Chăm sóc mai vàng đón Tết

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Các bạn làm ơn cho tôi hỏi câu này:
Lâu lâu các bạn dùng Atonik để kích Mai.Hóa chất của Atonik là Nitro thơm,khác biệt với Gibberelin như thế nào?
Trân trọng cám ơn.

Atonic hoạt chất chủ yếu là nitrophenolate , theo tôi hiểu là 1 loại muối kim loại.được điều chế trong phòng thí ngiệm…
Chất này có công dụng kích thích sinh trưởng, Có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt giống, kích thích ra rễ, tăng cường sinh trưởng, tăng đậu quả và tăng thể tích quả. Ngoài ra, Nitrophenol còn giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng.
Nếu sử dụng một cách bừa bãi (lạm dụng) sẽ ảnh hưởng đến cây trồng và cả sức khỏe con người.
Túm lại nó là 1 kích thích tố..có 2 loại kích thích tố :
1 - Kích thích tố ngoại sinh =các hóa chất có khả năng kích thích được Điều chế ra rồi phun tưới vào cây cối ( Atonic….v,,v) là 1 trong nhiều loại
2- Kích thích tố nội sinh = do bản thân cây cối tạo ra, thí dụ Giberelin được cây tạo ra bằng phản ứng của đọt non khi gặp ánh sáng bình minh…

Lão mỗ không phải nhà chuyên môn nên chỉ hiểu có bấy nhiêu thôi..
 

toainguyen82

Thành viên
Các bạn làm ơn cho tôi hỏi câu này:
Lâu lâu các bạn dùng Atonik để kích Mai.Hóa chất của Atonik là Nitro thơm,khác biệt với Gibberelin như thế nào?
Trân trọng cám ơn.
Gửi bác vitopda và mọi người:

ATONIK
Atonik gồm ba hoạt chất:
Sodium-5-Nitrogualacolate 0.03%
Sodium-O-Nitrophenolate 0.06%
Sodium-P-Nitrophenolate 0.09%
1/ Sodium o-nitrophenol
Tên hóa học: Sodium ortho-nitrophenol
Tên gọi khác: Sodium 2-dinitrophenate
Công thức phân tử: C6H4NO3Na
Tính chất vật lý và hóa học: là những tinh thể màu đỏ, hương thơm, nóng chày ở nhiệt độ 44.9 độ c, là một acid tự do, hòa tan trong nước, dễ tan trong các dung môi, ổn định trong lưu trữ bình thường.
Công dụng: kích thích, đẩy nhanh việc hấp thu dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tạo rễ, hình thành rễ mới, tăng khả năng sinh trưởng, sinh sản.

2/ Sodium-5-Nitrogualacolate
Tên hóa học: 2-Methoxy-5-nitrophenol sodium salt
Công thức phân tử: C7H6NO4Na
Tính chất vật lý và hóa học: là tinh thể màu đỏ, có thể hòa tan trong nướcde63 dàng, nhiệt độ nóng chảy: 105 -106 độ C, có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ như ethanol, methanol và acetone, ổn định trong lưu trữ bình thường.
Công dụng:
Tăng cường tốc độ quang hợp của phiến lá, kéo dài tuổi thọ tế bào.
Thúc đẩy quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến quả nhanh chóng.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống rễ, và tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho, kali, kẽm, sắt, đồng .
Kìm hảm hoạt động của enzyme từ axit nitric, thúc đẩy việc sử dụng nitơ nitric, thúc đẩy quá trình tổng hợp axit amin và protein.
Nâng cao tỷ lệ nảy mầm và tốc độ kéo dài của ống phấn và tăng tỷ lệ hình thành trái cây.

3/Sodium P-nitrophenolate
Tên hóa học: Sodium P-nitrophenolate
Công thức hóa học: C6H6NO3Na
Tính chất vật lý và hóa học: Nó là tinh thể tấm vàng và nhiệt độ nóng chảy của nó là 113-114 ° C. Ổn định ở nhiệt độ bình thường, tan trong nước. Có mùi đặc biệt.
Công dụng: thúc đầy cây trồng sinh trưởng, phục hồi tế bào thực vật hư tổn,, thúc đẩy dòng chảy các chất nguyên, kích thích nhanh chóng cây ra rễ, kích thích sinh sản và tăng tỷ lệ trái trên cây
(nguồn : tổng hợp)

