Mauro Stemberger - Nghệ nhân Ý

GioNui

Moderator
Cám ơn ACE đã ghé xem!

...hình như người nc ngoài họ định hướng tốt hơn mình hay họ sẵn phôi để luyện cơ nhỉ? Anh em có lời giải đáp nào cho câu hỏi này ko
Có thể một phần của câu trả lời là đây chăng:









Có người đến xem vườn phôi khai thác ngoài thiên nhiên còn ở dạng thô chưa chế biến đã phải thốt lên: không thể tin được









Tuy nhiên các phôi săn được mới chỉ có cái gốc căn bản, cây đẹp hay xấu còn tùy thuộc vào trình độ nuôi tạo tán lá và kỹ thuật làm Jin – Shari của mỗi người. Cũng nên nhớ rằng các cây họ thông tùng nuôi ngọn mất rất nhiều thời gian và ở xứ ôn đới hàng năm cây còn mất mấy tháng ngủ đông.

Xem quá trình làm một cây thông của Mauro ở phần tiếp theo để biết thêm.
 

GioNui

Moderator
Quá trình làm một cây thông

Cây mua năm 2006, đây là hình ảnh tại thời điểm mua:

Mùa xuân năm tiếp theo là thời điểm thích hợp để xử lý cây, cắt tỉa và thu gọn các nhánh dài. Nghiêng cứu thay đổi độ nghiêng của gốc:


Đôi khi sử dụng công nghệ máy tính cũng thật là hữu ích trong việc tạo ra các bản phác thảo nhỏ để đánh giá lựa chọn phương án mà phôi có thể cung cấp. Trong trường hợp này, tán lá được phân tích để lựa chọn phát triển theo một trong hai hướng sau:


Ở bước đầu tiên, điều gì là cốt yếu, đó là cần phải làm cho các cành dài trở nên gần với thân hơn, nhờ đó trong tương lai khi làm việc với các chi nhánh cấp 2, cấp 3 bạn có thể dễ dàng xây dựng tán lá trên cây bonsai của mình. Trước khi uốn, sử dụng các sợi cọ (xem chú thích ở cuối bài viết) đã ngâm nước quấn chặt vào thân, vì trong giai đoạn uốn, thân cành phải chịu sự căng thẳng đáng kể, các sợi cọ ướt giúp bảo vệ vỏ cây, làm tránh mất nước do các vết nứt hoặc tét gây ra bởi quá trình uốn.

Hình trái: áp dụng việc quấn cọ và sau đó dùng dây đồng để uốn, đưa các chi vào vị trí mong muốn. Hình phải: cây sau khi thu gọn tàn, mùa thu năm 2007.


Mùa thu 2008, tán lá đã dày lên sau 2 mùa sinh trưởng, đây là thời điểm để làm việc trên cấu trúc chi tiết của chi cành, lúc này thân cây đã bị che kín bởi tán lá, vì vậy mục đích cuối cùng là làm cho đường thân lộ ra ngoài. Từng chi riêng rẽ đều được quấn dây và cẩn thận uốn vào vị trí để tạo nên các mảng khối theo thứ tự, cần có một kế hoạch tổng thể cho cả không gian mặt tiền mặt hậu để hình thành nên hình dáng của bộ tàn.



Cây sau khi hoàn thành bước thứ 2, mùa thu 2008:


Cận cảnh chi cành sau khi hoàn tất quấn dây và uốn. Chi cấp hai mở xòe ra giống như bàn tay, trong khi các chồi nhỏ của chi cấp 3 được nâng lên để đón nhận ánh sáng và để tạo hình ba chiều, có chiều sâu.



Cây vào mùa xuân năm 2010:



Tháng 9 năm 2011



Dịch từ bài viết của Mauro đăng trên Bonsai Empire.​



Chú thích: sợi cọ dịch từ chữ raffia, là những sợi tước ra từ cây cọ được dùng để làm mũ, nón, chiếu, túi xách… và các sản phẩm tương tự thường được quý cô ưa chuộng cho thời trang đi biển mùa hè. ACE tra google từ khóa raffia để có thêm hình ảnh tham khảo nếu cần.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Tuyệt thật sn 78 mà có một lý lịch như vậy, một ko gian với thành quả như kia...liệu báo nc ngoài thpong tin có chuẩn ko nhỉ? hihi hình như người nc ngoài họ định hướng tốt hơn mình hay họ sẵn phôi để luyện cơ nhỉ? Anh em có lời giải đáp nào cho câu hỏi này ko
Thông tin về nghệ nhân này không sai đâu bạn Mê Bonsai
Về câu hỏi thứ nhì thì theo tôi nghĩ đúng cả 2 ý bạn nêu.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Núi em chịu khó sưu tầm ghê .

