Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Không biết chú Nguyễn Hưng muốn đánh đố hay có ý gì khác không khi hỏi: Cây tự nhiên lấy hình mẫu nào??? Câu hỏi là câu trả lời rồi: Cây tự nhiên thì lấy hình mẫu từ cây ngoài tự nhiên(thiên nhiên)!!!
Bất cứ bộ môn nghệ thuật nào cũng vậy. Cho dù là phong cách trường phái gì đi nữa cũng phải lấy hình mẫu từ hiện thực khách quan là đối tượng mô phỏng và phản ánh của mình, rồi tùy quan niệm cá nhân hay trường phái, chủ nghĩa hoặc phong cách mà nhào nặn, hư cấu lại để thể hiện cái Tôi và chính kiến , tư duy của mình về thế giới vật chất và tinh thần xung quanh mà mình đang tồn tại. Mọi trí tưởn tượng siêu phàm và vĩ đại nhất của lịch sử nghệ thuật nhân loại đều luôn được thăng hoa trên bệ phóng của hiện thực khách quan.
Với bonsai , hiện thực khách quan của nó là cây ngoài thiên nhiên. Cả ngàn năm lịch sử bonsai đều lấy đó làm hình mẫu rồi chế tác thêm tùy theo quan niệm và phong cách mỗi thời.
Cho nên không chỉ riêng phong cách tự nhiên mà mọi phong cách khác từ xa xưa đến giờ đều từ Mẹ Thiên Nhiên mà ra cả.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình cảm ơn các bạn : Luuvietvu,Centimet, Nhatrang77,,Nguyenphi,Trungdunggialai,
mrkhongbiet,huongvanthien,tpminh
đã đưa những ý thật chân tình .

Mình xin xử dụng hai ý của bạn NguyễnPhi và Luuvietvu để đúc kết các ý trên của các bạn :

-Dựa vào thiên nhiên, quan sát thật chi ly, của từng loại cây tại từng vùng ngoài tự nhiên,mỗi loài có một cách phân bố chi cành, không giống nhau, không nên nhìn vào cây tùng , cây bách mà làm cho cây mai chiếu thủy (luuvietvu)

-Không tuân thủ quy tắc , chỉ tuân thủ mắt nhìn (nguyenphi)

-Cây tự nhiên thì lấy hình mẫu từ cây ngoài tự nhiên(thiên nhiên) (nguyễnphi)


Câu trả lời của mình ở câu hỏi : PCTN dựa trên mẫu nào để tạo dáng ? gồm hai phần . Phần đầu đã được các bạn góp ý
qua ba đúc kết trên . Mình muốn giải thích thêm chút xíu ở phần này .

Dáng cây bonsai
Thực sự thì dáng của những cây được gọi là bonsai tại Nhật của những thời trước 1950 không được
định hình như hiện nay .Lý do : Trước đệ nhị thế chiến . gần như 99% các cây bonsai tại Nhật có nguồn
gốc là cây bị "đẹt" ngoài thiên nhiên . Với cây đào từ rừng núi về , người Nhật cũng nương theo hình dạng
thân mà dựng tàn tán . Thêm nữa , trước 1950 , "tinh thần bonsai" có tính gia truyền . Tức là cha chơi
bonsai thì chỉ lại cho con . Cho nên người con ngấm dần những chỉ dạy từ cha mình và ngày ngày sống và
làm việc với mấy cây bonsai . Chính từ đó "tinh thần bonsai " ngấm vào người con và lớn mạnh dần theo
tuổi tác .(Người Mỹ có một cách nói, mà mình rất thích ,cho trường hơp này : người con đã từ từ bị nhiễm
"bonsai virus" .Vì là gia truyền nên chả có bài vở gì .

Sau đệ nhị thế chiến , người Nhật thua trận , kinh tế khó khăn , người ta có phong trào lên núi đào cây về
khá là rầm rộ .Nhật Hoàng sợ quá , ra lệnh cấm lên núi đào cây . Thế là các nhà vườn bonsai phải lo chuyện
ươm cây từ hạt , giâm cành , chiết nhành từ những cây đang trồng ngoài vườn (vốn được đào từ rừng
núi về vài chục năm trước ) để liệu có đủ cây cung cấp cho thị trường .Thị trường này phát sinh do số quân
nhân Mỹ khá đông đảo trấn đóng ở Okinawa (Nhật bản ) bắt đầu chú ý tới những "cây kiểng lùn ngộ nghĩnh ".
(lúc đó người Mỹ gọi cây là : Dwarfed potted tree (cây lùn trồng trong chậu ).Từ thị trường này , phát sinh
những người trẻ tuổi đi học bonsai để chóng trở thành "nghệ nhân bonsai" khi giao tiếp với người Mỹ và dạy
người Mỹ "học một nghệ thuật cuẩ Nhật bản :nghệ thuật bonsai " .Trong khi người Mỹ lúc đó và cả cho đến
khoảng 1990 cũng vẫn cứ coi bonsai là một" kỹ thuật làm vườn"

Mời các bạn xem vài hình ảnh trong quyển sách khá cũ về bonsai do người Nhật viết đặng truyền khái niệm
bonsai cho ngươi Mỹ. Cuốn sách ( thật ra được Mỹ gọi là cuốn cẩm nang ) được in năm 1953 , sau đó tái bản
26 lần trong 24 năm .(trong tương lai , bạn nào thích tài liệu tiếng Anh này , email cho mình
ở :blank3101950@gmail.com
mình sẽ thu xếp scan và gửi tới bạn ).