Còn GA:
Hiện nay đã biết hơn 100 hoocmon thực vật tồn tại tự nhiên gọi là Gibberellin, chúng là Axit ký hiệu là GA (GA1, GA2, GA3,……….) GA3 có hoạt tính sinh lý mạnh nhất và là dạng được sản xuất và sử dụng hiện nay trong nông nghiệp. GA3 được sản xuất bằng con đường lên men và chiếc xuất sản phẩm từ dịch nuôi cấy nấm….
Giberellilin được tổng hợp chủ yếu trong lá non, một số cơ quan non đang sinh trưởng như phôi hạt đang này mầm, quả non, rễ non…. Sự vận chuyển của nó trong cây theo hệ thống mạch dẫn và không phân cực như Auxin
GA là kích thích mạnh mẽ lên sự sinh trưởng và chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hòa thảo. (sự dãn theo chiều dọc của tế bào), GA kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, phá vỡ trạng thái ngu nghĩ của hạt, thúc đẩy sự hình thành các enzim, biến đổi tinh bột thành đường, ngoài ra, GA còn kích thích sự ra hoa, ngoài ra còn một ứng dụng quan trọng nữa là sử dụng GA để kích thích lên sự hình thành quả và tạo quả không hạt. (nguồn: sinh học thực vật – Hoàng Đức Cự - NXBQG Hà Nội)
cho đến thời điểm 2006, chưa có tài liệu chứng minh GA3 gây độc cho con người.

Một số lưu ý khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nói chung:

Nồng độ: nồng độ thấp thường gây hiệu quả kích thích, nồng độ cao thường gây ức chế, có thể gây biến dị, tạo đột biến và nếu rất cao có thể gây chết.
nguyên tắc không thay thế: các chất điều hòa sinh trưởng chỉ có thể gây hoạt hóa quá trình trao đổi chất và sinh trưởng mà không có ý nghĩa về dinh dưỡng. vì vậy, khi sử dụng chúng, cần thỏa mản về dinh dưỡng và nước thì mới hiệu quả.

hết

Nguyễn Toại Nguyện
==================================
Atonic hoạt chất chủ yếu là nitrophenolate , theo tôi hiểu là 1 loại muối kim loại.được điều chế trong phòng thí ngiệm…
Chất này có công dụng kích thích sinh trưởng, Có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt giống, kích thích ra rễ, tăng cường sinh trưởng, tăng đậu quả và tăng thể tích quả. Ngoài ra, Nitrophenol còn giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng.
Nếu sử dụng một cách bừa bãi (lạm dụng) sẽ ảnh hưởng đến cây trồng và cả sức khỏe con người.
Túm lại nó là 1 kích thích tố..có 2 loại kích thích tố :
1 - Kích thích tố ngoại sinh =các hóa chất có khả năng kích thích được Điều chế ra rồi phun tưới vào cây cối ( Atonic….v,,v) là 1 trong nhiều loại
2- Kích thích tố nội sinh = do bản thân cây cối tạo ra, thí dụ Giberelin được cây tạo ra bằng phản ứng của đọt non khi gặp ánh sáng bình minh…

Lão mỗ không phải nhà chuyên môn nên chỉ hiểu có bấy nhiêu thôi..
Chào Bác Bình Minh.

lâu lắm mới thấy bài viết của bác. sau khi vitopda gửi bài, tôi nghĩ bác sẽ là người trả lời. thật vậy.

cám ơn bác nhe.

mong nhiều bài của bác hơn nữa.

Nguyễn Toại Nguyện
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Atonic là chất ở bên ngoài do có khả năng kích thích ( giống như ma túy kích thích con người )..nên người ta dùng cho cây cối giống như 2,4D ( thuốc diệt cỏ)liều nhẹ…cũng kích thích rất mạnh
Tôi hay dùng Atonic để kích thích bông giấy ra hoa nhiều và trúng tết

*Với các cây quang kì dài…kể cây quang kì ngắn..trong thời gian kết nụ mà phun GiB….sẽ kích thích cây ra nhiều nụ hơn
*= Kết luận trên của Nhà nông học Hoàng Đức Phương ( nguyên viện trưởng Đại Học Nông lâm Huế)

Tuy nhiên khuyên các bạn không nên kích thích mai kết nụ bằng Gib..
Mà hãy để cây tự kết nụ theo đúng sức khỏe thật của nó thì có lợi hơn
 

vitopda

Thành viên
Gửi bác vitopda và mọi người:

ATONIK
Atonik gồm ba hoạt chất:
Sodium-5-Nitrogualacolate 0.03%
Sodium-O-Nitrophenolate 0.06%
Sodium-P-Nitrophenolate 0.09%
1/ Sodium o-nitrophenol
Tên hóa học: Sodium ortho-nitrophenol
Tên gọi khác: Sodium 2-dinitrophenate
Công thức phân tử: C6H4NO3Na
Tính chất vật lý và hóa học: là những tinh thể màu đỏ, hương thơm, nóng chày ở nhiệt độ 44.9 độ c, là một acid tự do, hòa tan trong nước, dễ tan trong các dung môi, ổn định trong lưu trữ bình thường.
Công dụng: kích thích, đẩy nhanh việc hấp thu dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tạo rễ, hình thành rễ mới, tăng khả năng sinh trưởng, sinh sản.

