Thông tấn xã vỉa hè

hoalandep1234

Quản lý mới
Tôi đọc tin này thấy dữ quá, xin thông cảm và chia sẻ với các anh chị em ở Cần Thơ. Anh chị em trồng vườn nên cẩn thận. Nguồn tin có thể thiệt hư.

Rắn lục đuôi đỏ liên tiếp tấn công người

Đang ngủ, nữ sinh ở Cần Thơ bị rắn lục bò vào màn cắn và được đưa vào bệnh viện tiêm thuốc khẩn cấp. Trong một tháng, người dân đã đập chết hơn chục con rắn lục đuôi đỏ to bằng ngón tay.

Suốt tuần qua, người dân phường An Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) hoang mang vì thường xuyên bị rắn bò vào nhà cắn nhập viện. Ngày 3/9, anh Trần Tấn Lợi (31 tuổi) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân khiến 2 ngày sau anh vẫn sốt, chân tê cứng.

"Cứ vài ngày là lại có người bị rắn lục cắn. Hôm trước tôi đi soi ếch, trời tối không thấy rắn nằm giữa đường nên vừa đạp phải bị cắn vào mu bàn chân", Anh Lợi kể.

Gần nhà anh Lợi, cháu gái bà Đỗ Thị Trâm đang ngủ đã bị rắn bò vô man cắn vào chân. Nữ sinh hô hoán, người thân bật đèn tìm rắn đập chết rồi chuyển nạn nhân vào bệnh viện cùng với xác rắn để giúp bác sĩ chỉ định tiêm thuốc giải độc.

Theo phản ánh của người dân, rắn lục đuôi đỏ thường xuyên xuất hiện trong khu dân cư gần các khoảnh đất lau sậy um tùm phía sau ĐH Y dược Cần Thơ, khu dân cư Hồng Quang, khu quy hoạch nâng cấp đô thị...

Bà Lê Ngọc Thanh cho biết, tháng qua đã đập chết ít nhất 7 con rắn lục đuôi đỏ to bằng ngón tay bò vào nhà. Anh Trần Hoài Hận cũng đập chết 3 con khi làm vườn vào những ngày cuối tuần trước.


Một trong những khu đất cỏ mọc um tùm ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Thiên Phước.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 5/9, Phó chủ tịch UBND phường An Khánh Lê Hoàng Vũ cho biết, đang làm công văn gửi chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn khẩn trương phát quang bụi rậm ở những khu đất trống để đuổi rắn.

"Ngày 6/9, UBND phường mời lãnh đạo trạm y tế đến họp bàn biện pháp tuyên truyền phòng trừ rắn độc trong khu dân cư. Ngành y tế hướng dẫn người dân cách sơ cứu khi bị rắn cắn trước khi chuyển nạn nhân vào bệnh viện để không bị ảnh hưởng đến tính mạng", ông Vũ cho biết thêm.

Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, rắn lục đuôi đỏ thường sống ở vườn cây rậm rạp, là loài đẻ con chứ không ấp trứng. Thân rắn màu xanh, đuôi màu nâu đỏ, có nọc độc nhưng không gây chết người như rắn hổ mang. Tập tính của rắn lục là tránh người chứ không chủ động tấn công người. Nếu bị đạp lên mình, rắn lục đau mới cắn lại.

Trà Giang - Thiên Phước

Theo vnexpress http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/ran-luc-duoi-do-lien-tiep-tan-cong-nguoi/
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: Re: Thông tấn xã vỉa hè

Sả ớt hoặc muối ớt trị đc hầu hết các loại rắn=P~
Bác đúng là một chuyên gia ẩm thực, giống em. Mà sao bác không đăng ký thách đấu iron chief "Siêu đầu bếp" nhỉ??? Khi đi nhớ mang theo cút rượu làm bí quyết nhà nghề.
 

culanluasg

Super Moderator
theo tin mới nhận vài ngày qua ,giá cây lan kiếm cao nhất không thuộc về Hà Nội mà kỷ lục đã thuộc về Cây lan Kiếm ở SG ,giá lên đến 350 triệu/giò lan Kiếm
 

tuandefzajj

Thành viên tích cực
lại nói về lan kiếm e thấy dạo này mấy bác hp sao mà máu kiếm thế. Giá cứ lên vùn vụt. Làm cho mấy hộ nghèo như e k dám le ve món này nữa. Hi oojng cơn sốt kiếm này sẽ làm cho giá mạc rẻ. E chấp nhận cắm sổ đỏ ôm tất chờ ngày lên giá.
 

KE SI LAN

Thành viên
theo tin mới nhận vài ngày qua ,giá cây lan kiếm cao nhất không thuộc về Hà Nội mà kỷ lục đã thuộc về Cây lan Kiếm ở SG ,giá lên đến 350 triệu/giò lan Kiếm
chậu đó trồng giống địa lan gí vậy chú , chú nói giống để anh em trồng vài chậu ... bán chơi ;));));));))
 

DOVANDINH

Thành viên
lại nói về lan kiếm e thấy dạo này mấy bác hp sao mà máu kiếm thế. Giá cứ lên vùn vụt. Làm cho mấy hộ nghèo như e k dám le ve món này nữa. Hi oojng cơn sốt kiếm này sẽ làm cho giá mạc rẻ. E chấp nhận cắm sổ đỏ ôm tất chờ ngày lên giá.
Nghe anh Tuấn nói sao giống việc cây cảnh bị thổi giá cách đây 2- 3 năm vậy.^#(^.
Em cứ tránh xa mấy cái vụ đó cho lành. Mẹ em nghe em kể về việc giá cây cảnh , giá lan cao thì mẹ em bảo : có ma thèm mua, chỉ có mấy ông mê mẩn chơi với nhau rồi lại để giá lên cao thôi.hahaahahahhhhahaha !
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Các cây hoa lan trong số 10 loài hoa hiếm nhất trên thế giới

1. Cây lan ma

Loài hoa này không chỉ hiếm mà còn rất hấp dẫn. Nó có tên khoa học Epipogium aphyllum. Loài hoa này được coi là tuyệt chủng trong 20 năm. Nó rất hiếm bởi vì nó không có lá nên không thể tự quang hợp, tự phát triển mà phải lấy dinh dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân.

