền sinh sống
có làm là có sai...không làm gì cũng... sai còn nặng hơn
Bác Bình Minh nói chí phải, bài trích của tôi chỉ đọc cho vui thôi chứ chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với việc trồng mai.
tôi nghĩ và đánh giá những bài viết của bác là rất có chất lượng. tôi thường đọc lại nhiều lần bài viết của bác và có thể nói bác là một trong những cao thủ còn ẩn mình. bác nói bác đã rất lâu hơn vài chục năm không tham gia những cuộc vui. tôi nghĩ có thể bác đang ẩn mình đâu đó.
nhưng tôi khẳng định là chúng ta đến với diễn đàn để cùng nhau trao đổi kiến thức. và cho đến giờ gần như mọi thứ về mai mà với kiến thức hạn hẹp của tôi có được tôi đã truyền đạt hết cho anh em. nhưng tôi biết có người không làm hết việc đó.
nhưng đã là diễn đàn thì phải thế: " học hỏi và trao đổi".

nhân đây tôi xin hỏi bác một câu để anh trên điễn đàn có thể hiểu hơn về mai:
1/ "hiện vườn mai ở sài gòn của tôi cây lá rất nhiều, có cách nào giữ dàn lá này đến tết hay không?"( và lá còn có su hướng phát triển tiếp).
2/ ngoài Bình định trời đang nắng hạn, mai của tôi ngoài đó thì thật tình mà nói là dàn lá rất kém, liệu có thuốc gì hay chất gì có thể làm gia tăng dàn lá lên hay không mặc dù trời đang rất nóng?
kính chào bác
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

muốn mai có nhiều lá thì bón ure+ kali một kỹ thuật bón mai mà tôi chưa được biết đến.
Đây không phải là kĩ thuật mà chỉ là kiến thức phổng thông về phân bón nhất là trong trường hợp bón phân đơn để cân bằng lại đất , không có kali cây không hấp thụ được đạm đâu..đạm nằm trong lá không tiêu thụ được nên gây cháy lá do đó trong trường hợp cháy lá do bón Ure người ta phun, tưới kali để chữa.

1/ "hiện vườn mai ở sài gòn của tôi cây lá rất nhiều, có cách nào giữ dàn lá này đến tết hay không?"( và lá còn có su hướng phát triển tiếp).
Nếu bác chăm sóc cây bằng phân hữu cơ. Thì lá sẽ rất bền trẻ lâu..và nếu bác dùng nhiều NPK và kích thích tố thì bộ lá ấy mau già và rất dễ bị rụng..bất tử..
Nhưng dù bác dùng phân gì thì tháng này lá không có vấn đề gì , ngoài sâu bịnh..căng thảng nhất là đến tháng 11 al..đây mới là giai đoạn khó khăn nhất để giữ cho bộ lá khỏe mạnh..
Tháng này vẫn còn kịp để bác tỉa bớt cành..cho lá non ra nhiều..các lá non ra từ tháng 4 , 5 và 6 al sẽ là chủ lực vì vẫn còn đủ khỏe.. để kềm bông không cho nở sớm vào những tuần cuối năm..còn các lá ra từ tháng giêng 2 và 3 khi gần tết đã quá già và không trông mong gì chúng tồn tại được tới ngày vặt lá
Dù sao…thì đến giũa tháng 10 al nếu bác dùng phân bón lá cách rất linh động và rất khéo léo… bác vẫn trẻ hóa được các lá đã già


2/ ngoài Bình định trời đang nắng hạn, mai của tôi ngoài đó thì thật tình mà nói là dàn lá rất kém, liệu có thuốc gì hay chất gì có thể làm gia tăng dàn lá lên hay không mặc dù trời đang rất nóng?
Theo nguyên tắc..khi thời tiết thay đổi bất thường..khi sâu và bịnh tấn công…bạn phải tăng 1 liều KALI vào gốc đồng thời phun Kali qua bộ lá sau đó hãy ngĩ đến biện pháp chống đỡ và chữa bịnh..( rootplex là thuốc chuyên dùng để tăng kali cho bộ lá…trong rootplex không có đạm chỉ có kali và 1 ít lân cùng các vi khoáng)
Thiếu Kali cây không chịu nổi các biến động về thời tiết (khô hạn.. nắng nóng..lạnh..mưa phùn..v..v)
Thiếu kali cây cũng không chống đỡ nổi côn trùng và bịnh tật
Thiếu Kali cây không hấp thụ được đạm và lân..
Thừa Kali cây chết nhanh như ngộ độc đạm quá liều vậy
Mai miền trung thường được trồng trên cát..nên nguy cơ thiếu Kali là rất cao..mai miền nam không hoặc ít có nguy cơ thiếu kali do được trồng trên tro trấu..xơ dừa mục và các phế phẩm nông ngiệp..các chất trồng này là nguồn kali dồi dào ( trong tro trấu có 1% đến 3% là kali, số liệu này lấy ra từ thống kê của báo KHPT)
Kali giống như đạm lại rất dễ bị rửa trôi theo nước..nên rất dễ dàng mất đi nếu không được bổ xung theo định kì..hằng năm và khi thời tiết biến động. )
Túm lại bác nên tăng kali qua gốc và qua lá cho chúng..
Sau đó dùng kích thích tố nhớm sức sống của chúng lên..ATONIC là cái đáng phải ngi ngờ vì công thức không rõ ràng.. do đó trong các trường hợp khẩn trương..phải dùng thuốc của các hãng có uy tín có ghi công thức pha chế và hoạt chất rõ ràng ,thí dụ như Sincosin và Agrispon của Hãng Cali-Parimex (mỹ)* hoặc giberellin.. 2 loại thuốc này bác pha chung rồi phun 5 ngày 1 lần cho đến khi thấy tược non mọc ra thì ngưng

