Vẻ đẹp của Bonsai.

DUY_TamQuan

Thành viên tích cực
Chào bạn!

Rất cám ơn bạn, tôi cũng là người chơi cây hơi lâu, nhưng trước tôi còn nhiều cao nhân lắm!
Cái chử "cây bài" này tôi cứ ngờ ngợ cái gì đấy! chưa thực sự hiểu rõ hết ý.

Bộ môn nào cũng có những quy ước của nó, trò chơi bình thường còn thế mà, huống gì những môn mang màu sắc nghệ thuật, nếu không thì chả có cơ sở nào mà tranh luận!!! biết đến hồi nào chấm dứt ai đúng ai sai?

Nói thật nhé, mình làm cây tuân theo quy luật tự nhiên, mà đã là quy luật thì sao mà làm ngược được!
Vấn đề này bạn từ từ rồi sẽ cảm nhận được qua những nội dung sau.

Này bạn ơi! theo tôi thì không có cây bài miền Nam, mà chỉ là lối sửa cây của một số ít người theo cái đẹp riêng của họ mà thôi!

Nếu tôi không hiểu hết ý bạn thì cứ phản hồi.

Chúc vui
Dạ nếu chú nói vậy thì con xin phản hôì tiếp
Chú ở miền Nam mà ko hiểu hết ý từ "cây bài" thì con cũng thấy lạ.
Chú nói làm cây thì tuân theo quy luật tự nhiên, nhưng con thâý mấy cây đi thi Tao Đàn đoạt giải chẳn hạn như cây bài trực lắc con tìm hoài trong tự nhiên mà ko thấy cây nào giống vậy cả.
Chú nói là lối sửa cây của 1 số ít người nhưng dường như nó là của cả 1 thế hệ đều làm giống nhau na ná.

con chỉ đang tập tìm hiểu bonsai nên hỏi nhiều vậy để biết mà chơi mong không phiền chú, chú cứ coi như dân thường chất vấn bộ trưởng vậy hihi.
 

huynh vu2010

Thành viên
Dạ nếu chú nói vậy thì con xin phản hôì tiếp
Chú ở miền Nam mà ko hiểu hết ý từ "cây bài" thì con cũng thấy lạ.
Chú nói làm cây thì tuân theo quy luật tự nhiên, nhưng con thâý mấy cây đi thi Tao Đàn đoạt giải chẳn hạn như cây bài trực lắc con tìm hoài trong tự nhiên mà ko thấy cây nào giống vậy cả.
Chú nói là lối sửa cây của 1 số ít người nhưng dường như nó là của cả 1 thế hệ đều làm giống nhau na ná.

con chỉ đang tập tìm hiểu bonsai nên hỏi nhiều vậy để biết mà chơi mong không phiền chú, chú cứ coi như dân thường chất vấn bộ trưởng vậy hihi.
Cám ơn bạn, đồng quan điểm. Mình cũng đang học và cần 1 điểm định hướng!!!!!!!
 

phovanghoe

Thành viên tích cực
Chào bạn! câu hỏi của bạn tôi có cảm giác như bạn muốn hỏi về cây cảnh nói chung hay là về cây thế!

Cám ơn bạn đã đặt vấn đề rất hay, tuy nhiên chúng ta đang nói chuyện về Bonsai.
Bonsai có sự khác biệt với loại hình cây cảnh, cây thế của chúng ta.
Cây cảnh nói chung và cây thế thường được tạo hình theo ý, cho nên hình thể của cây, các tàn nhánh, thường mang tính chất áp đặt ý muốn chủ quan, hoặc gán cho nó một triết lý nào đó, vào các chi tiết. Do đó, hình ảnh của cây nếu phân tích rõ sẽ thấy không gần gũi tự nhiên, không thực là hình ảnh tái hiện tự nhiên.

Còn Bonsai là cố gắng tạo ra hình ảnh gần giống tự nhiên, mà giỏi nghề thì làm nó trông giống như tự nhiên.
Điều này, nếu nói sâu hơn nó nhuốm vị thiền, một vấn đề tương đối phức tạp, không thể nói suông trong vài lời!!!
Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu về chử Đạo, hẹn bạn ở nội dung khác.
Chúc vui!
dạ cháu hỏi về cây cảnh chung, trong đó có cây theo thế, dáng,....
Ví dụ,
- 1 cây có tử, thì tử đó là phải theo cha, hoặc mẹ hay ko( tay cành của đứa con đó dù đi thế nào vẫn hướng về cha mẹ, có hiếu với cha mẹ), hoặc cái tử treo thì ý nghĩa hàm ý là ntnao...
- Hoặc cái ngọn, sao lại gọi là quả phúc, và quả phúc ( quê PT cháu) thường có tay đỡ ngọn, vậy tay đỡ ngọn đó bao hàm ý nghĩa j.
- Hoặc 1 số tay cành khi kết thúc vẫn có điểm hướng về cội, nơi bắt đầu đi ra tay đó( gốc)
...
còn nhiều nhiều nữa
Mong đc đọc bài của chú về Đạo chơi trong Chơi cây cảnh 1 dịp sớm nhất.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Dạ nếu chú nói vậy thì con xin phản hôì tiếp
Chú ở miền Nam mà ko hiểu hết ý từ "cây bài" thì con cũng thấy lạ.
Chú nói làm cây thì tuân theo quy luật tự nhiên, nhưng con thâý mấy cây đi thi Tao Đàn đoạt giải chẳn hạn như cây bài trực lắc con tìm hoài trong tự nhiên mà ko thấy cây nào giống vậy cả.
Chú nói là lối sửa cây của 1 số ít người nhưng dường như nó là của cả 1 thế hệ đều làm giống nhau na ná.