những bài dịch như thế này rất có ý nghiã . giúp cho những người không giỏi về vi tín , không có nhiều thời gian lục lội tìm tòi và còn giúp cho rất nhiều người không giỏi anh ngữ trong đó có anh có cơ hội học hiểu thêm

là việc làm có ý nghỉa và rất thiết thực giúp ít cho cồng đồng đó Nuí em
 

tankhaison

Thành viên
Lời đầu tiên xin cảm ơn anh gio nui đã lập toppic hay, ý nghĩa khích lệ được tinh thần anh em chơi cây trong thời điểm suy thoái hiện nay. Sau nữa là xin ngả mũ bái phục nghệ nhân Mauro Stemberger - Nghệ nhân Ý- Sinh năm 78 mà đã làm nên điều kỳ diệu. Nhìn cây của nghệ nhân mà choáng về trình độ làm cây; Cả về kỹ thuật lẫm mĩ thuật!
 

nguyen minh long

Thành viên tích cực
nghệ nhân này tiết kiệm tiền ăn sáng và ăn đêm từ bé đến giờ...học kiến thức của những bậc thầy và năn nỉ mua cây ...chứ mấy năm như vậy đến phôi cây còn chưa được nhiều như vậy. cảm ơn anh gió núi....rât nhiều........................................................
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tại sao nghẹ nhân này không ký đá cho cây nhỉ? Người nhà mình lại có xu hướng chơi cây ký đá là sao?

Dân bonsai khi gặp những cây có lỗi nặng không sửa được ,
hộ đưa cây sang dạng khác (trên đá , rừng , tiểu cảnh...)
thay vì vứt cây đi .

-----------

Thôi chết !
Mình tưởng cái anh chàng Mauro Stemberger này chưa có Fan Việt Nam nào
n6n hồi hôm lỡ "bỉnh cái cây Privet " của anh ta . Ai dè ????
 

BachMa

Thành viên
Chú thích: sợi cọ dịch từ chữ raffia, là những sợi tước ra từ cây cọ được dùng để làm mũ, nón, chiếu, túi xách… và các sản phẩm tương tự thường được quý cô ưa chuộng cho thời trang đi biển mùa hè. ACE tra google từ khóa raffia để có thêm hình ảnh tham khảo nếu cần.
Chào Gió Núi! Bài sưu tầm của GN rất bổ ích;
GN có biết cây gì hoặc chất liệu gì ở Vn mình có tính chất tương tự như sợi cọ không? mình thấy người nước ngoài hay quấn sợi cọ này khi uốn cây.
Thank Gió Núi!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chào Gió Núi! Bài sưu tầm của GN rất bổ ích;
GN có biết cây gì hoặc chất liệu gì ở Vn mình có tính chất tương tự như sợi cọ không? mình thấy người nước ngoài hay quấn sợi cọ này khi uốn cây.
Thank Gió Núi!
bạn Gió núi cho mình trả lởi giùm chuyện này .

Raffia chỉ là lá dứa dại chứ chả có gì lạ .
Người Nhật thích xài thứ này bởi vì nó giúp vỏ cây thở được .

Loại dứa dại này được cái rất mỏng và dai . chậm bị mốc .

Nếu bạn thích , có thể hỏi ngoài Huế , hay khu nào , họ có
lá chằm nón . lá này y hệt như raffia . Chỉ mỗi tội hơi ngắn .
(raffia dài trung bình 1mét).

Kẹt quá , bạn lấy băng thưa băng vết thương (cotton ) cũng chả
mấy khác biệt . Muốn đẹp, dễ coi thì nhúng vào nước nhuộm.
Vứt ra nắng tuần lễ cho phai bớt màu là tốt thôi .

Ở Bình Tuy hồi xưa có lá Buông . Đòng đòng lá này khá giống Raffia ,
chỉ mỗi tội hơi dày hơn chút xíu .
Bạn có thể lấy "đòng đòng cây Dừa nước " xài đỡ .