==================================










==================================




 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Những hình ảnh trong cuốn cẩm nang Dwarfed Potted Trees có thể đã cung cấp cho các bạn một số ý về con người
và bonsai Nhật bản tại Mỹ .Các bạn có thấy hình dáng những cây thông , Juniper và ngay cả cây hoa đào cũng có
gì đó còn phảng phất tự nhiên . Nét đơn sơ , chất phác của thiên nhiên chưa bị mất .


Thế rồi người Nhật bắt đầu xếp đặt lại cho có bài bản một số quy tắc vể "thẩm mỹ bonsai trong tinh thần khoa học "
để việc truyền bá nghệ thuật bonsai cho Anh quôc và Hoa kỳ được dễ dàng hơn vì tính thựic dụng của người Âu mỹ .
Cho đến nay , có lẽ số "nghệ nhân Nhật bản "dạy bonsai ngày một nhiều và họ càng "ôm sát "các quy tắc để bắt
các học trò của họ tuân thủ . Ngay như ở Mỹ , từ thời mình có mặt , những ai không học bonsai từ một "thày người
Nhật " thì coi như chưa đủ "khả năng " để trở thành môt "Bonsai Master ".Mà muốn được học , học trò phải biết vâng
lời và triệt để tuân thủ nguyên tắc bonsai (nếu có thắc mắc , chỉ nên hỏi Thày :làm cách nào ?; tuyệt đối không
nên hỏi :tại sao? vì có hỏi tại sao ? Thày sẽ trả lời : ông bà bảo vậy !)

Cho nên hình ảnh dáng cây các bạn hồi nào tới giờ thường thấy , có lẽ là từ những sách vở dịch ra từ sách Anh , Mỹ .
Và các tác giả Anh , Mỹ nảy của những thời 1980 -1995 vốn là được học theo kiểu chính xác 1+1=2 , hay 4:2 =2
chứ không được phép có số lẻ như 10:3=3.333333333333333333 ,nếu gặp 10 : 3 thì cho nó = 3 luôn .

Đến độ cho tới nay , mình vẫn gặp khá nhiều người bảo : cái cây này không chịu uốn cho nó qua trái rồi bẻ qua phải
thì sao nó thành cây bonsai được .

Cũng thời này , cụ John Naka đề cập đến vài "Bonsai Styles" cơ bản trong quyển Bonsai Techniques I (ấn bản
đầu tiên năm 1973 , đến 1996 đã tái bản 12 lần ). Cụ cũng đưa ra một sơ đồ nổi tiếng để giải thích các kiểu mọc
của cây theo thế đất từ đình núi xuống đồng bằng .

 
Chưa nói đến NỘI DUNG chỉ với sự tìm tòi Tư liệu ,Viết một bài khá dài ...như thế này:Cá nhân tôi ngàn lần Cám ơn sự Nhiệt TÂM chia sẻ của Bác.Kính.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
nhưng rồi qua thời gian , cụ John nhà mình có dịp đi nhiều nơi trong đất Mỹ và qua nhiều nước khác , đặc biệt
là bên Nam Phi , cụ đã ghi lại một số kiểu mọc đặc biệt của cây ở những vùng có điều kiện khí hậu khác hẳn
Nhật bản .Thế là , trong quyển Bonsai Techniques II ( phần chính là các dáng cây mọc đặc biệt ), cụ John đã
đăng hình cây do cụ chụp và phác thảo dáng dấp những cây này dưới dạng bonsai .(Tiếc là mình chưa lục lại
được quyển này . Hỏi cô vợ , cô ấy cũng chả nhớ là dọn vào chỗ nào ? Các bạn chịu khó chờ vậy ).

Trong số những cây đặc biệt đó , cụ John có đề cập đến kiểu mọc cây Baobap và khuyên những người chơi
bonsai hãy chịu khó ra thiên nhiên :nhìn mgắm , quan sát , chụp hình , phác thảo dáng cho cây bonsai .

Tiếp theo đó tác giả Charles S. Ceronio ra quyển sách "Bonsai Styles of the World " (năm 1999 ). Quyển sách
gây ấn tượng lớn cho dân chơi bonsai vì đó là quyển đầu tiên chỉ nói về kiểu dáng cây mọc phác thảo cho
bonsai . Hai điểm cho chúng ta để ý ở quyển sách này ;

* Ngay ở trang dẩn nhập , Charles đã nhắc ngay người chơi bonsai :" các bạn đừng nên quá cứng nhắc vào các
kiểu tạo dáng bonsai rồi "phải làm thế này " hay không được làm thế kia" . Ngược lại các bạn hãy ( ngắm cây để)
rút ra nguồn cảm hứng trong tạo dáng . Có như thế nền tảng để cây bonsai giống với thiên nhiên sẽ phát triển .