*hoạt chất chủ lực của thuốc này là Xytokinin..giúp gia tăng lục diệp tố..phá vỡ tình trạng ngủ của cây khi bị sock…trẻ hóa các tế bào..gia tăng sự trao đổi chất..v..v trong đó còn có hơn 100 các vi lượng cần thiết cho cây..thuốc còn có khả năng trị tuyến trùng và kích thích ra rễ mạnh
Mua tại Bồ Cường số 13 đường Lê Quang sung Q6 HCM ,, DT 08.38551669
Giá 60 ngàn đồng ( 2 chai)
Địa chỉ này bán lẻ thuốc giá.. đại lý
 

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cám ơn bác Binhminh đã trả lời câu hỏi của tôi. Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc là : trên công thức của các loại phân bón lá như của GrowMore là 30-10-10+...; loại 501(Đầu trâu) là 30-15-10+...., chứ tôi không thấy phân bón cho thời kỳ đầu sinh trưởng của cây (nẩy chồi non, ra lá nhiều) có tỷ lệ kali cao hơn cả lân( thời kỳ sinh sản, nuôi hoa không kể). Vậy đây là kinh nghiệm riêng bác phát hiện ra phải không ?
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

: trên công thức của các loại phân bón lá như của GrowMore là 30-10-10+...; loại 501(Đầu trâu) là 30-15-10+....,
tôi không hiểu hết ý câu hỏi của bạn..
30-10-10 ngĩa là 30 đạm 10 lân và 10 kali...
đạm nhiều là kích thích cây ra chồi và nuôi lá
kali chỉ có 10 vì kali lúc này hỗ trợ cho cây quang hợp được đạm và lân ở đây để các mầm non có đủ chất hình thành mạch gỗ và lân còn dùng để nuôi rễ
tất cả là nguyên tắc, và kinh ngiệm của tôi thấy đúng vậy


chứ tôi không thấy phân bón cho thời kỳ đầu sinh trưởng của cây (nẩy chồi non, ra lá nhiều) có tỷ lệ kali cao hơn cả lân( thời kỳ sinh sản, nuôi hoa không kể). Vậy đây là kinh nghiệm riêng bác phát hiện ra phải không ?
có 1 số người chơi mai tài tử..không hiểu biết về phân bón..nên sau tết bón nhiều đạm cho cây...kết quả là lá non cháy hết...để chữa cái bịnh này người ta chế tạo ra rootplex(mỹ) trong thuốc này không có đạm...mà chỉ kali và 1 ít lân..
khi phun tưới vào , lượng kali cao trog thuốc này sẽ giúp cây tiêu hóa được số đạm thừa đang nằm trong lá và chậu.. kết quả là cây khỏe lại
rootplex là thuốc..nhưng cũng không phải thuốc, vì nó chỉ có phân kali nhưng thực sự lại là thuốc chữa bịnh thừa đạm..
người ta còn dùng rootlpex để tăng kali cho lá khi thời tiết trở trời..trái gió
 

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cám ơn bác Binhminh, bác làm tôi nhớ lại một hiện tượng cách đây vài năm mà chưa có lời giải thích. Tôi sẽ test lại hiện tượng đó để khẳng định ý của bác.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chào tái ngộ với các bác ! Cả tuần nay cái máy vi vinh già cổi của tôi không chịu chạy nên không cách nào lên cùng tham gia ý kiến với các bác. Nay thì aiiblade2008 cứu bồ được rồi mới leo được lên đây. Đọc qua 2 trang các bác thảo luận muốn tẩu hỏa nhập ma luôn. Các bác để mình bình tỉnh lại rồi tham gia nhé !
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

bác Bình Minh có thể cho hỏi là:
1/ có kỷ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì tược đó không tiếp tục ra chồi non nữa mà chỉ nuôi lá hay không?
2/ có kỷ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì tược ra tiếp theo các mắt lá đùn đùn (lá khít) với nhau?
3/ có kỹ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì nhánh đó sẽ ra nhiều đọt non tiếp theo?
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