Nhớ phơi nắng kỹ cho khô và trắng lá non đòng đòng .Nếu có xông hơi
qua lưu huỳnh thì đỡ mốc hơn . Nhưng việc này mình nghĩ không quá cần thiết .

Nếu bạn biết ai làm việc ở mây tre lá xuất khẩu , hỏi họ về lá chằm nón hay ,
đòng lá buông , đòng dừa nước là tiện nhất .Mình nghĩ bạn có thể mua
lại một ít của họ .

Có kết quả thế nào , nhớ cho biệt .
 

BachMa

Thành viên
bạn Gió núi cho mình trả lởi giùm chuyện này .

Raffia chỉ là lá dứa dại chứ chả có gì lạ .
Người Nhật thích xài thứ này bởi vì nó giúp vỏ cây thở được .

Loại dứa dại này được cái rất mỏng và dai . chậm bị mốc .

Nếu bạn thích , có thể hỏi ngoài Huế , hay khu nào , họ có
lá chằm nón . lá này y hệt như raffia . Chỉ mỗi tội hơi ngắn .
(raffia dài trung bình 1mét).

Có kết quả thế nào , nhớ cho biệt .
Rất rất cám ơn Chú "Hưng tốt bụng"; quê cháu ở ngoài đó nên lá nón rất phổ biến. Lâu lắm mới nghe lại từ "chằm nón".
Dù là thành viên mới vào diễn đàn, cháu đang dõi theo sát topic "những kiến thức bonsai theo phong cách tự nhiên" mà Chú là người viết chính. Một topic rất hay và bổ ích, khối lượng kiến thức cuộc sống và cây cảnh đồ sộ.
Mong Chú duy trì phong độ viết, sự nhiệt tâm, sự hứng thú,... để truyền đạt nhiều kiến thức về cuộc sống, về cây cảnh,... cho ACE tham gia diễn đàn.
Chúc Chú dồi dào sức khỏe, tim đập tốt cỡ này...:emoticon-heart::emoticon-heart::emoticon-heart:... hì hì... Chào Chú.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rất rất cám ơn Chú "Hưng tốt bụng"; quê cháu ở ngoài đó nên lá nón rất phổ biến. Lâu lắm mới nghe lại từ "chằm nón".

Chúc Chú dồi dào sức khỏe, tim đập tốt cỡ này...:emoticon-heart::emoticon-heart::emoticon-heart:... hì hì... Chào Chú.
Cảm ơn bạn BachMa .
Tim minh còn tốt lắm . Tuy cũng có lúc đập loạn xạ (thường vì cô vợ trợn mắt )
chứ bình thường cũng không đến nỗi nào .

Nếu xử dụng thử thấy tốt , bạn nhớ báo tin trên Đ cho nhiều người biết .
Để mình gời thêm tin về Raffia qua những gì mình đã xài .

1. dùng dao tước lá nhỏ ra , bề bản khoảng 7mm là vừa .

2.túm 3, 4 vào nhau , dùng chính nó cột túm đầu .Quần quanh ngón tay
rồi lấy dây thung nhỏ (2cm đ/kính) cột lai cho gọn.

3. trước khi dùng (quấn vào cành ) , nên ngâm cuộn lá trong nước ấm cỡ 75 độC
khoảng 17 phút . Màu lá hơi trong là tốt .

4.mỗi lần quấn , cấy cuộn lá ra , tháo thung , vẩy cho thẳng rồi quấn.

5. Quấn chặt chừng nào , cành đỡ nứt chừng nấy .

6.Nếu cành hơi lớn , sau khi quấn một lớp lá dứa ,nên kẹp song song cành 2,3,4
sợi nhôm ( chỗ định uốn gập nên có 1hay 2 sợi ở phần lồi để tránh tét vỏ ).
Dùng giây thung cột sơ các đầu dây nhôm quanh cành (định vị) csau đó quấn
lá thật chặt .

7. Càng quấn nhiều lớp sẽ càng khó gấp khúc cành .

8. Càng muốn uốn gấp khúc , Lúc quấn dây càng phài sit sao .
Trung bình là 45 độ,nhưng cần uốn gập có thể dây phải cuốn góc 30 độ .