*Phần cuối , ông ta tung ra những kiểu mọc đặc biệt của cây cối Nam Phi :kiểu Baobap , kiểu Pierneef và kiểu Flat top ...
Các bạn xem sơ những hình dưới đây .
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Ko biết nên xưng hô thế nào đây...em/con/cháu...? Vì Blackrose86 còn quá trẻ so với các bậc đàn anh,cha chú đang thảo luận sôi nổi trong đề tài này.
Xuyên suốt mười mấy trang,Bl ko bỏ sót một bài viết nào. Bl chân thành cám ơn các anh,các chú,đb là chú Hưng và anh nhatrang77 đã khiến cho chủ đề "mở" hơn,xóa bỏ rào cản "mèo hỏi mèo sao cún lắm lông" .
Chẳng dám comment,vì biết mình đang lạc vào một không gian lạ lẫm mà quen thuộc. Ko dám comment vì đang mơ hồ,sợ làm mất đi tính chuyên sâu mà các anh/chú đang cố hướng tới với mục tiêu là tìm ra,định hướng,chuyên sâu cho một phong cách mà VN đang theo sau các nước có nền bonsai phát triển.
Từ khi bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật này,BL ko có khái niệm làm cây theo phong cách nào,mà chỉ luôn tâm niệm một điều đơn giản: Làm cho cây đẹp và có hồn(cái hồn mà Bl nói đến là sự cuốn hút ánh mắt người xem,một cảm giác ko rõ ràng,kiểu như "tiếng sét ái tình" vậy).
Bl ko theo học bất kỳ một người thầy về bonsai nào,kể cả ông ngoại Bl-một người cũng khá thành công và là tấm gương của Bl trong lĩnh vực này. Ko phải vì tự cao,mà vì sợ sẽ bị tiêm nhiễm phần nào cái lối mòn đã có,khi đó khó mà có một cái nhìn thoáng hơn,mở hơn khi làm cây.
Kể cả làm cây bài,hay cây ko theo bài(trong đó có pctn mà ae đang thảo luận),bl ko bao giờ muốn nghĩ tới/hay nhốt cái cây mà mình tạo tác vào mấy cái tỷ lệ,thước đo,khuôn khổ,vì nghĩ nó sẽ làm cho tp trở nên khô khan-như một cục đất nặn. Tất nhiên có cây bl làm đc và chưa đc,nhưng bl nghĩ mình sẽ hơi cố chấp với lối suy nghĩ này.
Đây là một vài cảm nhận của riêng Bl thôi,xin lỗi vì đã làm loãng dòng thảo luận của mọi người.
Một lần nữa chân chành cám ơn tất cả đã cho Bl thêm nhiều cái nhìn ở các góc độ khác nhau để thấy rõ hơn hành trình tìm đến cái đẹp là vô tận!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn hẳn thấy cách phác thảo hỉnh ảnh dáng cây bonsai trong quyển sách của ông Charles khá là
rõ ràng , đơn giản , dễ áp dụng phải không ?
Sở dĩ mình hỏi các bạn như vậy vì bên Tàu , người ta đã phác thảo ra hàng trăm kiểu dáng cây cối cho
bồn cảnh từ thời nảo nào .Những nét vẽ tạo dáng ở Tàu được ông Liên Trí Hưng gom lại và ra sách năm 1994 ).
Bạn nào rảnh ra mấy nhà sách lục lại có khi còn gặp quyển :Tạo Dáng Bonsai (tác giả Liên Trí Hưng ,
người dịch Hữu Trí ,nxb Văn Hóa Thông Tin ,43 Lò Đúc , Hà Nội năm 1999 ).

Những dáng cây trong quyển sách này (với cách phác thảo ) đa số cho thấy ngay nét cổ lão ở mọi kiểu dáng
nên có nét đẹp riêng kiểu Tàu .Các bạn xem qua vài trang .

















 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Với bonsai , hiện thực khách quan của nó là cây ngoài thiên nhiên. Cả ngàn năm lịch sử bonsai đều lấy đó làm hình mẫu rồi chế tác thêm tùy theo quan niệm và phong cách mỗi thời.
Cho nên không chỉ riêng phong cách tự nhiên mà mọi phong cách khác từ xa xưa đến giờ đều từ Mẹ Thiên Nhiên mà ra cả.
Từ khi bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật này,BL ko có khái niệm làm cây theo phong cách nào,mà chỉ luôn tâm niệm một điều đơn giản: Làm cho cây đẹp và có hồn (cái hồn mà Bl nói đến là sự cuốn hút ánh mắt người xem,một cảm giác ko rõ ràng,kiểu như "tiếng sét ái tình" vậy).
"Thế, dáng cây dưới đây tồn tại ở đâu trong tự nhiên?"
Em xin được giải đáp câu hỏi trên:

Xin mọi người mở rộng sự tưởng tượng của mình 1 tí sẽ thấy cách làm tán cây theo kiểu kiểng cổ nam bộ (rất niêm luật, khắt khe) hình như là để vẽ lại 1 cái đọt cây?!?! (và tuyệt đại đa số các dáng thế khác dù niêm, dù luật ở đâu đi nữa thì cũng đến từ tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không phải thuận tay làm vậy)

Anh NguyenPhi, Blackrose đã nói cái ý mà em muốn nói khi đố mọi ng.
Nếu 1 cây theo thế cổ, đúng niêm luật cứng nhắc... thi tại sao ta lại thấy nó vẫn rất đẹp? Tại sao cây bài, cây dáng, cây thế ta vẫn chấp nhận nó là tự nhiên và khi nghe câu hỏi: "cây đẹp không" thì vẫn phải trả lời là "cây đẹp" (hãy cứ hỏi một người bình thường, kiến thức bình thường, mối quan tâm cây cối bình thường, tính tình bình thường... em tin là họ sẽ nói vậy)

Như có 1 cái gì đó thuộc về bản năng con người(tiếng sét ái tình với cây), ta biết là đẹp hay không, bản năng này đến từ bẩm sinh và tất cả những kiến thức, hình ảnh mà ta thấy hằng ngày. Bản năng này bảo rằng cây đẹp và phải làm như thế nào mới đẹp. Bản năng này căn cứ vào tự nhiên mà người đó thấy và biết!
=> cho nên nói Bonsai Nhật, TQ cổ không thiên nhiên, cứng nhắc là hơi oan, họ đúc kết từ kinh nghiệm rất rất nhiều thế hệ mới đặt ra những quy luật (là những luật họ rút từ thiên nhiên, từ kinh nghiệm bản thân chứ không phải từ sự vô lý)

Thiên nhiên hay không là do mẫu thế nào, góc nhìn ở đâu,... Nếu nói thiên nhiên là giống thiên nhiên thì cũng không đúng.
Nếu hỏi tác phẩm "Thần rừng" đẹp không, em sẽ bảo đẹp, còn hỏi là thiên nhiên không, em sẽ bảo: "không!". Đơn giản vì khi lên Dalat em không bao giờ thấy cây kiểu đó, xứ Dalat cận nhiệt đới, cây xanh tốt, có cây nào bị chết nhánh là côn trùng đến phá phách đục lỗ, hoa lan, cây ăn bám đến lấp chỗ trống=> làm gì có cây bị lột trắng như thế
...
Khi đặt câu hỏi trên, hôm qua em có dịp 1 lượt đi về đường từ Q9-Sân bay (khá xa), ngắm các cây được trồng bên đường và cây mọc dại để xem tán cây có tàn tròn, tàn tam giác lệch hay không? Kết quả là chúng đều na ná thế, cây me nước, cây viết, cây bàng già, cây bông, táo... chúng đều tàn tròn, tam giác kiểu như được cắt đúng chuẩn bonsai vậy.
<= Nói những điều trên để thấy tự nhiên có quy luật, quy luật này đúng với đa số và xài được, đẹp, chứ không phải bỏ đi.
---
Có 1 ý của bác Hưng nói về gốc cây làm ít năm ở xứ nhiệt đới thì trơn láng, không xù xì, gân guốc...
=> cháu lại thấy nó bình thường, có nhiều đại thụ nhưng nó tròn xoe gốc, còn vài tiểu thụ ít tuổi hơn bên cạnh lại gân guốc. và cũng đâu phải già thì rễ ngoằn ngoèo nổi lên đâu, nó có khuynh hướng đó thật, nhưng chưa chắc đã lộ rõ (nếu đại thụ nổi rễ hết, đồ rằng TP.HCM chặt hết hàng sao dầu cổ thụ trông từ trăm năm trước rồi)
Nên chăng, có vài anh học về nông nghiệp nói cho mọi người biết làm sao để cây nổi rễ, vặn xoắn, để Nghệ nhơn bonsai biết, áp dụng vào nuôi cây.
Xin lấy 1 VD:

Đã có 1 thời gian dài, người ta quảng cáo về sự đặc hữu của vùng Nam cát tiên là những cây gân guốc như trên, nhưng sau đó, một ông chuyên gia giải thích rằng do chỗ đó thiếu nước, rễ mới nhô cao như vậy và đó là hiện tượng bình thường, nhiều nơi có, không phải đặc hữu chi chi cả.=> gốc 24h hay gốc tròn ủm như cây chuối thì vẫn là thiên nhiên, chỉ có điều nó có đúng với đa số không, có hợp lý không (cây to, gốc bé thì dễ đổ, làm gì có cây lưu niên...).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Có lẽ bạn nào thích dùng những từ Hán Việt mà gặp quyển Tạo Dáng Bonsai là chịu lắm đây .
Nhưng tên dáng thế dùng trong đó nghe rất hay . Dùng nó thì bonsai lại càng thêm vẻ "bí hiểm " (?).
Tì như : cành phiêu dật , cành hồi hoàn , cành tà điệt ... nghe cũng hay hay .

