Tạo dáng Bonsai từ một phôi đơn giản.

Trần Hùng

Thành viên tích cực
Nhằm hỗ trợ thành viên (TV) trong việc định hướng và tạo tác bonsai từ cây phôi. Tôi xin giới thiệu loạt bài hướng dẫn xử lý phôi thành các kiểu dáng bonsai cơ bản nhất.

Trong bài viết, có xử dụng một số hình ảnh của TV Diễn đàn CCVN.COM và tham khảo tài liệu Kỹ thuật Bonsai của một số nghệ nhân tiêu biểu.

Do quĩ thời gian có hạn nên việc viết bài sẽ không liên tục như mong đợi của anh em TV. Mong anh em thông cảm!

Rất vui lòng đón nhận sự đóng góp ý kiến của anh em để topic thực sự hữu ích với những ai yêu thích cây cảnh nói chung và bonsai nói riêng.

Trước khi đi vào Phần I, mời các bạn xem qua một số kiểu dáng cơ bản của bonsai:


Có rất nhiều kiểu dáng khác nhau của 1 cây trong tự nhiên, các nghệ nhân đã đúc kết và qui lại thành 05 dáng đặc trưng nhất. Từ 5 dáng cơ bản trên đây có thể tùy biến thành nhiều kiểu dáng khác nhau.



PHẦN I

TẠO DÁNG TRỰC VỚI CÂY 1 THÂN​

Cây phôi được khai thác ngoài môi trường thiên nhiên:


Cắt phôi:

Việc xác định kiểu dáng cây trước khi cắt là hết sức quan trọng. Nó quyết định lớn đến sự hình thành và phát triển của cây sau này. Có thể dựa vào tiêu chí để định hướng cho 1 bonsai trong tương lai đẹp, đó là, gốc nở ngọn thon (vút, côn, kim tự tháp), tỷ lệ hợp lý giữa đường kính gốc và chiều cao cây khoảng 1/6.


Hình trên cho ta thấy vị trí cao nhất của vết cắt chéo có độ cao = 2 lần đường kính thân và vị trí mặt cắt thấp = với đường kính thân.

(Xem tiếp tại #7, trang 1)
 

Ngocanh2011

Thành viên tích cực
Bác làm ơn viết tiếp dùm em,hình như bác đang nói dở chưa nói hết, hay Vợ bác gọi lên chưa kịp viết :D
 

thanh_nam

Thành viên
Bài viết mà bác dùng những hình ảnh như thế này thì anh em nhìn rất dễ hiểu cảm ơn bac nhiều.
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
(tiếp theo...)

Thật tuyệt vời nếu chồi mới mọc ngay sát vết cắt như ta mong muốn. Nhưng đôi khi chồi mọc cách xa vết cắt, do đó khi cắt lần 1 các bạn nên cắt cao hơn . Khi chồi mọc, ta sẽ xử lý vết cắt lần 2 để tạo co một cách như ý.

Dưới đây là hình minh họa chồi mọc “đúng bài” và các lần cắt giật (cắt nhịp) tiếp theo để tạo độ thon vút cho cây:


C1: Giữ lại 1 chồi khỏe nhất làm thân chính, bỏ các chồi khác nhằm tập trung dinh dưỡng cho chồi này phát triển, vết cắt mau liền.

C2: Khoảng 1 đến 2 năm (tùy vào độ sinh trưởng của cây…) phần thân mới đã lớn và kích thước có tỷ lệ hài hòa với phần thân cũ, ta sẽ cắt lần 2 theo chiều ngược lại với vết cắt lần 1.

C3: Lặp lại công việc “nhàm chán” này trong khoảng vài lần sau nhiều năm, các bạn sẽ được một cây tương đối theo chuẩn "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn) như đã đề cập trên đây.

* Lưu ý: Trong suốt quá trình cắt, nên giữ lại một số cành cơ bản ở những vị trí “đẹp” để tạo dáng tổng thể sau này.

Hồi mới chập chững bước vào tìm hiểu dòng bonsai, nghe sư phụ Lâm Ngọc Vinh góp ý, tôi chẳng hiểu gì về chi số, chi cấp và chi phông. Hễ cứ thấy nó xum xuê là OK tuốt.

Thật mắc cười khi tôi đặt vấn đề như trên bởi nó sẽ thật đơn giản với những bạn đã hiểu, còn với những người mới chơi thì cũng nên đảo qua vài dòng.


1: Cành thấp nhất là chi số 1 thường có độ lớn nhất và hướng về bên phải
2: Cành thứ 2 là chi phông (tất cả chi phông tôi biểu diễn màu đỏ để các bạn dễ phân biệt) nằm ở phía sau.
3: Cành số 3 đối trọng với cành số 1 và hướng về bên trái.

Tương tự cho đến hết phần ngọn sẽ là 5, 6,7... tùy theo độ cao của cây.