con chỉ đang tập tìm hiểu bonsai nên hỏi nhiều vậy để biết mà chơi mong không phiền chú, chú cứ coi như dân thường chất vấn bộ trưởng vậy hihi.
Cám ơn bạn, đồng quan điểm. Mình cũng đang học và cần 1 điểm định hướng!!!!!!!
dạ cháu hỏi về cây cảnh chung, trong đó có cây theo thế, dáng,....
Ví dụ,
- 1 cây có tử, thì tử đó là phải theo cha, hoặc mẹ hay ko( tay cành của đứa con đó dù đi thế nào vẫn hướng về cha mẹ, có hiếu với cha mẹ), hoặc cái tử treo thì ý nghĩa hàm ý là ntnao...
- Hoặc cái ngọn, sao lại gọi là quả phúc, và quả phúc ( quê PT cháu) thường có tay đỡ ngọn, vậy tay đỡ ngọn đó bao hàm ý nghĩa j.
- Hoặc 1 số tay cành khi kết thúc vẫn có điểm hướng về cội, nơi bắt đầu đi ra tay đó( gốc)
...
còn nhiều nhiều nữa
Mong đc đọc bài của chú về Đạo chơi trong Chơi cây cảnh 1 dịp sớm nhất.
Mr. don vườn/bs Hai Nhơn có được chú Thái Văn Thiện nhờ giúp trả lời chung cho 3 bạn như sau.
1.Cây bài theo ý bạn nói gọn lại có phải là cây bonsai được tạo hình đúng bài bản phải không ?
Nếu là ý đó thì cây bài là một cây bonsai được tạo tác theo đúng nghi thức bài bản của một trong mấy chục thế dáng mà cây trong tự nhiên thường có. Nó khác với bonsai được gọi là bất nghi thức tức là những bonsai không theo bài bản như các thế cây căn bản trong mấy chục thế được nghệ nhân bonsai đã họp lại với nhau đã quy định. Cây bài hay cây không theo bài tức là cây theo nghi thức hoặc không theo nghi thức vẫn cần tôn trọng về kỹ thuật, mỹ thuật và tạo được môi trường sinh lý sinh thái như nhau, khi chúng ta đặt nó vào trong chậu mỏng và nhỏ. Đương nhiên tất cả bonsai dù theo bài hay không theo bài cũng phải đạt được dáng cổ thụ thu nhỏ gọn trong một chậu nhỏ thanh nhẹ cân đối hài hòa với cây và chậu.
2. Đạo chơi thì nên nói cho rõ là đạo của người chơi một bộ môn nghệ thuật nào bất kỳ.
Đạo nầy có đó bạn ạ, nhưng để đạt được đạo chơi ngoài kiến thức kỹ thuật, trình độ nghệ thuật còn cần có tâm hồn của một người được giáo dục tính nhân ái, biết yêu thiên nhiên và biết đồng cảm với mọi người trong một cộng đồng xã hội nhân văn tương thích nữa.
3.Cây con mọc từ bộ rễ của cây chính lớn hơn và đã mọc trước nó thì trong môn thực vật gọi là cây con và cây mẹ. Đương nhiên nếu nói là cây con với cây cha cũng được ở phần phân biệt tôn ti. Nhưng phần sinh lý thực vật thì nên gọi là cây mẹ vì trong thực vật và côn trùng vẫn có trường hợp sinh sản vô tính từ một con cái, cây cái. Thí dụ như cây Chuối, cây Tre chẳng hạn. Nhưng đặc biệt trong kiểng cổ nam bộ thì cây con mọc từ gốc rễ cây mẹ của dáng tam tùng tứ đức (quí phụ) thì được gọi là mẫu và tử, mẹ con. Với cây tam cang ngũ thường ( trượng phu) thì gọi là phụ và tử, cha con. Còn trồng ghép thêm một cây bên cạnh thì gọi là huynh đệ, anh em ở cây tam cang. Ghép với tam tùng thì gọi là tỉ muội, chị em. Người xưa họ đã phân biệt như vậy chẳng qua cũng chỉ là dùng từ riêng chuyên môn để chỉ từng loại kiểng cổ cho rõ cách trồng đó cháu.
4.Riêng biến tấu như hướng thiện, bao dung, âu yếm, ấp yêu, quả phúc, phúc tỏa.. khi có tàn nầy che trên ngọn cây kia, vấn đề do người có cây đó họ cảm nhận sự che chở, sự quấn quít đó được luyến ái, quấn quít nhau như thế nào, không bắt buộc quy tắc cố định nhưng tùy thiên nhiên đã định nên đặt tên như thế nào là do sự cảm nhận của từng nghệ nhân.
5. Một bonsai thế cận trực thân vặn hay một bonsai bất kì ở dáng thế nào, khi nó được trồng vào chậu tức là nó đã thành phẩm để kinh doanh hay để trưng bày, thi đấu.vv. Đều phải có sự chăm sóc, cắt tỉa từ rễ, gốc, thân, cành, lá, tức là không còn đúng nghĩa rễ gốc thân cành lá hoàn toàn tự nhiên nữa, tuy nó được mô phong cho càng như tự nhiên ngoài thiên nhiên thật nhiều càng hay. Nhưng tất cả mọi cành dù được để lại trên cây hay đã cắt tỉa khi phân cành đều có bàn tay của nghệ nhân tác động vào. Còn một cây thực sự là một cây hoàn toàn tự nhiên là cây mọc ngoài thiên nhiên nên phát triển hay tự hủy bỏ thân cành lá rễ đều do tác động của thiên nhiên như mùa vụ, nắng mưa, hạn hán, sâu bệnh. Bonsai tại VN có loại cành chi phân cành và cắt tỉa thành từng tàng rất rõ nét do các cành phân chi khá gần nhau, thường phải cắt cho tàng lá nầy phân biệt cành tàng lá kia còn gọi là tàng phong tỏa. Khi bonsai phân cành hơi xa nhau quá thì dùng tàng khai phóng để tàng được khít sát xum xuê hơn nên gọi là tàng mở rộng. Dù tàng khai phóng hai tàng phong tỏa thì bonsai đó vẫn phải có bàn tay con người lâu lâu cắt tỉa lại như dáng cành đã định trước. Nếu để cho bonsai mọc um tùm cành lá tự do thì nó sẽ từ từ bỏ các cành đã được phân định trước kia đó là quy luật tự nhiên của thực vật.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mr. don vườn/bs Hai Nhơn có được chú Thái Văn Thiện nhờ giúp trả lời chung cho 3 bạn như sau.
1.Cây bài theo ý bạn nói gọn lại có phải là cây bonsai được tạo hình đúng bài bản phải không ?