2/ Sodium-5-Nitrogualacolate
Tên hóa học: 2-Methoxy-5-nitrophenol sodium salt
Công thức phân tử: C7H6NO4Na
Tính chất vật lý và hóa học: là tinh thể màu đỏ, có thể hòa tan trong nướcde63 dàng, nhiệt độ nóng chảy: 105 -106 độ C, có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ như ethanol, methanol và acetone, ổn định trong lưu trữ bình thường.
Công dụng:
Tăng cường tốc độ quang hợp của phiến lá, kéo dài tuổi thọ tế bào.
Thúc đẩy quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến quả nhanh chóng.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống rễ, và tăng cường sự hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho, kali, kẽm, sắt, đồng .
Kìm hảm hoạt động của enzyme từ axit nitric, thúc đẩy việc sử dụng nitơ nitric, thúc đẩy quá trình tổng hợp axit amin và protein.
Nâng cao tỷ lệ nảy mầm và tốc độ kéo dài của ống phấn và tăng tỷ lệ hình thành trái cây.

3/Sodium P-nitrophenolate
Tên hóa học: Sodium P-nitrophenolate
Công thức hóa học: C6H6NO3Na
Tính chất vật lý và hóa học: Nó là tinh thể tấm vàng và nhiệt độ nóng chảy của nó là 113-114 ° C. Ổn định ở nhiệt độ bình thường, tan trong nước. Có mùi đặc biệt.
Công dụng: thúc đầy cây trồng sinh trưởng, phục hồi tế bào thực vật hư tổn,, thúc đẩy dòng chảy các chất nguyên, kích thích nhanh chóng cây ra rễ, kích thích sinh sản và tăng tỷ lệ trái trên cây
(nguồn : tổng hợp)

Còn GA:
Hiện nay đã biết hơn 100 hoocmon thực vật tồn tại tự nhiên gọi là Gibberellin, chúng là Axit ký hiệu là GA (GA1, GA2, GA3,……….) GA3 có hoạt tính sinh lý mạnh nhất và là dạng được sản xuất và sử dụng hiện nay trong nông nghiệp. GA3 được sản xuất bằng con đường lên men và chiếc xuất sản phẩm từ dịch nuôi cấy nấm….
Giberellilin được tổng hợp chủ yếu trong lá non, một số cơ quan non đang sinh trưởng như phôi hạt đang này mầm, quả non, rễ non…. Sự vận chuyển của nó trong cây theo hệ thống mạch dẫn và không phân cực như Auxin
GA là kích thích mạnh mẽ lên sự sinh trưởng và chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hòa thảo. (sự dãn theo chiều dọc của tế bào), GA kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, phá vỡ trạng thái ngu nghĩ của hạt, thúc đẩy sự hình thành các enzim, biến đổi tinh bột thành đường, ngoài ra, GA còn kích thích sự ra hoa, ngoài ra còn một ứng dụng quan trọng nữa là sử dụng GA để kích thích lên sự hình thành quả và tạo quả không hạt. (nguồn: sinh học thực vật – Hoàng Đức Cự - NXBQG Hà Nội)
cho đến thời điểm 2006, chưa có tài liệu chứng minh GA3 gây độc cho con người.

Một số lưu ý khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nói chung:

Nồng độ: nồng độ thấp thường gây hiệu quả kích thích, nồng độ cao thường gây ức chế, có thể gây biến dị, tạo đột biến và nếu rất cao có thể gây chết.
nguyên tắc không thay thế: các chất điều hòa sinh trưởng chỉ có thể gây hoạt hóa quá trình trao đổi chất và sinh trưởng mà không có ý nghĩa về dinh dưỡng. vì vậy, khi sử dụng chúng, cần thỏa mản về dinh dưỡng và nước thì mới hiệu quả.

hết

Nguyễn Toại Nguyện
==================================
Cám ơn bạn Toại Nguyện rất nhiều, đã cho tôi tài liệu về Atonik.

Tôi đọc tài liệu chỉ biết :
Atonik gồm ba hoạt chất:
Sodium-S-Nitrogualacolate 0.03%
Sodium-O-Nitrophenolate 0.06%
Sodium-P-Nitrophenolate 0.09%

Vì Atonik có mùi thơm mà Nitrobenzen cũng có mùi thơm hạnh nhân,công thức C6H5NO2.Tôi cho rằng Atonik có chứa nitrobenzen mà chất này độc ngấm qua da,trong khi đó Atonic lại không độc theo lời nhà sản xuất ( hay độc ít) .Thật sai lầm lớn quá.
 

vitopda

Thành viên
Atonic là chất ở bên ngoài do có khả năng kích thích ( giống như ma túy kích thích con người )..nên người ta dùng cho cây cối giống như 2,4D ( thuốc diệt cỏ)liều nhẹ…cũng kích thích rất mạnh
Tôi hay dùng Atonic để kích thích bông giấy ra hoa nhiều và trúng tết



*= Kết luận trên của Nhà nông học Hoàng Đức Phương ( nguyên viện trưởng Đại Học Nông lâm Huế)

Tuy nhiên khuyên các bạn không nên kích thích mai kết nụ bằng Gib..
Mà hãy để cây tự kết nụ theo đúng sức khỏe thật của nó thì có lợi hơn
Cám ơn anh đã cho lời khuyên,nhưng không lẽ chúng ta quay ngược về thời vua Bảo Đại chỉ thuần túy bón phân,khi các nhà khoa học đã tổng hơp các chất điều hòa sinh trưởng phục vụ cho nông nghiệp nói chung, cho cây cảnh nói riêng.?Vấn đề đặt ra là sử dụng như thế nào để cây sau khi ra hoa không kiệt sức phải không anh?