Vậy thì mình gửi tới các bạn một lô hình ảnh , sách vở cho dáng cây bonsai để làm chi ?
Thưa : chỉ cốt để các bạn thấy như lời bạn Nguyễnphi :pCTN chính là lấy dáng từ kiểu mọc của cây
ngoài thiên nhiên .

Có điều , có lẽ hồi nào tới giờ những tư liệu phác thảo dáng cây trong thiên nhiên chưa tới tay các bạn
rộng rãi nên thường các bạn dễ bị gói gọn trong căn bản góc độ của thân cây với thế đất ( như phác thảo
của cụ John Naka ).

Hy vọng các bạn sẽ góp thêm ý kiến cho phần một này của câu trả lời của mình .

Tiếp đây là phần hai (Có lẽ phần này sẽ là bắt đầu có chuyện đây ? ).

Phần hai được khởi bằng một câu hỏi khác : có gì khác biệt giữa hai cây bonsai cùng loài (giống ), củng kiểu dáng ,
(thí dụ như dáng gió đùa ),cùng cỡ ;mặc dù cả hai đều không có dấu vết gì của dây cuốn , của tay người tác động ,
nhưng một cây được người xem cảm nhận :cây mọc rất tự nhiên theo dáng gió đùa ,
còn cây kia , người ngắm nó sẽ có thể nói ngay : cây này được uốn theo dáng gió đùa
.?

Mời các bạn !
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Phần hai được khởi bằng một câu hỏi khác : có gì khác biệt giữa hai cây bonsai cùng loài (giống ), củng kiểu dáng ,
(thí dụ như dáng gió đùa ),cùng cỡ ;mặc dù cả hai đều không có dấu vết gì của dây cuốn , của tay người tác động ,
nhưng một cây được người xem cảm nhận :cây mọc rất tự nhiên theo dáng gió đùa ,
còn cây kia , người ngắm nó sẽ có thể nói ngay : cây này được uốn theo dáng gió đùa
.?
Một câu hỏi rất hay. Em không muốn trả lời là do cảm nhận vì câu trả lời rất là chung chung.

Cần phải có cái gì đó cụ thể. Một cái cụ thể hơn là cây uốn theo dáng gió lùa vẫn còn những lỗi không thỏa đáng về mặt vật lý tạo cảm giác gượng gạo khi quan sát sự di chuyển của cành nhánh dưới tác động của gió.
 

huongvanthien

Thành viên
Cám ơn anh hqvuhototbung vì những tài liệu và dẫn giải quí báu.

Michael Hagedorn cho rằng Bonsai là một ngành nghệ thuật, không chỉ là một ngành nghệ thuật năng động mà còn là rất có tiềm năng. Nó liên tục phát triển và hoàn thiện không giới hạn.

Các bậc thầy bonsai của Nhật bản đã và đang thay đổi các lý thuyết mang tính khung bản cứng nhắc, tìm tòi cái mới cùng với các nghệ nhân trên các châu lục đưa ra các triết lý cơ bản cho ngành nghệ thuật này.

Tháng 11 năm 2012 hai bố con, nghệ nhân Kenichi Abe và con trai Daiki đã tiến hành chuyến khám phá lên dãy núi Alps từ Fukushima, rồi một loạt các nước châu Âu, đặc biệt là Bỉ và Ý, nhằm tìm những cảm hứng từ những cây phát triển tự nhiên như các loài thông trên các dãy núi khác nhau.

Sau hai ngày làm việc với Bonsai Club Du Leman, chia sẻ các kinh nghiệm tuyệt vời về nuôi trồng, kĩ thuật bonsai đối với Pinus Uncinata, một câu của ông Kenichi mà tôi cho rằng rất gần với bonsai phong cách tự nhiên trích dẫn như sau:

"Các cây của chúng ta phải thể hiện càng tự nhiên càng tốt. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu này bằng cách quan sát các cây mọc trên núi - những cây sống trong môi trường thiên nhiên của chúng"





Khi xem xét kỹ lưỡng rễ, thân, vỏ, lũa tự nhiên, chi, cành và sự phát triển từ hạt của Pinus Uncinata trên núi, chúng ta có thể học được rất nhiều điều tuyệt vời.

Vậy, có thể nói, chúng ta không thể copy nguyên bản những mẫu cây ngoài thiên nhiên trên núi, nhưng bằng kỹ thuật, công nghệ và công cụ chúng ta cần sáng tạo ra những cây bonsai có kiểu dáng, hình hài, màu sắc, vỏ, lũa, cành, lá, khoảng không... như cây chúng ta quan sát.