2. Đạo chơi
3.Cây con mọc từ bộ rễ của cây chính lớn hơn và đã mọc trước nó thì trong môn thực vật gọi là cây con và cây mẹ. .

Cảm ơn bạn Bonsaihainhon nhiều nhiều .

Nếu không có có bạn trả lời thì đúng là mình mù tịt ,
không hiểu mấy bạn trên kia hỏi chuyện gì nữa .

Cảm ơn .
Chúc bạn vui và khỏe .
 

DUY_TamQuan

Thành viên tích cực
Mr. don vườn/bs Hai Nhơn có được chú Thái Văn Thiện nhờ giúp trả lời chung cho 3 bạn như sau.
1.Cây bài theo ý bạn nói gọn lại có phải là cây bonsai được tạo hình đúng bài bản phải không ?
Nếu là ý đó thì cây bài là một cây bonsai được tạo tác theo đúng nghi thức bài bản của một trong mấy chục thế dáng mà cây trong tự nhiên thường có. Nó khác với bonsai được gọi là bất nghi thức tức là những bonsai không theo bài bản như các thế cây căn bản trong mấy chục thế được nghệ nhân bonsai đã họp lại với nhau đã quy định.
Thưa chú Hai Nhơn, chú Thái Văn Thiện.
Vậy theo ý trích dẫn phía trên thì cây bài có phải là cây sơ cấp nhất đã đc các nghệ nhân tổng hợp lại cho người mới bắt đầu chơi và tìm hiểu về bonsai thực hành làm theo ? Hay cây bài bản là cây tinh túy nhất mà người chơi bonsai cần hướng tới?
Vì cháu chưa hiểu hết ý đồ của các nghệ nhân, sao ko lấy một trong mấy chục dáng thế đó để phát triển riêng biệt cho phong phú và người chơi được tự do sáng tạo mà phải tổng hợp các dáng thế đó thành một cây bài bản, vì đã là bài bản, khuông mẫu thì theo cháu nghĩ sự sáng tạo sẽ bị hạn chế?
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Thưa chú Hai Nhơn, chú Thái Văn Thiện.
Vậy theo ý trích dẫn phía trên thì cây bài có phải là cây sơ cấp nhất đã đc các nghệ nhân tổng hợp lại cho người mới bắt đầu chơi và tìm hiểu về bonsai thực hành làm theo ? Hay cây bài bản là cây tinh túy nhất mà người chơi bonsai cần hướng tới?
Vì cháu chưa hiểu hết ý đồ của các nghệ nhân, sao ko lấy một trong mấy chục dáng thế đó để phát triển riêng biệt cho phong phú và người chơi được tự do sáng tạo mà phải tổng hợp các dáng thế đó thành một cây bài bản, vì đã là bài bản, khuông mẫu thì theo cháu nghĩ sự sáng tạo sẽ bị hạn chế?
Cây bài theo cách gọi của một số người, là cây được sửa theo những bước căn bản của quy luật thẩm mỹ Bonsai.
Nó là nền tảng cơ bản để người mới vào nghề có thể dựa vào đó mà tạo tác. Một người giỏi nghề có thể vượt qua các hướng dẫn ban đầu, để bay cao hơn.
Làm gì có chuyện tổng hợp mấy chục kiểu dáng thành một cây bài bản!!!
Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn về chuyện này. Chúc vui!
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Với những câu hỏi ở trên về Đạo, triết lý trong cây cảnh, và phong cách tạo hình trên Bonsai, tôi có vài ý khái quát về các vấn đề này như sau:

Để có cái nhìn tổng quan về các lối tạo hình trên cây Bonsai, chúng ta cũng nên xem xét một vài điều về tư tưởng của phương Đông cũng như của phương Tây có gì khác biệt không? bởi vì chính các điều này sẽ chi phối sự cảm nhận trong quá trình sáng tạo, cũng như cái nhìn đối với thế giới tự nhiên. Các bạn thử xem mình có cái nhìn như thế nào?