Trên mạng nhan nhãn các lời khuyên nên bón phân 6-30-30 + TE + NAA +NOA+GA để kích nụ (xin dấu tên loại phân này vì sự tế nhị). Xin anh cho ý kiến vấn đề này,trân trọng cám ơn anh.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Hiện nay là tiết sương giáng, buổi sáng trời hơi lạnh và có ngày có sương sớm, trời có biểu hiện giảm mưa , chừng hơn mười ngày nữa sẽ là tiết lập đông. Chúng ta chuẩn bị vào công việc chăm sóc mai vàng đón Tết ! Cây mai của các bạn qua mùa mưa nó như thế nào rồi ? Nó có chuẩn bị ăn Tết được không ?
 

hocchoimai

Thành viên
Cảm ơn Chú đã hỏi thăm, Mai của cháu năm nay thừa nụ nên theo thân cái có nhiều nụ lú ra. Lá xanh ổn định. Năm nay trúng bông.
 

hoiamngayxua

Thành viên mới
Chào các anh/ em và các chú!
Mai nhà em năm nay theo như em quan sát (ngày 27/9) thì rất ít mầm nụ, mỗi nhánh chỉ khoảng 3,4 nụ, có nhánh chỉ có nụ vỏ trấu dài, màu xanh, nói chung ít nụ lắm, cháu vừa thay đất ( mua ở nhà vườn bán) tầm 3 tuần, em cũng ít tưới nước. Vì em không có nhiều kinh nghiệm gì hết. Và ít theo dõi. Tháng mưa mai nhà em tốt lắm, giờ ít tốt lại, thưa lá hơn, có ra lá non lai rai, và có ra 1,2 cái bông rồi, trong khi nụ trấu quá ít....em phải làm sao? e có che lưới trồng lan, vì chỗ em nắng nhiều lắm. Mong mọi người giúp em. Em cảm ơn. Hoàng!
 

hocchoimai

Thành viên
Chào các anh/ em và các chú!
Mai nhà em năm nay theo như em quan sát (ngày 27/9) thì rất ít mầm nụ, mỗi nhánh chỉ khoảng 3,4 nụ, có nhánh chỉ có nụ vỏ trấu dài, màu xanh, nói chung ít nụ lắm, cháu vừa thay đất ( mua ở nhà vườn bán) tầm 3 tuần, em cũng ít tưới nước. Vì em không có nhiều kinh nghiệm gì hết. Và ít theo dõi. Tháng mưa mai nhà em tốt lắm, giờ ít tốt lại, thưa lá hơn, có ra lá non lai rai, và có ra 1,2 cái bông rồi, trong khi nụ trấu quá ít....em phải làm sao? e có che lưới trồng lan, vì chỗ em nắng nhiều lắm. Mong mọi người giúp em. Em cảm ơn. Hoàng!
Giờ thì có bao nhiêu nụ chơi bấy nhiêu, em nên đọc kỷ các phần chử đỏ khi vào chuyên mục Mai để tích lũy thêm kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc 1 cây Mai. Thay đất có thời gian hợp lý để cây phát triển và sinh sản nữa chứ.
 

hoiamngayxua

Thành viên mới
Em cam on anh hocchoimai. Nhưng a có thể hướng dẫn cách nào để cứu mai để có nụ thêm không? E tưới nứoc sáng sớm hay bón thếm phân gì ạ.
 

hocchoimai

Thành viên
Em cam on anh hocchoimai. Nhưng a có thể hướng dẫn cách nào để cứu mai để có nụ thêm không? E tưới nứoc sáng sớm hay bón thếm phân gì ạ.
Muốn cho cây Mai nhiều nụ chúng ta cần phải tái tạo tược mới ngay từ đầu năm hoặc đầu mùa mưa, nuôi cho các tược mới sung sức thì mới hình thành chỉ số nụ theo hình xương cá trên mỗi tược, nuôi khéo thì một số đầu tược sẽ được 3 búp ( tược khoảng 8 lá thì 2 bên sẽ có 6-7-8 nụ cộng với đầu tược 3 nụ thành ra bình quân mỗi 1 tược dài 15-20cm sẽ có từ 50 đến 70 hoa nở). Còn bây giờ có thêm thì nụ vẫn còn non nở không kịp Tết vì từ khi bắt đầu tượng nụ cho đến nở hoa cần thời gian khoảng 4 tháng rưởi đến 5 tháng tùy chế độ chăm sóc và phân bón nữa em ạ. Thôi Trời cho nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, rảnh nên ngâm kíu kỹ các bài học chăm sóc Mai luyện nội công cho năm tới em ạ. Chơi Mai nôn nóng sẽ hư cây Mai đó. Thân ái.%%-
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Năm nào cũng thế khoảng tháng 10 âm thì một số cây ăn Tết sớm, không cần rụng lá nó vẫn trỗ. bác Kim Long có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc để mai không trỗ, xin bác chia sẻ kinh nghiệm với anh em.Cám ơn nhiều.
 

