Jose O Rivera với kỹ thuật ghép Si

GioNui

Moderator
Trong bài viết Kỹ thuật cao cấp cho cây Sanh và các loại cây khác, anh lnvinh đã chia sẻ một số kỹ thuật cao cấp trên dòng cây này và chắc ACE đều đã từng đọc qua. Tuy nhiên vẫn có các ý kiến băn khoăn về cách thức thực hiện và khả năng thành công khi áp dụng đối với một số kỹ thuật, đặc biệt là ghép.

Hôm nay Gió núi xin bổ sung bằng cách biên dịch lại bài viết của Jose O Rivera – nghệ nhân người Puerto Rico (Puerto Rico là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng không được sát nhập vào liên bang), hy vọng với hình ảnh rõ ràng sẽ giúp ACE hình dung mọi việc đơn giản hơn.

Hạ thấp chiều cao của cây

Cây Si bám đá này đã gắn bó với tôi được 15 năm. Tôi quyết định giảm chiều cao của nó, và vào tháng giêng năm 2010, tôi chiết cái ngọn, nhằm phát triển một số rễ để nuôi phần được cấy ghép.

Mục tiêu của dự án là hạ thấp ngọn xuống gần gốc, loại bỏ phần thân bị đơ ở giữa cây. Quá trình được tiến hành như sau.


Tháng 3 năm 2010, chỗ chiết đã ra đầy rễ, tôi quyết định thực hiện bước tiếp theo như đã định. Cắt phần ngọn ngay dưới chỗ ra rễ một chút.







Tiếp theo là cắt bỏ phần thân bị đơ:




Chuẩn bị cho phần ngọn được ghép: gọt bỏ lớp vỏ cây để lòi lõi gỗ. Lõi gỗ có tác dụng như một cái cọc, giữ phần ngọn khi cấy ghép trong thân.




Phá một lỗ ở phần gốc, trên đỉnh ngay chỗ vừa cắt bỏ đoạn thân thừa. Cây ban đầu có chiều cao 23”, và bây giờ nó chỉ còn xấp xỉ 17” (khoảng 58cm xuống còn 43cm). Nhưng trước hết phải ướm thử để chọn đúng kích thước mũi phá.





OK, bây giờ chúng ta có thể kiểm tra chỗ ghép để đảm bảo nó phù hợp với lỗ vừa tạo ra.





Dùng móng tay để điều chỉnh cái “cọc” vào đúng chỗ, trách các thao tác vụng về có thể làm hư cái lỗ.



Cột chặt nó một cách an toàn. Bây giờ đến lúc tỉa bớt lá để vết ghép nhanh dính.



 

GioNui

Moderator
Sắp xếp rải đều các rễ của ngọn chiết, nhờ đó theo thời gian nó sẽ hợp nhất phần ngọn ghép vào gốc tạo thành một thân cây duy nhất. Bỏ thêm hỗn hợp mà bạn dùng để bó bầu nhữ rễ khi chiết (rêu, sơ dừa…) để giữ ẩm và giúp rễ nhanh chóng phát triển xuống đất.


Sau đó dùng miếng vải bố trùm lại, vừa tránh không cho chim chóc phá hoại vừa giúp duy trì độ ẩm cần thiết. Đây là kết quả cuối cùng: 20/03/2010



Đây là hình chụp 19/06/2010, bạn có thể thấy sự phát triển:




Ngày 05/09/2010, tôi thay chậu, định hướng lại cây và sắp xếp rễ. Hai phần thân cây đã bắt đầu hợp nhất. Các rễ chiết ăn xuống đất đang giúp cho các thân dính lại với nhau và liền thẹo.



Tôi sẽ cho các bạn thấy chỗ ghép đang dính lại với nhau như thế nào





Vâng, các bạn, đây là hình chụp ngày 09/03/2011. Cây đã sẵn sàng vô dây kẽm để tới giai đoạn tiếp theo.



Hôm nay tôi cùng với người bạn Nacho Marín, chúng tôi quyết định thể hiện phong cách của cây và chuẩn bị cho triển lãm 2014. Đây là kết quả:





Sau khi lặt lá:



Kết quả cuối cùng sau khi đi dây:







Và thay chậu:

 

dennhem

Thành viên
Bài viết rất hay, chúng ta thấy bonsai thế giới không câu nệ bất cứ hình thức kỹ thuật nào miễn là làm cho tác phẩm đẹp. Tks
 

TapBonsai

Thành viên tích cực
Cái này đã đọc, giờ xem lại vẫn thấy tuyệt vời, đây là một tư liệu quý. Cảm ơn gió núi đã chia sẻ.
 

GioNui

Moderator
Cảm ơn AE đã quan tâm và chia sẻ ý kiến!

Hạ thấp chiều cao của cây, nghe thì có vẻ khó nhưng xem xong chắc chúng ta sẽ hoàn toàn tự tin rằng mình có thể thực hiện được đúng không? Đã hạ thấp chiều cao rồi, giờ bất đắc dĩ muốn nâng chiều cao của cây thì làm như thế nào nhỉ? 8->

Đón xem phần tiếp theo: Ghép nối ngọn cho cây bị hư ngọn.
 