Phép nhìn của người phương Tây về cái đẹp của Bonsai rất rõ ràng về tính trực quan và tổng thể. Họ thường quan tâm đến những điều nhìn thấy thực tế, thường thiên về tả thực, tôn trọng tính tự nhiên cao.

Một cây đẹp đối với họ thì hình ảnh của nó được tạo tác phải có dáng vẻ giống như một cây ở ngoài thực tế. Phong cách của cây rất thoải mái, chỉ cần giống như tự nhiên là đủ, ít cần quan tâm đến các chi tiết và tính chất hàm ý. Nếu để tâm quan sát, đôi khi có những chi tiết quan trọng, mà chúng ta những người làm cây rất quan tâm ví dụ như bộ gốc rễ, thì cái nhìn của người phương Tây cũng rất đổi bình thường! vấn đề của họ là tổng thể tác phẩm nhìn có giống như tự nhiên không?
Ngay cả cách cắm hoa của họ cũng thể hiện rất rõ điều này, một bó có rất nhiều cành, được cắm thẳng vào một cái bình hoa. Trong khi đó việc cắm hoa ở phương Đông là cả một nghệ thuật, hàm chứa cả một triết lý sống ở trong đó.

Cho nên, khi thấy cách tạo hình cây cảnh nói chung, và nhất là hình ảnh cây thế của chúng ta, việc cảm thụ vẻ đẹp của cây đối với họ là rất khó! Chẳng trách gì đã từng có phát biểu của một vài nghệ nhân Bonsai nước ngoài về những cây của mình chỉ ở cấp độ cây phôi!!!

Phép nhìn của người phương Đông có sự sai biệt, bên cạnh vẻ đẹp hình thức phù phiếm ở bên ngoài, mỗi sự vật còn có một vẻ đẹp ẩn chứa ở bên trong rất quan trọng. Người phương Đông có một cái nhìn khác sâu lắng vào bên trong sự vật, họ quan tâm đến những nội hàm về tinh thần của sự vật, mà điều này lại rất khó có khả năng cảm nhận hết được. Hình ảnh chỉ cần biểu đạt đơn giản, vừa đủ nhận thấy, quan trọng là sự vật đó còn gợi lên điều gì?

Hình ảnh của nước là một ví dụ, nó là một yếu tố quan trọng của sự sống ai cũng thấy, đó là điều ta thấy hữu hình. Với cái nhìn bên trong vô hình, người phương Đông cho nước là khuôn thước cho người có phẩm hạnh: rất mềm mại nhẹ nhàng, bình an với cái mình có, thủ phận, ở bầu thì tròn ở ống thì dài (tùy duyên), nhưng cũng có khi rất mạnh mẽ phá vỡ cả những thứ cứng hơn như sắt, đá, dập tắt cả lửa......

Cái vẻ đẹp vô hình này là một điều khó có thể cân lường, khó có thể nhìn thấy bằng con mắt thông thường, mà chỉ cảm nhận được bằng con mắt của tinh thần (Đạo). Ngôn ngữ khó mà diễn đạt được điều này (vô ngôn), dùng tư tưởng kiến giải thì nó bất khả tư nghì!

Một bên là hiện thực, hữu hình, cụ thể, xem trọng tính thực tế; Một bên là ý tưởng, ấn tượng, thiên về việc tôn trọng tư tưởng bên trong, hơn là vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. Chính vì phép nhìn đó, màu sắc văn hóa của hai nền văn hóa, dẫn tới việc sáng tạo nghệ thuật có sự sai biệt. Dấu ấn này biểu lộ rõ trong việc tạo hình của Bonsai.

Triết lý trong nghệ thuật phương Đông tôn trọng sự đơn giản nhưng vừa đủ. Chân lý của cái đẹp là sự toàn thiện và đơn giản!

Người phương Đông khi tạo tác cây cảnh hay Bonsai, ngoài việc mô tả cái đẹp của tự nhiên, họ còn muốn gửi gắm nhiều điều vào đó, ngoài việc cảm thụ cái đẹp bằng con mắt trần gian, còn có cả việc cảm thụ bằng con mắt của tâm hồn.

Một cổ thụ tự nhiên ngoài thực tế thường có rất nhiều cành, mọc lộn xộn, thậm chí có những cành mà chúng ta sẽ cho là lỗi, điều này là tự nhiên, do điều kiện sống của cây. Nhưng trong nghệ thuật cây cảnh hay Bonsai, có những qui ước thẩm mỹ hãy tạo ra một cây trông rất già nua, nhưng càng ít cành lại càng hay.

Một cây được đánh giá cao, được xem là đẹp, thì các cành nhánh sẽ được chọn lọc chỉ vừa đủ. Nhưng vấn đề ở đây là: làm sao chỉ với số lượng ít của cành, mà vẫn biểu đạt đầy đủ được khối tam diện trong không gian? thể hiện được tính chất của một tán cây như trong tự nhiên theo quy luật của nó?

Điều này thường gây khó khăn không ít trong việc sáng tạo cụ thể trên từng tác phẩm, phải có trình độ tay nghề kỹ thuật, trình độ cảm thụ nghệ thuật Bonsai nhất định mới giải quyết được bài toán này.