hocchoimai

Thành viên
Năm nào cũng thế khoảng tháng 10 âm thì một số cây ăn Tết sớm, không cần rụng lá nó vẫn trỗ. bác Kim Long có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc để mai không trỗ, xin bác chia sẻ kinh nghiệm với anh em.Cám ơn nhiều.
Kính Chú Minh Cao và các Bạn có sở thích cùng chơi Mai ạ, vấn đề vì sao tháng 10 âl chúng ta thường gặp hiện tượng Mai nở sớm chủ yếu là do chúng ta muốn mau chóng cho bộ tán lá trên các cành Mai mau ra và cây nhanh chóng phủ tàn lá sớm nên hay bón thúc bằng phân hóa học+ phân bón lá+ các loại kích thích sinh trưởng khiến cây Mai bị rối loạn sinh trưởng tùm lum nên buộc phải đẻ sớm. Việc bón phân rất quan trọng ( từ lâu rồi cháu chỉ dùng 1 ít phân đơn như S.A, Super Lân, Ka li đỏ còn đa phần lỉà tưới bằng phân lỏng tồng hợp do cháu làm như Đạm Hữu Cơ Động Vật+ Đạm Hữu Cơ Thực Vật. Chất trồng cũng phải tự ủ bằng Phân Bò+ Xơ dừa+1 ít tro trấu+ trấu độn chuồng gà+ 1 ít đất phù sa sông. Chất điều hòa sinh trưởng điển hình như ATONICK chỉ sừ dụng có 3 lần trong cả năm, 1 lần trước khi cắt đọt tái tạo chồi cành vào lúc rằm tháng 3 âm lịch+ 2 lần vào lúc quyết định làm cho bật mầm hoa theo nách lá. Việc tới lui phân bón vô cơ là tùy theo độ phát triển của chồi khi mới ra cho đến lá lụa mà bón. Thí dụ như cây đó có độ phóng đọt mạnh làm cho khoảng cách giữa 2 lá đầu tiên hơi dài là phải dùng KaLi tưới gốc với liều 10-20g hoà trong 10 lít nước tưới cho 5 cây có gốc bằng cổ tay mục đích là làm cho cơi đọt đầu tiên không quá dài chỉ khoảng 3-4 lá là không được phóng tiếp, tưới vừa đủ cho cây sống chờ mưa. Việc tưới Phân KALI này sẽ giúp cho cây chịu nắng tốt và chân tược mới ra rất chắc không bị gió lùa ngã lộn xộn. Mùa mưa xuống vài cây tức từ rằm tháng 4 đến đầu tháng 5 âm lịch chuần bị bấm bớt các dầu tược mới chừa 2- 3 lá, lúc này tán cây nhìn thấy loe hoe thấy chán lắm nhưng...đừng nóng....tưới phân vào với tỉ lệ 1 Đạm hữu cơ Động Vật+1 Đạm Hữu cơ Thực Vật +2 Lân + 1/4 KALI. Chờ tược mới phún ra là xịt thuốc sâu+bọ trĩ ngay, tuần sau xịt ngừa nấm. Bấm đọt nhân chồi khi cành ra khoảng 5-6 lá, bón bánh dầu vào cuối tháng 5 âl và cuối tháng 8 âl. Lần bón cuối tháng 8 âl giúp cây chịu được thời tiết chuyển gió từ Nam qua Chướng và Bấc. 1 vài lá chân đoạn cành dầu tiên chúng ta cắt nhân tược sẽ vàng và tự rụng đỡ được việc kiểm soát rệp SÁP tấn công. 5 việc cần kiểm soát chặt là Nấm Hồng+ Bọ Trĩ+ Rệp Sáp+ Nhện Đỏ và Nấm bệnh vì nó sẽ làm rụng lá hoa nở sớm. Sâu ăn lá thì có mùa, ngừa sâu đụt hư đầu đọt luôn, tạm vậy trong việc chăm sóc giai đoạn đầu mưa là sẽ kiểm soát được việc hình thành nụ quá sớm. Từ từ rồi tiếp, các Bạn bổ sung thêm những gì thấy hợp lý với nhen.
 