GioNui

Moderator
Gió Núi, thứ 7 rãnh xuống hạ cái cây Linh Sam dùm nhé :)
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng........ topic đang nói đến cây Si nha, xài nhầm thuốc ngủm củ tỏi đừng có la làng bắt đền đó. ^#(^
 

GioNui

Moderator
Ghép nối ngọn cho cây bị hư ngọn

Phôi Si này sau một thời gian nuôi cái ngọn vẫn không nảy mầm lên được. Tôi đã tiến hành làm vài cái ghép trên ngọn nhưng không thành công. Hôm nay tôi quyết định thực hiện một cách ghép khác, hy vọng lần này là lần cuối cùng và nó sẽ dính.


Chúng tôi sử dụng một cái ngọn đã được chuẩn bị từ 2 tháng trước, có sẵn rể để nuôi nó trong khi chờ vết ghép dính. Nếu có thể, phát triển thêm được một số rễ thì sẽ tốt hơn nhiều.

Hình trước khi bắt đầu:



Còn đây là cây được chọn để nối ngọn:



Tiến hành đo và lột vỏ:



Cắt bỏ phần thừa để vừa đủ với lỗ ghép:





Khoan lỗ trên đỉnh cây mẹ






Có một chút ngạc nhiên là khi nhổ cây con định ghép ngọn lên thì thấy rễ của nó rất dài. Sẽ phải rút ngắn lại một chút nhưng vẫn đảm bảo sự sống cho cái ngọn.



Ghép vào lỗ:





Sau khi ráp nối ngọn, tôi tỉa bớt cành nhánh và lá để phù hợp với hình dáng của cây và cho vết ghép nhanh dính.



Quấn dây


Bây giờ cột chặt nó lại và thay chậu rộng hơn để cho cây mau phát triển. Ngoài ra, phần da bị khô trên vết thẹo của cây mẹ cũng được gọt lại để cây sinh ra lớp da mới giúp nhanh chóng liền thẹo.

 

TapBonsai

Thành viên tích cực
Như mình thì sẽ đẩy tàn thứ 2 lên làm thân chứ ghép ngọn làm gì cho mất công nhỉ. Tiếp đi Gionui ơi, xem thành phẩm thế nào..
 

GioNui

Moderator
Như mình thì sẽ đẩy tàn thứ 2 lên làm thân chứ ghép ngọn làm gì cho mất công nhỉ. Tiếp đi Gionui ơi, xem thành phẩm thế nào..
Cái này mới thực hiện và chia sẻ trên blog của Jose vào ngày 10/02/2013, còn nóng hôi hổi vừa thổi vừa dịch lại post lên đây để ACE xem chơi coi có rút ra được điều gì không. Chính tác giả cũng chưa biết tương lai nó như thế nào... :))

Còn TapBonsai muốn đẩy tàn thì........ đợi Gió núi dịch phần tiếp theo: Di dời một chi mọc sai chỗ! ;)
 

TapBonsai

Thành viên tích cực
Cái này mới thực hiện và chia sẻ trên blog của Jose vào ngày 10/02/2013, còn nóng hôi hổi vừa thổi vừa dịch lại post lên đây để ACE xem chơi coi có rút ra được điều gì không. Chính tác giả cũng chưa biết tương lai nó như thế nào... :))

Còn TapBonsai muốn đẩy tàn thì........ đợi Gió núi dịch phần tiếp theo: Di dời một chi mọc sai chỗ! ;)
Tuyệt vời quá. Mong chờ bài dịch của Gió núi..
 

GioNui

Moderator
Di dời một chi mọc sai chỗ​
"Chi mọc sai chỗ" tức là sai vị trí mình muốn...


Thủ thuật với cây Si này được thực hiện vào 20/01/2013, chi thứ 2 nằm hơi thấp và lại chếch về phía sau, trong khi phía bên trái lại bị thiếu chi. Chi thứ 2 có sẵn một số rễ khí nên dùng nó để ghép luôn.

Hình trước khi thực hiện:



Tỉa sạch lá để dễ hình dung về cấu trúc thân cành:



Cắt chi 2 bằng cưa nhỏ:



Gọt bỏ một đoạn vỏ cây chỗ đầu ghép:



Khoan lỗ trên thân, ở vị trí cần ghép:



Kiểm tra xem nhánh ghép có phù hợp với lỗ mới khoan hay không:



Sau khi ghép vào lỗ, dùng đinh nhỏ giữ nó lại:





Dùng dây quấn chặt để cố định nhánh ghép:



Tổng thể sau khi ghép xong:



Hỗ trợ thêm ít đất để nuôi bộ rễ của nhánh ghép, và chờ nó phát triển:




ACE xem thêm bài viết: Hàn chi bị thiếu của anh Quí Tài cũng mô tả kỹ thuật tương tự.
 

vitnuong

Thành viên tích cực
kỹ thuật này dùng cho Sanh được đấy các Bác. em cũng nhờ mấy cái rễ buông mà Râm được 1 cành Sanh to gấp rưỡi cổ tay đó
 

phitan

Thành viên mới
em lại có thêm một kinh nghiệm nữa thank anh phong nhiu.
nhưng mình có cần bôi keo liền xẹo vào chổ ghép không anh?
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng........ topic đang nói đến cây Si nha, xài nhầm thuốc ngủm củ tỏi đừng có la làng bắt đền đó. ^#(^
Kỷ thuật này áp dụmg cho cây si thì được đem làm với chủng loại khác sẽ không thành công.
 
Top