Cây một thân dáng trực thẳng (Chokkan)

(Xem tiếp tại #14 - Trang 2)
 

vanxeng

Thành viên tích cực
Bài này rất hữu ích cho các bạn mới chơi, nhưng mà cách này phải hết sức kiên trì, hợp với người trẻ nhé. Ai có tuổi rồi thì nên mua cây phôi về chơi cho nhanh được ngắm cây đẹp.
 

Nhhanh

Thành viên
Quá chuẩn! chuẩn không cần chỉnh. 1 bài học quý mà em đang cần học hỏi. cám ơn anh hùng nhiều nha.
Xuất bản phần tiếp theo đi anh
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
Đã xong phần cắt giật cho thân chính, giờ ta chuyển qua phần cắt chi để tạo tán (tàn). Khỏi phải nói thì các bạn cũng biết, một cây bonsai đạt chuẩn và mang tính thẩm mỹ cao ngoài vẻ đẹp của thân chính và bộ đế (phần rễ) đòi hỏi phải có một bộ chi tàn theo kiểu dáng nhất định.

Xác định và chọn cho cây phôi một kiểu chi tàn trong tương lai sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian xử lý về sau này.

Ngoài các kiểu như liễu rũ, gió lùa hay dáng quái và một số kiểu biến thiên khác thì chung qui lại, bộ chi tàn của bonsai cũng chỉ thuộc 1 trong 5 kiểu cơ bản nhất sau đây:


T1: Kiểu tàn hình rẻ quạt (hình chổi).
T2: Kiểu tàn hình dù (trăng khuyết).
T3: Kiểu tàn hình bán nguyệt.
T4: Kiểu tàn hình tam giác cân.
T5: Kiểu tàn hình tam giác lệch.

Vài VD sau đây để các bạn có thể hình dung các nghệ nhân đã áp dụng hiệu quả kiểu tán cho tác phẩm bonsai của mình như thế nào:










Còn tiếp...Chúc cuối tuần vui vẻ!​

Xem tiếp tại #19​
 

Ngocanh2011

Thành viên tích cực
rất hay đáng để học hỏi,cám ơn bác
Mong bác bớt chút thời gian post bài cho em học hỏi
Chân thành cám ơn bác
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
PHẦN II

XỬ LÝ 1 PHÔI VỚI NHIỀU PHƯƠNG ÁN KHÁC NHAU​

Thật không gì bằng khi người bán phôi đã lựa dáng và cắt sẵn cho bạn, bạn chỉ cần chờ mầm mới mọc ra và dựa vào đó để tạo tác về sau.

Với trường hợp bạn mua được 1 phôi hàng chợ (họ thường để um tùm, miễn sao người bình dân có thể mang về "chơi" được ngay.) hay cây bạn khai thác ngoài thiên nhiên thì việc cắt và xử lý cũng cần phải "ngâm cứu" thật kỹ trước khi "xuống tay"!

Việc quan trọng thứ nhất là bạn phải xác định được "mặt tiền" (mặt chính) của cây trong tương lai. Vấn đề mặt tiền tôi xin không đề cập vì đã có nhiều topic hướng dẫn.

Khi đã xác định được mặt tiền, nên xoay cây theo nhiều hướng khác nhau và xác định quan trọng thứ hai là mình sẽ "chơi" kiểu gì? Đổ? Bay? Trực hay Bạt phong???

Bạn không phải lo lắng và chờ lâu, ngay sau đây tôi sẽ giúp bạn điều này.

Cây phôi trước khi xử lý:

Xoay thử vài hướng khác nhau, phải , trái. Oh! Xoay trái nào.
Nhìn vào hình dưới, thấy nó cứ rối tung cả lên nhưng đừng vội, hãy kiếm 1 viên phấn và gạch thử vài đường những cành cần cắt bỏ:

Oh! Một "em" Thác đổ trong tương lai hay chí ít cũng được "một em" dáng Bay (Dáng Huyền), thật bõ công xoay qua xoay lại từ nãy tới giờ:


Nếu quả thật bạn không hứng thú cho lắm với cái dáng đổ ở trên - Vì sao? Đơn giản chỉ là do bạn không thích. Vậy ta thử phương án khác trước khi "hành quyết" thì e cũng chưa muộn.

Tiếp tục xoay nhưng lần này xoay chút xíu thôi, giảm vài độ so với lần trước:


 

Ngocanh2011

Thành viên tích cực
Sặc bác làm này chết em,đang đọc đến đoạn cao hứng bác cắt phịch 1 cái, cứ như bác cắt cây ấy
bác cho em hoi 1 chút ,NẾu trường hợp bác cắt lần 1 từ 1 phôi đơn giản mà cái Mầm ko mọc đúng chỗ mong muốn thì làm thế nào
mong bác trả lời
Xin cám ơn bác
 
Top