vitopda

Thành viên
Kính Chú Minh Cao và các Bạn có sở thích cùng chơi Mai ạ, vấn đề vì sao tháng 10 âl chúng ta thường gặp hiện tượng Mai nở sớm chủ yếu là do chúng ta muốn mau chóng cho bộ tán lá trên các cành Mai mau ra và cây nhanh chóng phủ tàn lá sớm nên hay bón thúc bằng phân hóa học+ phân bón lá+ các loại kích thích sinh trưởng khiến cây Mai bị rối loạn sinh trưởng tùm lum nên buộc phải đẻ sớm. Việc bón phân rất quan trọng ( từ lâu rồi cháu chỉ dùng 1 ít phân đơn như S.A, Super Lân, Ka li đỏ còn đa phần lỉà tưới bằng phân lỏng tồng hợp do cháu làm như Đạm Hữu Cơ Động Vật+ Đạm Hữu Cơ Thực Vật. Chất trồng cũng phải tự ủ bằng Phân Bò+ Xơ dừa+1 ít tro trấu+ trấu độn chuồng gà+ 1 ít đất phù sa sông. Chất điều hòa sinh trưởng điển hình như ATONICK chỉ sừ dụng có 3 lần trong cả năm, 1 lần trước khi cắt đọt tái tạo chồi cành vào lúc rằm tháng 3 âm lịch+ 2 lần vào lúc quyết định làm cho bật mầm hoa theo nách lá. Việc tới lui phân bón vô cơ là tùy theo độ phát triển của chồi khi mới ra cho đến lá lụa mà bón. Thí dụ như cây đó có độ phóng đọt mạnh làm cho khoảng cách giữa 2 lá đầu tiên hơi dài là phải dùng KaLi tưới gốc với liều 10-20g hoà trong 10 lít nước tưới cho 5 cây có gốc bằng cổ tay mục đích là làm cho cơi đọt đầu tiên không quá dài chỉ khoảng 3-4 lá là không được phóng tiếp, tưới vừa đủ cho cây sống chờ mưa. Việc tưới Phân KALI này sẽ giúp cho cây chịu nắng tốt và chân tược mới ra rất chắc không bị gió lùa ngã lộn xộn. Mùa mưa xuống vài cây tức từ rằm tháng 4 đến đầu tháng 5 âm lịch chuần bị bấm bớt các dầu tược mới chừa 2- 3 lá, lúc này tán cây nhìn thấy loe hoe thấy chán lắm nhưng...đừng nóng....tưới phân vào với tỉ lệ 1 Đạm hữu cơ Động Vật+1 Đạm Hữu cơ Thực Vật +2 Lân + 1/4 KALI. Chờ tược mới phún ra là xịt thuốc sâu+bọ trĩ ngay, tuần sau xịt ngừa nấm. Bấm đọt nhân chồi khi cành ra khoảng 5-6 lá, bón bánh dầu vào cuối tháng 5 âl và cuối tháng 8 âl. Lần bón cuối tháng 8 âl giúp cây chịu được thời tiết chuyển gió từ Nam qua Chướng và Bấc. 1 vài lá chân đoạn cành dầu tiên chúng ta cắt nhân tược sẽ vàng và tự rụng đỡ được việc kiểm soát rệp SÁP tấn công. 5 việc cần kiểm soát chặt là Nấm Hồng+ Bọ Trĩ+ Rệp Sáp+ Nhện Đỏ và Nấm bệnh vì nó sẽ làm rụng lá hoa nở sớm. Sâu ăn lá thì có mùa, ngừa sâu đụt hư đầu đọt luôn, tạm vậy trong việc chăm sóc giai đoạn đầu mưa là sẽ kiểm soát được việc hình thành nụ quá sớm. Từ từ rồi tiếp, các Bạn bổ sung thêm những gì thấy hợp lý với nhen.
Theo cách chăm sóc của hochoimai thì tháng 4 đến tháng 5 al, cây của bạn tán loe hoe nhìn thấy chán thì làm gì kịp có nụ mà nở sớm.
Tôi thắc mắc nếu chăm sóc như thế thì từ sau tết đến tháng 4-5 al, có cây nào bị suy mà bỏ chi hoặc chết không vậy?
 