bác Bình Minh có thể cho hỏi là:1/ có kỷ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì tược đó không tiếp tục ra chồi non nữa mà chỉ nuôi lá hay không?
khi các lá non màu đỏ hồng to ra và đã có thành màu xanh của lá thật, mà bác bấm tược..thì các lá vẫn tiếp tục trưởng thành..và bắt đầu quang hợp…phải đến khoảng 20 ngày sau..tược non mới mọc ra..và thường là chỉ mọc có 1 tược thôi…những cây rất khỏe mới ra được 2 hoặc 3 tược mới
Bác cũng có thể dùng cách uốn tược ngặt 1 chút..tược sẽ ngưng phát triển..mà chỉ còn nuôi lá thôi. đây là cách mà các ngệ nhân hay dùng để hạn chế ưu thế ngọn, cho các cây mai...ngệ thuật
. 2/ có kỷ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì tược ra tiếp theo các mắt lá đùn đùn (lá khít) với nhau?
..các tược mọc ra từ sau tết đến tháng 5, các mắt lá rất thưa Các cây còn non cũng ra các mắt lá rất thưa,Các cây đã già (lão mai) cho ra các mắt lá rất nhặt ( sát) Sau tháng 5 nếu mà bác vặt hết lá của 1 cây mai…cây sẽ ra lá mới…với các mắt lá rất nhặt ( sát)
Nếu bác dùng xytokinin để kích thích cây ra chồi…các mắt lá cũng sẽ ra nhặt hơn là dùng giberellin
3/ có kỹ thuật là: sau khi bắm tược (đọt non) thì nhánh đó sẽ ra nhiều đọt non tiếp theo?
Khi 1 mầm non đang vươn dài ra..các lá còn nguyên màu hồng đỏ..nhỏ xíu mà bác bấm tược, thì ngay lập tức.. dưới các nách lá non ấy sẽ ra tược mới..mỗi nách lá sẽ là 1 tược. có thể là 4 đến 6 tược mới sẽ vươn ra.. tùy theo cây mạnh hay yếu
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

tôi thường áp dụng như thế này để cho cây ra nhiều tược non. bác Bình Minh xem có ổn không:
tôi thường tưới phân bánh dầu ngâm trộn chung với NPK ngâm trước 2 ngày và dùng thuốc kích rễ tưới vào gốc mai. sau đó khoảng 5 ngày tôi lại thực hiện xịt thuốc kích chồi đẻ nhánh, một ít phân bón lá và bắt đầu động tác bắm tược. sau khi xịt thuốc kích chồi 15 ngày sau tôi lại xịt tiếp. theo bác, phương pháp của tôi như vậy có ổn không?

Nhân đây bác cho hỏi tiếp để mọi người ít kinh nghiệm được biết thêm là: làm sau để biết cây mai đó cần phải thay chậu đo chất trồng lảo hoá. dấu hiệu từ chất trồng và dấu hiệu từ cây.
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

tôi thường áp dụng như thế này để cho cây ra nhiều tược non. bác Bình Minh xem có ổn không: tôi thường tưới phân bánh dầu ngâm trộn chung với NPK ngâm trước 2 ngày và dùng thuốc kích rễ tưới vào gốc mai. sau đó khoảng 5 ngày tôi lại thực hiện xịt thuốc kích chồi đẻ nhánh, một ít phân bón lá và bắt đầu động tác bắm tược. sau khi xịt thuốc kích chồi 15 ngày sau tôi lại xịt tiếp. theo bác, phương pháp của tôi như vậy có ổn không? Nhân đây bác cho hỏi tiếp để mọi người ít kinh nghiệm được biết thêm là: làm sau để biết cây mai đó cần phải thay chậu đo chất trồng lảo hoá. dấu hiệu từ chất trồng và dấu hiệu từ cây.
Kết quả cuối cùng là sản phẩm cuối năm của vườn mai bác,,đã cho bác biết là như thế có ổn không.. Tuy nhiên nhận xét khách quan thì công thức trên không cân đối vì bánh dầu rất nhiều đạm (có tới 40% N) mà thiếu K… trong khi đó lượng P và K trong NPK chỉ đủ cân đối cho hàm lượng N của phân NPK.. Kết quả là vườn mai bác rất nhiều lá xanh tươi nhưng thiếu khả năng chống thời tiết và sâu bịnh .. Người ta thường ngâm bánh dầu với con ruốc ( để có đủ đạm động vật và thực vật )..ngâm 1 năm chung với Bột sừng trâu ( để có lân gốc động vật ).. chất trồng là rơm mục tro trấu ( có nhiều Kali)..tóm lại công thức này là cân đối rồi nhé.. Tuy nhiên do hoàn cảnh đặc thù của khí hậu địa phương nơi bác đang canh tác…chỉ có bác biết bác nên làm gì !!
Chớ bao giò nên chờ thấy đất có dấu hiệu bạc màu rồi mới chịu thay đất…vì lúc đó cây đã có tổn thương do đất bạc màu đã gây hại rồi…mỗi lần thay đất là mỗi lần cây bị sock mạnh…do đó cây đã yếu khi thay đất sẽ bỏ chết 1 số cành sau đó mới bốc lên được.. Bạn nên thay đất định kì mỗi năm 1 nửa hoặc 1/3 ngay khi cây còn rất khỏe mạnh…thì cây sẽ bốc mạnh lên ngay mà không bỏ cành nào chết cả
 
Top