Nó được gọi là “hoa ma” bởi chúng có thể sống dưới lòng đất nhiều năm và chỉ nở hoa khi hội tụ tất cả các điều kiện. Điều đó lý giải tại sao những người chơi lan chỉ mong một lần trong đời được nhìn thấy loài hoa này nở. Loài hoa này tỏa ra mùi hương và nở vào tháng 6 đến tháng 8 trong năm.

Chúng chỉ được tìm thấy trong các khu rừng ở Cuba hoặc ở Florida. Tại Cuba, mà chúng mọc trên cây bách và chúng xuất hiện như “bóng ma”. Nó chỉ có thể được thụ phấn bởi các loài sâu bướm nhân sư khổng.


2. Hoa phong lan tím vàng


Ở Anh, từ năm 1917 người ta coi loài hoa lan này là bảo vật quốc gia và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Một nhánh hoa này có giá bán khoảng 5.000 USD, chừng đó là đủ để thấy chúng quý giá đến mức nào Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng loài này dù có hạt giống trong tay.

Thậm chí nhà bác học Charles Darwin đã không thành công khi nuôi dưỡng nó. Nó thường được ghép với một loại nấm để sinh trưởng và phát triển. Hoa có màu tím đỏ và màu vàng sáng.

Trích: http://www.tienphong.vn/the-gioi/575103/10-loai-hoa-hiem-nhat-tren-the-gioi-tpod.html
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Em không phải là moderator "điều phối trang mạng" nhưng có chút góp ý nho nhỏ, có lẽ là ý thức cộng đồng, có gì sa xỉ hay sai sót mong các bác lượng thứ.

1. Bác nào mới vào diễn đàn mà muốn hỏi tên cây lan thì đi tìm thread của anh chị em cũ đã post, rồi post chung vào đó. Đừng nên tạo 1 thread mới mà lại hỏi vài dòng, vài tuần lại biến mất.

2. Bác nào cũ cũng thao tác trước để anh em thực hiện theo.

Lãng phí tài nguyên trang mạng quá!!! Mà lại hao tổn thời gian lục lại các bài đã từng xem, có ích khi muốn tìm lại.

Xin được lượng thứ một lần nữa!
 

KE SI LAN

Thành viên

Phát hiện vùng phân bố tự nhiên mới của một loài Lan mới cho khoa học Việt Nam: Dendrobium farinatum Schildh. Et Schraut

Loài lan Dendrobium farinatum Schildh. Et Schraut là loài đặc hữu của Việt Nam, lần đầu tiên được ghi nhận qua một công bố trên tạp chí của Đức vào năm 2004, trong bài báo với tiêu đề "ein neues Dendrobium der Sektion breviflores aus Vietnam do tạp chí Journ. Orchideenfreund phát hành(1)". Trong bài báo này, hai tác giả H. Schildhauer và W. Schraut đã mô tả loài lan Dendrobium farinatum là một loài lan mới, xuất xứ từ Việt Nam, và loài lan này được nhập vào Cộng Hòa Liên Bang Đức với mục đích thương mại. Cũng theo tạp chí này, nguồn gốc xuất xứ của loài lan này không rõ ràng, nhưng được cho là từ tỉnh Lai Châu ở Tây Bắc Việt Nam và phân bố ở vùng có độ cao 800-900m so với mực nước biển.
http://www.hoalanvietnam.org/Tai_Lieu/PhatHienLoaiLanMoiChiCoOVN1.jpg


Trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học Nhiệt đới (ITB), Khu bảo tồn Hòn Bà (KBTHB) và Vườn Thực vật Praha (PBG), chuyến khảo sát thứ nhất (21 tháng 6-7 tháng 7 năm 2011) đã chính thức ghi nhận sự hiện diện của loài lan Dendrobium farinatum tại Khu bảo tồn Hòn Bà thuộc Khánh Hòa ở độ cao khoảng 1200-1500m. Đây là lần đầu tiên loài lan này được ghi nhận một cách chính thức trong môi trường tự nhiên tại Việt Nam. Mẫu vật thu thập được đã cho ra hoa vào tháng 7 trong năm.

http://www.hoalanvietnam.org/Tai_Lieu/PhatHienLoaiLanMoiChiCoOVN2.jpg

Đặc điểm sinh thái của mẫu vật thu được là mọc ven đường với kiểu rừng hỗn giao lá rộng.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu hỗn hợp ITB, KBTHB và PBG đang tiến hành thêm các khảo sát để đánh giá vùng phân bố và sinh thái của loài lan Dendrobium farinatum trong tự nhiên nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn cho loài lan đặc hữu này của Việt Nam.

(1) Theo tạp chí Orchideen Journal, Volume 11, năm 2004, trang 374 của hội Hoa lan CHLB Đức: "Vereinigung Deutscher Orchideenfreunde e.V". Tài liệu lấy từ trang: http://www.vdof.de/alt_5.htm

Nguồn tin: Viện Sinh học Nhiệt đới
http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=1005
 
Top