Đến cực hạn của khả năng, chúng ta có thể tạo một sản phẩm "hoa giả nhìn như hoa thật 100%" có nghĩa là "cây bonsai mà nhìn như cây tự nhiên 100%"

Một buổi chiều an lành!
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Vấn đề này quá đơn giản. Hình như có anh em nào ở topic này đã nói đến chuyện trang điểm tự nhiên( trang điểm mà như không trang điểm) với trang điểm không tự nhiên của phụ nữ. Đó là nghệ thuật và kỹ thuật làm cây thôi. Bạn có thể hình dung thêm về chuyện diễn viên. Tại sao cả 2 người cùng đều diễn trên sân khấu(hay trước ống kính) mà ta thấy một người rất thật còn người kia giả tạo?! Làm cây bonsai cũng vậy thôi. Anh can thiệp vào cây đến từng chi tiết mà cuối cùng người ta vẫn thấy cái cây mọc và lớn lên như tự nó vậy mới đạt chuẩn. Đó là sự khác nhau giữa trình độ. Và ở đây , cái hồn người làm quyết định, còn cái phần kỹ thuật chỉ là phương tiện. Nghệ thuật nào cũng vậy cả. Phải có tâm hồn và thần thái mới mô phỏng lại hiện thực khách quan mà như không hề mô phỏng. Đó là bài học cơ bản và cũng là xuyên suốt của người nghệ sĩ.
 

luuvietvu

Thành viên
suy nghĩ mãi con mới giám trả lời câu này của chú
người ngắm nó sẽ có thể nói ngay : cây này được uốn theo dáng gió đùa .? cây này theo đúng câu ( nhìn cái tô chúng ta sẽ thấy cái tô)
người xem cảm nhận :cây mọc rất tự nhiên theo dáng gió đùa cây này cảm nhận như một người họa sĩ ( nhìn cái tô chúng ta thấy một đường tròn không đều, hay một nữa trái cam, .......
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Thêm chuyện nhỏ này nữa mà ý nghĩa. 5 năm trước khi mới bắt đầu chơi bonsai, tôi mua một cây về chưng ở cửa sổ và một cây plastic để trên bàn ăn. Người bạn tôi đến chơi. Anh nói với tôi: Sao mày để cây thiệt trong nhà không có ánh sáng mà lại để cây giả nơi cửa sổ đầy nắng??? Hôm đó chúng tôi được một trận cười. Thì ra cây thật người ta làm giả tạo quá nhìn từ xa tưởng giả, trong khi cây plastic làm quá nghệ thuật nhìn cứ như thật. Tôi nhớ mãi chuyện này và nó luôn là bài học đầu tiên về bonsai mà tôi nhớ nhất.
 

jetli vn

Thành viên tích cực
thanks .. Thanks.. Thanks


cám ơn những người đàn anh . Chú bác đả nhiệt huyết cùng topic ..

Riêng jet kg biết nói gì thêm ngoài câu cảm ơn
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Em xin được giải đáp câu hỏi trên:

Xin mọi người mở rộng sự tưởng tượng của mình 1 tí sẽ thấy cách làm tán cây theo kiểu kiểng cổ nam bộ (rất niêm luật, khắt khe) hình như là để vẽ lại 1 cái đọt cây?!?! (và tuyệt đại đa số các dáng thế khác dù niêm, dù luật ở đâu đi nữa thì cũng đến từ tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không phải thuận tay làm vậy)

Anh NguyenPhi, Blackrose đã nói cái ý mà em muốn nói khi đố mọi ng.
Nếu 1 cây theo thế cổ, đúng niêm luật cứng nhắc... thi tại sao ta lại thấy nó vẫn rất đẹp? Tại sao cây bài, cây dáng, cây thế ta vẫn chấp nhận nó là tự nhiên và khi nghe câu hỏi: "cây đẹp không" thì vẫn phải trả lời là "cây đẹp" (hãy cứ hỏi một người bình thường, kiến thức bình thường, mối quan tâm cây cối bình thường, tính tình bình thường... em tin là họ sẽ nói vậy)

Như có 1 cái gì đó thuộc về bản năng con người(tiếng sét ái tình với cây), ta biết là đẹp hay không, bản năng này đến từ bẩm sinh và tất cả những kiến thức, hình ảnh mà ta thấy hằng ngày. Bản năng này bảo rằng cây đẹp và phải làm như thế nào mới đẹp. Bản năng này căn cứ vào tự nhiên mà người đó thấy và biết!
=> cho nên nói Bonsai Nhật, TQ cổ không thiên nhiên, cứng nhắc là hơi oan, họ đúc kết từ kinh nghiệm rất rất nhiều thế hệ mới đặt ra những quy luật (là những luật họ rút từ thiên nhiên, từ kinh nghiệm bản thân chứ không phải từ sự vô lý)