Giới hạn giữa sự đơn giản và sự rườm rà là rất mong manh, khó cân đo được, chỉ biết rằng nếu thêm vào một chi tiết là thừa, mà bớt ra thì thiếu. Đây chính là bài toán minh chứng cho sự tài hoa của người tạo ra tác phẩm.

Nên nhớ rằng không bao giờ có hai cá thể giống nhau hoàn toàn, dù hình thể, dáng cây na ná như nhau, nhưng tính chất, phong thái của cây là khác nhau, cần cảm thụ tốt vấn đề này, để tránh sự sao chép rập khuôn hình thể một cách máy móc, làm mất đi cái thần thái riêng biệt của cây.

Vì chưa thực sự cảm thụ tốt những vấn đề trên, cho nên khi tạo hình cây dẫn đến việc bắt chước một cách máy móc, có cây được tạo nên bởi một tán lá dày đặc, rối rắm (tả thực), có thực mà không có hư. Lại cũng có rất nhiều cây được tạo nên bởi bộ tán lá rời rạc, thưa thớt (tả hư), có hư mà không có thực, trông rất xa rời tự nhiên. Giải quyết bài toán này cần có cái nhìn tốt: về khối, không gian, sự sắp đặt, tính tỷ lệ...cùng với cảm nhận tốt về tính tự nhiên.

Gần đây mọi người thường tranh luận về vấn đề này, cái nào đẹp hơn cái nào? theo tôi vấn đề nằm ở chổ khả năng cảm nhận phong thái thể hiện của cây ra sao? điều này phụ thuộc vào sức cảm thụ, tay nghề của các nghệ nhân, nó còn là vấn đề của vốn sống, của sự chiêm nghiệm, khó mà có mẫu số chung cho tất cả!

Có một số ý kiến cho rằng những cây (cây bài bản?) được tạo tác rất căn bản về bộ cành, thỏa mãn được tính chất hình khối của tán lá, thì không được đẹp!
Một cây đẹp, theo họ thì bộ cành nên được thiết kế phóng khoáng, và tự do hơn, không cần tuân thủ quy luật.

Thực ra về bản chất, dù cho tán cây có được thiết kế như thế nào đi chăng nữa, khi ngắm nhìn và cảm nhận, nó cũng vẫn phải thỏa mãn quy luật về phép nhìn tam diện của hình khối trong không gian: có trái - phải, trên - dưới, trước - sau.
Vấn đề tế nhị ở đây, chính là sự cảm nhận và thể hiện về tính tự nhiên chưa tốt, sự tinh tế trong tay nghề của nghệ nhân chưa đạt tới độ chín muồi, cho nên khi tạo tác bộ cành thường mắc những lỗi như nặng nề, cứng nhắc, thô cứng, xa rời tự nhiên...

Theo quan điểm của bản thân, tôi cho rằng một cây được xem là đẹp, thì phải hoàn hảo về các chi tiết, không nên có các chi tiết thừa. Một nghệ nhân giỏi sẽ biết biến các cành được chọn lọc vừa đủ, để tạo nên một tán cây trông như tự nhiên. Đây chính là sự đơn giản, một trong những thuộc tính cơ bản của cái đẹp.

Thơ lục bát có vần điệu, âm luật, rất đơn giản như văn nói, khi diễn đạt một nội dung nào đó, nhiều người vẫn có thể cùng đi đến một cảm nhận chung (dĩ nhiên điều này còn tùy thuộc vào cảm thụ cá nhân). Nhưng nếu thể hiện nội dung đó bằng văn nói thì cách diễn đạt lại rất khác nhau, có thể rất dài dòng, còn tùy theo đối tượng mà nói, và lúc này không rõ sự phát triển các chi tiết sẽ đi tới đâu? Cùng một nội dung, nhưng hình thức biểu đạt là khác nhau, kết quả sẽ là không tương đồng, tính độc đáo của nghệ thuật nói chung là tính chất này.

Nghệ thuật là việc bắt chước, chắt lọc cái đẹp tự nhiên và làm cho nó toàn thiện hơn trong mắt người xem. Chứ không phải là sao chép, mô phỏng hoàn toàn như tự nhiên, giống như cách thể hiện của một bức ảnh chụp!

Nói rộng hơn, vấn đề không chỉ là các kỹ xão, tài nghệ của bàn tay con người, mà sâu hơn nữa là hình ảnh thể hiện đó dẫn tinh thần đi đến chổ vô ảnh, vô thể nhưng lại cảm thụ được, nắm bắt được những cái rất khó có thể nắm bắt!

Cuộc sống trên thế gian có hai mặt hữu hình và vô hình.
Về phương diện hữu hình thì không bao giờ có hai cái giống nhau hoàn toàn như hai con người, hai cái hoa, hay hai cái cây. Điều này các giác quan dễ dàng phân biệt, so sánh được. Nhưng để cảm nhận được phương diện vô hình thì phải có sự chiếu sáng từ bên trong, chính điều vô hình này làm cho sự cảm nhận trở nên đồng nhất . Hình thể có thể có sự sai khác, nhưng tinh thần của cái đẹp là như nhau, nhưng lại khó có cảm thụ tương đồng.

Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá, cả hai vẫn thành phật như thường!
==================================
 

Xichlosg

Thành viên tích cực
Với những câu hỏi ở trên về Đạo, triết lý trong cây cảnh, và phong cách tạo hình trên Bonsai, tôi có vài ý khái quát về các vấn đề này như sau:

Để có cái nhìn tổng quan về các lối tạo hình trên cây Bonsai, chúng ta cũng nên xem xét một vài điều về tư tưởng của phương Đông cũng như của phương Tây có gì khác biệt không? bởi vì chính các điều này sẽ chi phối sự cảm nhận trong quá trình sáng tạo, cũng như cái nhìn đối với thế giới tự nhiên. Các bạn thử xem mình có cái nhìn như thế nào?


Phép nhìn của người phương Tây về cái đẹp của Bonsai rất rõ ràng về tính trực quan và tổng thể. Họ thường quan tâm đến những điều nhìn thấy thực tế, thường thiên về tả thực, tôn trọng tính tự nhiên cao.

Một cây đẹp đối với họ thì hình ảnh của nó được tạo tác phải có dáng vẻ giống như một cây ở ngoài thực tế. Phong cách của cây rất thoải mái, chỉ cần giống như tự nhiên là đủ, ít cần quan tâm đến các chi tiết và tính chất hàm ý. Nếu để tâm quan sát, đôi khi có những chi tiết quan trọng, mà chúng ta những người làm cây rất quan tâm ví dụ như bộ gốc rễ, thì cái nhìn của người phương Tây cũng rất đổi bình thường! vấn đề của họ là tổng thể tác phẩm nhìn có giống như tự nhiên không?
Ngay cả cách cắm hoa của họ cũng thể hiện rất rõ điều này, một bó có rất nhiều cành, được cắm thẳng vào một cái bình hoa. Trong khi đó việc cắm hoa ở phương Đông là cả một nghệ thuật, hàm chứa cả một triết lý sống ở trong đó.

Cho nên, khi thấy cách tạo hình cây cảnh nói chung, và nhất là hình ảnh cây thế của chúng ta, việc cảm thụ vẻ đẹp của cây đối với họ là rất khó! Chẳng trách gì đã từng có phát biểu của một vài nghệ nhân Bonsai nước ngoài về những cây của mình chỉ ở cấp độ cây phôi!!!

Phép nhìn của người phương Đông có sự sai biệt, bên cạnh vẻ đẹp hình thức phù phiếm ở bên ngoài, mỗi sự vật còn có một vẻ đẹp ẩn chứa ở bên trong rất quan trọng. Người phương Đông có một cái nhìn khác sâu lắng vào bên trong sự vật, họ quan tâm đến những nội hàm về tinh thần của sự vật, mà điều này lại rất khó có khả năng cảm nhận hết được. Hình ảnh chỉ cần biểu đạt đơn giản, vừa đủ nhận thấy, quan trọng là sự vật đó còn gợi lên điều gì?

Hình ảnh của nước là một ví dụ, nó là một yếu tố quan trọng của sự sống ai cũng thấy, đó là điều ta thấy hữu hình. Với cái nhìn bên trong vô hình, người phương Đông cho nước là khuôn thước cho người có phẩm hạnh: rất mềm mại nhẹ nhàng, bình an với cái mình có, thủ phận, ở bầu thì tròn ở ống thì dài (tùy duyên), nhưng cũng có khi rất mạnh mẽ phá vỡ cả những thứ cứng hơn như sắt, đá, dập tắt cả lửa......

Cái vẻ đẹp vô hình này là một điều khó có thể cân lường, khó có thể nhìn thấy bằng con mắt thông thường, mà chỉ cảm nhận được bằng con mắt của tinh thần (Đạo). Ngôn ngữ khó mà diễn đạt được điều này (vô ngôn), dùng tư tưởng kiến giải thì nó bất khả tư nghì!

Một bên là hiện thực, hữu hình, cụ thể, xem trọng tính thực tế; Một bên là ý tưởng, ấn tượng, thiên về việc tôn trọng tư tưởng bên trong, hơn là vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. Chính vì phép nhìn đó, màu sắc văn hóa của hai nền văn hóa, dẫn tới việc sáng tạo nghệ thuật có sự sai biệt. Dấu ấn này biểu lộ rõ trong việc tạo hình của Bonsai.

Triết lý trong nghệ thuật phương Đông tôn trọng sự đơn giản nhưng vừa đủ. Chân lý của cái đẹp là sự toàn thiện và đơn giản!

Người phương Đông khi tạo tác cây cảnh hay Bonsai, ngoài việc mô tả cái đẹp của tự nhiên, họ còn muốn gửi gắm nhiều điều vào đó, ngoài việc cảm thụ cái đẹp bằng con mắt trần gian, còn có cả việc cảm thụ bằng con mắt của tâm hồn.

Một cổ thụ tự nhiên ngoài thực tế thường có rất nhiều cành, mọc lộn xộn, thậm chí có những cành mà chúng ta sẽ cho là lỗi, điều này là tự nhiên, do điều kiện sống của cây. Nhưng trong nghệ thuật cây cảnh hay Bonsai, có những qui ước thẩm mỹ hãy tạo ra một cây trông rất già nua, nhưng càng ít cành lại càng hay.