hocchoimai

Thành viên
Theo cách chăm sóc của hochoimai thì tháng 4 đến tháng 5 al, cây của bạn tán loe hoe nhìn thấy chán thì làm gì kịp có nụ mà nở sớm.
Tôi thắc mắc nếu chăm sóc như thế thì từ sau tết đến tháng 4-5 al, có cây nào bị suy mà bỏ chi hoặc chết không vậy?
Anh Vi ạ, thực tế mà nói nhìn Cây Mai lúc mới cắt đọt lại chỉ chừa vài lá sẽ thấy loe hoe nhưng thực tế nội lực cây rất sung mãn. có nghĩa là từ rằm tháng giêng đã bắt đầu nuôi cây, cho ăn uống đầy đủ ( những cây không thay chậu, chỉ cắt bới rễ 1/3 chậu và bồi chất trồng mới+ 1 tỉ lệ phân bón rất nhẹ, kết hợp với tỉa cành , tỉa sạch trái. tược mới sẽ ra theo các đầu cùi hoa chừa lại. Nuôi dưỡng các tược mới cho sung rồi tới tháng 4 âl sẽ tiến hành bấm tàn định dạng tán cây+ tỉa bớt tược quá khít lá. Khi đó thì các tược đã cắt và chọn lọc lại có chân tược tương đương dầu đủa ă cán cơm, trước khi cắt 10 ngày đã tưới phân. Đó là giai đoạn tạo chồi mới hoàn toàn ở đầu mùa mưa. chỉ cần 45 ngày là chồi mới dài từ 15 cm đến 25cm, mỗi dầu nhánh cắt có 2-3 tược như vậy. Tháng 7 âm lịch cây Mai đã đủ sức để hình thành mầm hoa từ các nách lá . Thời điểm này bón lân mạnh bồi thêm phân chuồng thì 1 tháng sau ( tháng 8 âm các nách lá đã thấy kim mầm hoa rất đều, tỉa các cành lòn cho cây thoáng.thì mỗi tược từ 6-8 lá sẽ đều nụ hình xương cá. Thời điểm này bón Lân+1/3 Ka li để các nách lá không vọt thành đọt. Nếu các anh em nào ở miền Tây có trồng nhản, biết cách xuống đọt nhản sẽ hiểu cách xuống đọt Mai này, lúc mới cắt thấy phát chán nhưng 1 tháng sau là cây đã trổ mã đẹp cực kỳ. Đó là cách làm lui thời gian già lá, già hoa, tái tạo chồi mới. Nếu không có gan làm như vậy hoa hình thành sớm sẽ nở sớm khi lá còn xanh đen vì đã đến thời kỳ nở. Năm nay hoa Mai nở sớm nhất ở đầu cành mới là 15/ 7 âm lịch. Điều này cho mình biết năm nay hoa Mai sẽ nở sớm hơn năm ngoái nhuần. Thời tiết khiến như vậy. Mọi việc từ giờ trở đi người chơi Mai nghiệp dư sẽ rất ư là hồi hộp. Chúng ta cùng chờ xem. Chính vì thế người xưa mới xếp Mai vào vị trí đứng đầu. Chúng ta là những người đi tìm để giải mã những sự thú vị ấy và mỗi người sẽ có 1 cách giải quyết khác nhau. Câu trả lời là ngày 23 tháng chạp âm lịch.Kính Anh.
 

vitopda

Thành viên
Anh Vi ạ, thực tế mà nói nhìn Cây Mai lúc mới cắt đọt lại chỉ chừa vài lá sẽ thấy loe hoe nhưng thực tế nội lực cây rất sung mãn. có nghĩa là từ rằm tháng giêng đã bắt đầu nuôi cây, cho ăn uống đầy đủ ( những cây không thay chậu, chỉ cắt bới rễ 1/3 chậu và bồi chất trồng mới+ 1 tỉ lệ phân bón rất nhẹ, kết hợp với tỉa cành , tỉa sạch trái. tược mới sẽ ra theo các đầu cùi hoa chừa lại. Nuôi dưỡng các tược mới cho sung rồi tới tháng 4 âl sẽ tiến hành bấm tàn định dạng tán cây+ tỉa bớt tược quá khít lá. Khi đó thì các tược đã cắt và chọn lọc lại có chân tược tương đương dầu đủa ă cán cơm, trước khi cắt 10 ngày đã tưới phân. Đó là giai đoạn tạo chồi mới hoàn toàn ở đầu mùa mưa. chỉ cần 45 ngày là chồi mới dài từ 15 cm đến 25cm, mỗi dầu nhánh cắt có 2-3 tược như vậy. Tháng 7 âm lịch cây Mai đã đủ sức để hình thành mầm hoa từ các nách lá . Thời điểm này bón lân mạnh bồi thêm phân chuồng thì 1 tháng sau ( tháng 8 âm các nách lá đã thấy kim mầm hoa rất đều, tỉa các cành lòn cho cây thoáng.thì mỗi tược từ 6-8 lá sẽ đều nụ hình xương cá. Thời điểm này bón Lân+1/3 Ka li để các nách lá không vọt thành đọt. Nếu các anh em nào ở miền Tây có trồng nhản, biết cách xuống đọt nhản sẽ hiểu cách xuống đọt Mai này, lúc mới cắt thấy phát chán nhưng 1 tháng sau là cây đã trổ mã đẹp cực kỳ. Đó là cách làm lui thời gian già lá, già hoa, tái tạo chồi mới. Nếu không có gan làm như vậy hoa hình thành sớm sẽ nở sớm khi lá còn xanh đen vì đã đến thời kỳ nở. Năm nay hoa Mai nở sớm nhất ở đầu cành mới là 15/ 7 âm lịch. Điều này cho mình biết năm nay hoa Mai sẽ nở sớm hơn năm ngoái nhuần. Thời tiết khiến như vậy. Mọi việc từ giờ trở đi người chơi Mai nghiệp dư sẽ rất ư là hồi hộp. Chúng ta cùng chờ xem. Chính vì thế người xưa mới xếp Mai vào vị trí đứng đầu. Chúng ta là những người đi tìm để giải mã những sự thú vị ấy và mỗi người sẽ có 1 cách giải quyết khác nhau. Câu trả lời là ngày 23 tháng chạp âm lịch.Kính Anh.
Chào bạn hocchoimai.
Bạn đã tỉa bỏ tược mọc từ tết đến tháng 4 al để có chồi mới, lá đủ trẻ để không làm nở hoa sớm là phương pháp hay. Tôi có thắc mắc thế này:

1-Tược mọc từ tết đến tháng 4 tạm gọi là tược lớp A.
Không phải nụ của tược lớp A nào cũng hoàn toàn nở sớm trước tết. Lá của lớp A sẽ già và tiết ra chất kích thích nội sinh Abcisis, chất này kềm giữ không cho nụ nở sớm cho đến khi lặt bỏ lá mai hay lá tự rụng, và ta có thể dùng thuốc kích thích tạm làm trẻ lá mai.
2-Tược mọc từ tháng 4 trở đi tạm gọi là tược lớp B.
Không phải nụ nào của tược lớp B cũng hoàn toàn không nở sớm trước tết.

Nếu theo cách của bạn tỉa bỏ hết tược lớp A có phung phí không? bài viết của tôi không có ý tranh luận đúng,sai. Nếu có gì làm bạn phiền xin lượng thứ.
 

GaTrongCon

Thành viên
Nếu theo cách của bạn tỉa bỏ hết tược lớp A có phung phí không?.
Theo cháu hiểu thì anh ấy chỉ tỉa bớt tược A chứ ko tỉa bỏ hết.
==================================
hocchoimai;1461005 kết hợp với tỉa cành said:
tược mới sẽ ra theo các đầu cùi hoa chừa lại[/COLOR]. Nuôi dưỡng các tược mới cho sung rồi tới tháng 4 âl sẽ tiến hành bấm tàn định dạng tán cây+ tỉa bớt tược quá khít lá. Khi đó thì các tược đã cắt và chọn lọc lại có chân tược tương đương dầu đủa ă cán cơm,
Anh hocchoimai chỉ tỉa bớt...chừa lại các đầu cùi hoa.....và chọn lọc lại.
 

hocchoimai

Thành viên
Chào bạn hocchoimai.
Bạn đã tỉa bỏ tược mọc từ tết đến tháng 4 al để có chồi mới, lá đủ trẻ để không làm nở hoa sớm là phương pháp hay. Tôi có thắc mắc thế này:

1-Tược mọc từ tết đến tháng 4 tạm gọi là tược lớp A.
Không phải nụ của tược lớp A nào cũng hoàn toàn nở sớm trước tết. Lá của lớp A sẽ già và tiết ra chất kích thích nội sinh Abcisis, chất này kềm giữ không cho nụ nở sớm cho đến khi lặt bỏ lá mai hay lá tự rụng, và ta có thể dùng thuốc kích thích tạm làm trẻ lá mai.
2-Tược mọc từ tháng 4 trở đi tạm gọi là tược lớp B.
Không phải nụ nào của tược lớp B cũng hoàn toàn không nở sớm trước tết.

Nếu theo cách của bạn tỉa bỏ hết tược lớp A có phung phí không? bài viết của tôi không có ý tranh luận đúng,sai. Nếu có gì làm bạn phiền xin lượng thứ.
Về vấn đề tỉa bớt tược lớp A thì chúng ta tỉa bỏ những tược ốm yếu, chừa lại những tược mập và đều theo vòng tròn tán cây ( chỉnh hình lần thứ nhất). Nuôi số tược A cho sung đến đầu mùa mưa mới cắt toàn bộ tược A cho ngắn bớt, chừa lại mỗi tược A từ 2-3 lá ( lần cắt thứ 2 này là chỉnh hình tướng tàn Mai lần cuối cùng), số lá còn lại trên tược A đủ để quang hợp và hấp thụ các thứ từ nhân tạo đến thiên tạo. Khi bật các chồi mới là chúng ta có lớp B hoàn chỉnh, chỉ đơn giản vậy thôi. Có một thao tác mà chúng ta hay hiểu lầm là có một số anh em dùng biện pháp vặt sạch lá tháng 5 âm lịch, điều này là do người xưa để lại. Đối với những cây khỏe thì không sao nhưng cây yếu sẽ ra lá rất nhặt các cuống lá khít rịt với nhau+ tược ra yếu khiến các nách lá không có mầm hoa. Chúng ta chỉ nên cắt tược chứ không vặt trụi lá. Anh em mình cùng nhau trao đổi để cùng tiến bộ trong việc hổ trợ các Bạn mới có thêm kinh nghiệm, các Bạn kinh doanh Mai có một mùa thu hoạch kha khá. Nụ cười thú vị sẽ nở trên môi mỗi người khi mùa Xuân về. Cảm nhận được sự thú vị ấy thật là vui phải không Anh.
Phần của Bạn Gà Trống Con cảm nhận như vậy là đúng, Chúc Mừng Bạn nhé.
 

tribao9999

Thành viên
Chào mọi người , gần 6 tháng mới vào lại .Gửi lời chúc sức khỏe toàn thể diễnđàn .
 
Top