Thiên nhiên hay không là do mẫu thế nào, góc nhìn ở đâu,... Nếu nói thiên nhiên là giống thiên nhiên thì cũng không đúng.
Nếu hỏi tác phẩm "Thần rừng" đẹp không, em sẽ bảo đẹp, còn hỏi là thiên nhiên không, em sẽ bảo: "không!". Đơn giản vì khi lên Dalat em không bao giờ thấy cây kiểu đó, xứ Dalat cận nhiệt đới, cây xanh tốt, có cây nào bị chết nhánh là côn trùng đến phá phách đục lỗ, hoa lan, cây ăn bám đến lấp chỗ trống=> làm gì có cây bị lột trắng như thế
...
Khi đặt câu hỏi trên, hôm qua em có dịp 1 lượt đi về đường từ Q9-Sân bay (khá xa), ngắm các cây được trồng bên đường và cây mọc dại để xem tán cây có tàn tròn, tàn tam giác lệch hay không? Kết quả là chúng đều na ná thế, cây me nước, cây viết, cây bàng già, cây bông, táo... chúng đều tàn tròn, tam giác kiểu như được cắt đúng chuẩn bonsai vậy.
<= Nói những điều trên để thấy tự nhiên có quy luật, quy luật này đúng với đa số và xài được, đẹp, chứ không phải bỏ đi.
---
Có 1 ý của bác Hưng nói về gốc cây làm ít năm ở xứ nhiệt đới thì trơn láng, không xù xì, gân guốc...
=> cháu lại thấy nó bình thường, có nhiều đại thụ nhưng nó tròn xoe gốc, còn vài tiểu thụ ít tuổi hơn bên cạnh lại gân guốc. và cũng đâu phải già thì rễ ngoằn ngoèo nổi lên đâu, nó có khuynh hướng đó thật, nhưng chưa chắc đã lộ rõ (nếu đại thụ nổi rễ hết, đồ rằng TP.HCM chặt hết hàng sao dầu cổ thụ trông từ trăm năm trước rồi)
Nên chăng, có vài anh học về nông nghiệp nói cho mọi người biết làm sao để cây nổi rễ, vặn xoắn, để Nghệ nhơn bonsai biết, áp dụng vào nuôi cây.
Xin lấy 1 VD:

Đã có 1 thời gian dài, người ta quảng cáo về sự đặc hữu của vùng Nam cát tiên là những cây gân guốc như trên, nhưng sau đó, một ông chuyên gia giải thích rằng do chỗ đó thiếu nước, rễ mới nhô cao như vậy và đó là hiện tượng bình thường, nhiều nơi có, không phải đặc hữu chi chi cả.=> gốc 24h hay gốc tròn ủm như cây chuối thì vẫn là thiên nhiên, chỉ có điều nó có đúng với đa số không, có hợp lý không (cây to, gốc bé thì dễ đổ, làm gì có cây lưu niên...).
Bạn Mr.khongbietđã nhầm lẫn trong vấn đề mô phỏng cây tự nhiên. Cây thì phải mô phỏng cây chứ không thể mô phỏng một cành cây hay đọt cây! Không ai lại lấy cái toàn cục đi mô phỏng cái chi tiết. Cũng như một điêu khắc gia khi tạc tượng người thì phải lấy hình mẫu là thân thể con người chứ không thể lấy hình mẫu của chỉ cánh tay. Hình dung thế đã thấy nực cười rồi.
Còn về khái niệm đẹp mà bạn đề cập đến là cái đẹp chung chung. Nhưng khi cái đẹp đó đặt trong phong cách hay trường phái riêng thì nó lại lệch chuẩn và khi đó được cho là không đẹp. Ví dụ một tác phẩm hội họa đẹp xuất sắc của trường phái hiện thực thì không được cho là đẹp theo định chuẩn của trường phái trườu tượng! Nhưng nó vẫn được coi là đẹp ở chuẩn thẩm mỹ của xã hội bình thường.
Cây bonsai cũng vậy. Theo PCTN thì những cây kiểng cổ dù có mô phỏng cây tự nhiên thì nó lại không tự nhiên vì nó là cây mà đi mô phỏng cành hay đọt cây! Và nó không tự nhiên vì có sự đối xứng theo toán học chi li trong khi cây tự nhiên thì không như vậy. Cũng như sự niêm luật của cây kiểng cổ là do nhân tạo đặt ra chứ không phải do tạo hóa do đó nó phản tự nhiên. Còn cây PCTN tuy do con người thực hiện nhưng lại xuôi theo niêm luật của tạo hóa nên nó rất tự nhiên.
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Bạn Mr.khongbietđã nhầm lẫn trong vấn đề mô phỏng cây tự nhiên. Cây thì phải mô phỏng cây chứ không thể mô phỏng một cành cây hay đọt cây! Không ai lại lấy cái toàn cục đi mô phỏng cái chi tiết. Cũng như một điêu khắc gia khi tạc tượng người thì phải lấy hình mẫu là thân thể con người chứ không thể lấy hình mẫu của chỉ cánh tay. Hình dung thế đã thấy nực cười rồi.
Còn về khái niệm đẹp mà bạn đề cập đến là cái đẹp chung chung. Nhưng khi cái đẹp đó đặt trong phong cách hay trường phái riêng thì nó lại lệch chuẩn và khi đó được cho là không đẹp. Ví dụ một tác phẩm hội họa đẹp xuất sắc của trường phái hiện thực thì không được cho là đẹp theo định chuẩn của trường phái trườu tượng! Nhưng nó vẫn được coi là đẹp ở chuẩn thẩm mỹ của xã hội bình thường.
Cây bonsai cũng vậy. Theo PCTN thì những cây kiểng cổ dù có mô phỏng cây tự nhiên thì nó lại không tự nhiên vì nó là cây mà đi mô phỏng cành hay đọt cây! Và nó không tự nhiên vì có sự đối xứng theo toán học chi li trong khi cây tự nhiên thì không như vậy. Cũng như sự niêm luật của cây kiểng cổ là do nhân tạo đặt ra chứ không phải do tạo hóa do đó nó phản tự nhiên. Còn cây PCTN tuy do con người thực hiện nhưng lại xuôi theo niêm luật của tạo hóa nên nó rất tự nhiên.
Vậy xin hỏi nếu một cây kiểng cổ như trên vẫn để tất cả chi tàng theo đúng ví trí như vậy mà sẽ được xé tàng, tạo sự nhấp nhô trên lớn dưới nhỏ không đều nhau thì có được gọi là PCTN hay không?
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Em xin có vài lời về lý do e so sánh cái đọt cây với thế cây kiểng cổ để nói rằng đó cũng là 1 phong cách thiên nhiên:
1. Về cách tạo ra cây: Theo em dù có niêm luật về cách, thời gian cắt tỉa, vị trí... nhưng tất cả niêm luật đó đều thuận, nương theo tự nhiên để làm, bởi những người tạo ra cây đều là người rất am tường về sinh lý cây.
2. Về dáng cây: người ta ép cây theo 1 quy luật, đặt ra nhiều lý do, nhưng tựu chung lại là để vẽ nên 1 hình tượng. Mà hình tượng thì đâu cần thiết phải to nhỏ, chất liệu... như thế nào đâu. Đơn giản là cái hình khối bên ngoài nó biểu tượng cho cái người ta muốn thôi (thế nên mới có chuyện ông Danw Brown so sánh cái tháp Eiffel với cái dương vật đàn ông là vậy).