Một cây được đánh giá cao, được xem là đẹp, thì các cành nhánh sẽ được chọn lọc chỉ vừa đủ. Nhưng vấn đề ở đây là: làm sao chỉ với số lượng ít của cành, mà vẫn biểu đạt đầy đủ được khối tam diện trong không gian? thể hiện được tính chất của một tán cây như trong tự nhiên theo quy luật của nó?

Điều này thường gây khó khăn không ít trong việc sáng tạo cụ thể trên từng tác phẩm, phải có trình độ tay nghề kỹ thuật, trình độ cảm thụ nghệ thuật Bonsai nhất định mới giải quyết được bài toán này.

Giới hạn giữa sự đơn giản và sự rườm rà là rất mong manh, khó cân đo được, chỉ biết rằng nếu thêm vào một chi tiết là thừa, mà bớt ra thì thiếu. Đây chính là bài toán minh chứng cho sự tài hoa của người tạo ra tác phẩm.

Nên nhớ rằng không bao giờ có hai cá thể giống nhau hoàn toàn, dù hình thể, dáng cây na ná như nhau, nhưng tính chất, phong thái của cây là khác nhau, cần cảm thụ tốt vấn đề này, để tránh sự sao chép rập khuôn hình thể một cách máy móc, làm mất đi cái thần thái riêng biệt của cây.

Vì chưa thực sự cảm thụ tốt những vấn đề trên, cho nên khi tạo hình cây dẫn đến việc bắt chước một cách máy móc, có cây được tạo nên bởi một tán lá dày đặc, rối rắm (tả thực), có thực mà không có hư. Lại cũng có rất nhiều cây được tạo nên bởi bộ tán lá rời rạc, thưa thớt (tả hư), có hư mà không có thực, trông rất xa rời tự nhiên. Giải quyết bài toán này cần có cái nhìn tốt: về khối, không gian, sự sắp đặt, tính tỷ lệ...cùng với cảm nhận tốt về tính tự nhiên.

Gần đây mọi người thường tranh luận về vấn đề này, cái nào đẹp hơn cái nào? theo tôi vấn đề nằm ở chổ khả năng cảm nhận phong thái thể hiện của cây ra sao? điều này phụ thuộc vào sức cảm thụ, tay nghề của các nghệ nhân, nó còn là vấn đề của vốn sống, của sự chiêm nghiệm, khó mà có mẫu số chung cho tất cả!

Có một số ý kiến cho rằng những cây (cây bài bản?) được tạo tác rất căn bản về bộ cành, thỏa mãn được tính chất hình khối của tán lá, thì không được đẹp!
Một cây đẹp, theo họ thì bộ cành nên được thiết kế phóng khoáng, và tự do hơn, không cần tuân thủ quy luật.

Thực ra về bản chất, dù cho tán cây có được thiết kế như thế nào đi chăng nữa, khi ngắm nhìn và cảm nhận, nó cũng vẫn phải thỏa mãn quy luật về phép nhìn tam diện của hình khối trong không gian: có trái - phải, trên - dưới, trước - sau.
Vấn đề tế nhị ở đây, chính là sự cảm nhận và thể hiện về tính tự nhiên chưa tốt, sự tinh tế trong tay nghề của nghệ nhân chưa đạt tới độ chín muồi, cho nên khi tạo tác bộ cành thường mắc những lỗi như nặng nề, cứng nhắc, thô cứng, xa rời tự nhiên...

Theo quan điểm của bản thân, tôi cho rằng một cây được xem là đẹp, thì phải hoàn hảo về các chi tiết, không nên có các chi tiết thừa. Một nghệ nhân giỏi sẽ biết biến các cành được chọn lọc vừa đủ, để tạo nên một tán cây trông như tự nhiên. Đây chính là sự đơn giản, một trong những thuộc tính cơ bản của cái đẹp.

Thơ lục bát có vần điệu, âm luật, rất đơn giản như văn nói, khi diễn đạt một nội dung nào đó, nhiều người vẫn có thể cùng đi đến một cảm nhận chung (dĩ nhiên điều này còn tùy thuộc vào cảm thụ cá nhân). Nhưng nếu thể hiện nội dung đó bằng văn nói thì cách diễn đạt lại rất khác nhau, có thể rất dài dòng, còn tùy theo đối tượng mà nói, và lúc này không rõ sự phát triển các chi tiết sẽ đi tới đâu? Cùng một nội dung, nhưng hình thức biểu đạt là khác nhau, kết quả sẽ là không tương đồng, tính độc đáo của nghệ thuật nói chung là tính chất này.

Nghệ thuật là việc bắt chước, chắt lọc cái đẹp tự nhiên và làm cho nó toàn thiện hơn trong mắt người xem. Chứ không phải là sao chép, mô phỏng hoàn toàn như tự nhiên, giống như cách thể hiện của một bức ảnh chụp!

Nói rộng hơn, vấn đề không chỉ là các kỹ xão, tài nghệ của bàn tay con người, mà sâu hơn nữa là hình ảnh thể hiện đó dẫn tinh thần đi đến chổ vô ảnh, vô thể nhưng lại cảm thụ được, nắm bắt được những cái rất khó có thể nắm bắt!