9.Nếu uốn thật gập , nên uốn điểm gập làm nhiều lần .
Trung bình là 3, 4 lần vào các ngày 5 và 10 ta (âm lịch ). Tức là sẽ mất khoảng 1 tháng
cho 4 lần uốn tại 1 điểm . Sở dĩ cần thời gian là để cây có thì giờ thay đổi đường
chuyển nhựa , giúp cho cành không bị chết .Sở dỉ các ngày 5,10 âm lịch
vì những ngày trước rằm , mức chuyển nhựa nguyên mạnh hơn (nhựa nguyên chạy phía
trong ruột ) do sức hút mặt trăng mạnh hơn .

10. Có thể dùng nước nóng 80 độ C : lấy khăn nhúng trong nước nóng , vắt ráo , quấn
chặt vào điểm uốn .Khi nắm chặt khăn thấy nguội bỏ khăn ra , chờ 1 phút cho nhiệt ngấm
tới trong cành , chỗ uốn mếm ra là có thể uốn . uốn tới đâu ,dùng dây nhôm làm tăng-đơ
(tender ) giữ yên cành một thời gian (10-15 ngày ) rồi uốn tiếp .

Lưu ý : mình chỉ áp dụng nước nóng cho Tùng , Thông ( nhựa đặc ) khá hữu hiệu ,nhưng chưa
hề dùng cho cây lá bản .

11. Mỗi đợt uốn gập , chỉ uốn một điểm duy nhất ( cho thân hoặc cành lớn) .
Chờ cho cây phát triển bình thường (đường chuyển nhựa đã đổi xong ) hảy uốn tiếp chỗ khác
trên thân hoặc cành . Thường thì nên chờ từ 6 tháng tới 1 năm ở cây lá bản . Tùng Thông phải chờ 1 tơi 2 năm .

13. Muốn uốn gập đẹp , nên dùng cù ngoéo . Giống như dụng cụ người ta uốn sắt để đổ bê tông cốt sắt .



Nên có tổi thiểu 4 cái .2 cái miện nhỏ cho cành . 2 cái miệng lớn cho thân ,

MỖi lần bẻ , uốn , để hai cái ở hai bên điểm uốn .
Tay sẽ có cảm giác về mức chuyển động của cành nhạy hơn .
Uốn từ từ để tế bào đủ thì giờ dãn ra hay gập lại thì đỡ bể đường dẫn nhựa .

12.Rafia tự động mục ngoài mưa nắng sau khoảng 9 tháng .

Chúc bạn may mắn và sớm toại ý .
Nhớ cho biết tin .
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
rất cảm ơn chú HƯNG.có điều kiện cháu sẽ thử trên cây DƯƠNG(phi lao).chúc chú và gia đình luôn khỏe .
 

BachMa

Thành viên
Cảm ơn bạn BachMa .
Tim minh còn tốt lắm . Tuy cũng có lúc đập loạn xạ (thường vì cô vợ trợn mắt )
chứ bình thường cũng không đến nỗi nào .

Nếu xử dụng thử thấy tốt , bạn nhớ báo tin trên Đ cho nhiều người biết .
Để mình gời thêm tin về Raffia qua những gì mình đã xài .

...............................
................................
................................
Nhớ cho biết tin .
Bài viết quá chi tiết và bổ ích.
Một lần nữa cám ơn Chú Hưng.
 

dautam14786

Thành viên

Phôi thông như vậy ở VN ko thiếu. Nhưng cây như vậy ở VN hình như ko có.
công nhận phôi này việt nam đầy nhưng thông việt nam khó côn tàn lắm,phôi cũa các bác nước ngoài đẹp sẵn và sẵn phôi nữa
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
công nhận phôi này việt nam đầy nhưng thông việt nam khó côn tàn lắm,phôi cũa các bác nước ngoài đẹp sẵn và sẵn phôi nữa
Theo mình , Thông xứ nào thì cũng khó chuyển lá ngoài đọt cành vào
phía trong cành gần thân .
Vấn đề là bạn có chịu thử trong 10, 15 năm không .
Có phôi về , trồng 10 năm cho đủ rễ . Thêm 5 tới 10 năm đưa
đọt lá về gần thân là có cây như trên ngay thôi .
Chơi thông để vui vài chục năm mà .

bạn ráng kiếm ít hạt giống thông 5 lá Pà cò đi .
20 năm nữa bạn sẽ có cây thông 5 lá đẹp ngay .
Tán tàn cỡ này được không ?



(hình do Rauhúng , Tour guide thuộc Bảo Tồn Thiên Nhiên Hang Kia - Pà Cò,)
 
Top