Nhìn cây dáng kiểng cổ, mọi người đều đồng cảm nhận là nó đẹp và hơi lờ mờ như đã gặp nó ở đâu. Chính là gặp ở biểu tượng các đọt cây mà họ thấy rất rất nhiều trước đây nên mới có cảm giác đó.

A NguyenPhi là họa sĩ, chắc chắn đã nghiên cứu về tự nhiên, hình khối và biết rằng trong tất cả những thứ đó đều có quy luật toán học, có các tỉ lệ. khi người ta ước lệ, thay đổi từ từ theo 1 công thức toán nào đó, không phải là hướng đến cái vô lý mà hướng đến đáp án mà họ cho là đúng với tự nhiên nhất.

=> cách tạo cây tự nhiên, dáng cây mô phỏng tự nhiên thì kiểng cổ nó phải là tự nhiên chứ.=> không được chê nó và phủ nhận nó được.

------
Còn cây theo phong cách tự nhiên mà mọi người đang bàn và đang hiểu trên kia, đó là cây mô phỏng 1 hình khối cái cây nào đó ở tự nhiên.
Tự nhiên là vô chừng nên nghệ nhân "sáng tác" sao cũng được, nhưng trong mỗi thao tác và cách thức của mình, nghệ nhân vẫn phải thuận theo tự nhiên, theo một số quy luật sinh lý của cây. Khi họ tuân thủ đúng các quy luật tự nhiên đó thì cây của họ sẽ được tất cả mọi người (bình thường) chấp nhận là nó tự nhiên.
Vài quy luật có thể chỉ ra:
- Thông thường thì cây phát triển từ gốc đến ngọn (trừ mấy thằng ăn bám thì thân nó có rễ phụ, to đều cả thân) nên gốc to hơn ngọn, cành dưới to hơn cành trên và nhỏ hơn thân
- Thông thường cành mọc càng dài thì phải trĩu xuống, tạo ra tán tròn (quan sát 1 cây bàng to là thấy, sinh lý nó mọc cành tán ngang, nhưng già tí thì nó sẽ thành tán tròn như quả cầu)
- Thông thường thì ngọn chính phát triển trước, nằm ở vị trí trung tâm của rễ nên sẽ mạnh mẽ nhất, nên tán cây hay nhọn và tạo ra tam giác
...
=> dù tạo bonsai theo cách nào thì ít nhiều anh đã trùng khớp với các niêm luật cổ, bởi cả hai đều hướng đến, tuân thủ và mô phỏng cái tự nhiên.
Khi a tạo ra hình ảnh 1 cây tự nhiên, nhưng bỏ qua vài quy luật của tự nhiên thì người ta sẽ bảo không giống, chưa đẹp (đây cũng là trả lời cho câu hỏi của Bác Hưng theo cách của cháu)
"Ný sự" tí theo cách mà e hiểu, mong các anh/chú/bác rộng lượng, hì.
 

luuvietvu

Thành viên
Vậy xin hỏi nếu một cây kiểng cổ như trên vẫn để tất cả chi tàng theo đúng ví trí như vậy mà sẽ được xé tàng, tạo sự nhấp nhô trên lớn dưới nhỏ không đều nhau thì có được gọi là PCTN hay không?
Nhatrang77 ơi. Vấn đề trên để sau. Giờ tập trung vào câu hỏi của chú hưng anh à
 
Top