Cuộc sống trên thế gian có hai mặt hữu hình và vô hình.
Về phương diện hữu hình thì không bao giờ có hai cái giống nhau hoàn toàn như hai con người, hai cái hoa, hay hai cái cây. Điều này các giác quan dễ dàng phân biệt, so sánh được. Nhưng để cảm nhận được phương diện vô hình thì phải có sự chiếu sáng từ bên trong, chính điều vô hình này làm cho sự cảm nhận trở nên đồng nhất . Hình thể có thể có sự sai khác, nhưng tinh thần của cái đẹp là như nhau, nhưng lại khó có cảm thụ tương đồng.

Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá, cả hai vẫn thành phật như thường!
==================================
Chờ đợi đã thật lâu,mới được nghe thấy những suy tưởng như thể này ! Cám ơn Thầy Thiện !
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Chờ đợi đã thật lâu,mới được nghe thấy những suy tưởng như thể này ! Cám ơn Thầy Thiện !
Cám ơn sự quan tâm của bạn. Chúc bạn vui vẻ.

Cảm ơn DĐCC Việt Nam.
Rất cảm ơn thầy Thái Văn Thiện.
Cám ơn bạn đã quan tâm. Chúc vui.

Xin nói thêm với mọi người rằng: mình chỉ nêu suy nghĩ và cái hiểu còn rất ít về Bonsai của mình, mong góp chút sức cho cộng đồng, các bạn cứ xưng thầy hoài nghe ngại quá!!! Thực ra cuộc sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ mà các bạn!
==================================
Hôm nay mới gửi lời cám ơn cho anh 3 được, không hiểu sao viết rồi mà nó trôi đi lung tung.
Cứ thường giúp đở đàn em thế nhé bác!
 

onnkyo2011

Thành viên Mua Bán
đọc kỉ bài của thầy mà mới hiểu dc thêm nhiều thứ cần học ,cảm ơn thầy và chúc sức khỏe thầy !!!!!
 

Xichlosg

Thành viên tích cực
Xin nói thêm với mọi người rằng: mình chỉ nêu suy nghĩ và cái hiểu còn rất ít về Bonsai của mình, mong góp chút sức cho cộng đồng, các bạn cứ xưng thầy hoài nghe ngại quá!!! Thực ra cuộc sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ mà các bạn!
Qua những chia xẻ từ a,dù chỉ mới gói gọn trong 02 bài viết.Xích e tìm thấy không chỉ những hình ảnh về Bonsai,mà còn là hình ảnh lớn hơn - Bonsai trong đời sống của một người thực sự đam mê nó.

Việc xưng hô "Thầy" của Xích chỉ nhằm bày tỏ sự tôn trọng đến a,cho những đóng góp nhất định về lãnh vực Bonsai,mà a đã và đang làm. :D

Chúc a luôn vui-khoẻ !
==================================
Gửi các bạn xem vài ảnh và thử xem các phong cách có gì khác không?




Không biết lý giải ra sao,nhưng Xích thích quá 02 cây trên. Thích nhất là cây số 01.
 

minhkhatran

Quản lý mới
Qua những chia xẻ từ a,dù chỉ mới gói gọn trong 02 bài viết.Xích e tìm thấy không chỉ những hình ảnh về Bonsai,mà còn là hình ảnh lớn hơn - Bonsai trong đời sống của một người thực sự đam mê nó.

Việc xưng hô "Thầy" của Xích chỉ nhằm bày tỏ sự tôn trọng đến a,cho những đóng góp nhất định về lãnh vực Bonsai,mà a đã và đang làm. :D

Chúc a luôn vui-khoẻ !
==================================


Không biết lý giải ra sao,nhưng Xích thích quá 02 cây trên. Thích nhất là cây số 01.
người chơi cây thấy 2 cây này mà o thích mới là chuyện lạ xích ơi . mình thì quá là thích .nghe anh THIỆN nói càng thích hơn
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Cám ơn bạn đã quan tâm. Chúc vui.

Xin nói thêm với mọi người rằng: mình chỉ nêu suy nghĩ và cái hiểu còn rất ít về Bonsai của mình, mong góp chút sức cho cộng đồng, các bạn cứ xưng thầy hoài nghe ngại quá!!! Thực ra cuộc sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ mà các bạn!
Dạ con hiểu ý của chú.

Thật ra cháu cũng thích chơi cây cảnh lắm.
Làm quen với máy tính nhờ vầy mà được biết đến hai từ Bonsai, biết DĐCC Việt Nam.
Thỉnh thoảng có đọc bài viết của mấy anh, có nhắc đến tên chú ,nhiều lúc muốn tìm hiểu nhưng hơi khó và nhờ diễn đàn mới biết mặt ( hình) về chú .
Cháu ở xa Sài Gòn, chỗ cháu ở hiện tại cũng rất ít người chơi Bonsai, có chơi nhưng còn nhiều mặt hạn chế ( theo ý riêng của cháu).
Nhiều lần cháu nhờ bạn cháu đi làm ở Sài Gòn, mua giùm vài cuốn sách nói về Bonsai, bạn cháu không chơi cây cảnh nên khó hiểu ý của cháu vì vậy mua những cuốn sách không như cháu mong muốn nhưng biết sao bây giờ ( dù cháu đã nói rõ đăc điểm của sách ).
Mấy hôm nay được chú chia sẽ cháu rất mừng, hiện tại chú hgvuhototbung đang chia sẽ và có nhiều anh nũa .
Theo suy nghĩ riêng của cháu về chú thaivanthien và hgvuhototbung thì cháu phải gọi là thầy .
(chết!!! không biết thầy có nhận để tử không ta?).
 
Top