Tư vấn về cây cảnh online

thanhtrucsg

Thành viên
Hàng ngày trong lúc chăm sóc sân vườn cây cảnh bonsai chúng ta dù ít hay nhiều kinh nghiệm vẫn có thể gặp phải những tình huống chưa rõ cần được những bạn "biết" giúp đỡ, hướng dẫn để xử lý càng sớm càng tốt. Topic này mong nhận được sự giúp đỡ kịp thời của nhiều bạn có kinh nghiệm trồng cây cảnh ...

Câu hỏi đầu tiên:

Nụ hoa mộc qua như hình dưới rất nhiều khả năng sẽ nở bung trong vài ngày tới


Trong khi nụ hoa mộc qua như hình dưới thì chắc chắn không thể nở được vì cuống bao hoa rất dày


Hoa của 2 cây trồng sân nhà đang ra nụ, có bạn nào biết nguyên nhân và cách làm cho hoa mộc qua nở được không?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Với cá nhân mình thì chuyện chả khó khăn gì.
Mộc Qua nó muốn nở hoa thì cũng tương tự cành hoa Đào, hoa Mai chưng Tết.
Hễ đủ nước cho thân là hoa nó nở.
Thế nên, muốn nụ hoa Mộc Qua nở cho bằng hết, bạn cứ việc ngâm hết bàu đất vào
chậu nước có pha thêm Aspirin và Vitamin C ( trung bình 500mg Aspirin và 200mg Vit/ 1 lít nước).

B5n đừng quên một việc cần thiết cho việc tạo nụ hoa ở Mộc Qua :

1. Cây Mộc Qua của bạn có thuộc loài "siêng hoa" hay không ?
Tức là có loài nở hoa nhiều đợt 1 năm. Có loài nở hoa rất rộ, có loài chỉ lác đác.

2. Mộc qua rất cần phân bón (khi trồng chậu). Vì vậy nhà vườn họ thường bỏ
hẳn 1 muỗng súp (tức là đầy 1/2 vỏ quả trứng gà) phân tan chậm (thường là loại
6 tháng hoặc 12 tháng. Coi chừng có loại tan theo nhiệt và có loại tan theo ẩm độ),
vào ngay dưới gốc cây (khi vừa đặt cây vào chậu đất mới.

Nhờ thế, lúc bạn mua cây (thường là 10 tháng sau), bạn sẽ thấy cây rất nhiều hoa.
Sau đợt hoa, cây hết phân, thường là chả mấy hoa như trước !
 

kienbd87

Thành viên
Vào 30 tết những nhà ở vùng nông thôn thường cắt cành mai để chưng trong nhà. Con xin hỏi thầy Vũ Hưng mình làm thế nào để nụ hoa ko bị rụng và nở đẹp ạ.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Vào 30 tết những nhà ở vùng nông thôn thường cắt cành mai để chưng trong nhà. Con xin hỏi thầy Vũ Hưng mình làm thế nào để nụ hoa ko bị rụng và nở đẹp ạ.
Câu này thì anh có thể trả lời được vì ngày xưa anh là người chuyên cắt cành mai trong vườn để "đổi hàng" thèo lèo, pháo chuột, mứt bí, mứt gừng ... với bạn bè, người thân trong nội thành vào ngày cuối năm âm lịch.

- Chuẩn bị cắt cành thì cần cưa, kéo lớn, hộp quẹt, bó là dừa khô là đủ.
- Sau khi chọn được cành mai thì dùng cưa bén cắt ngang hời dài về phần gốc độ 10cm ---> bật quẹt đốt bó là dừa ---> hơ lửa gốc cành cắt cho khô nhựa (nhìn thấy ám khói đen thui).
- Nếu di chuyển xa, lâu thì bó sơ bên ngoài bằng ít là dừa tươi cho an tâm người thành phố. Riêng anh thì cũng chả cần kỹ như vậy..
- Sau khi chọn bình, đổ nước sạch vào thì trước khi cắm cành mai vào bình dùng cưa bén cưa bỏ phần gốc khoảng 10cm hoặc cưa tới chỗ thích hợp với cái bình rồi cắm nhanh vào bình có nước sẵn. Ngày xưa không biết và cũng không có điều kiện để pha aspirin vào nước như bây giờ nhưng cành hoa bung nở rất đều như đang ở trên cây sống, rất lâu tàn rụng bông ...

Bạn thử mà xem ...
 

kienbd87

Thành viên
Câu này thì anh có thể trả lời được vì ngày xưa anh là người chuyên cắt cành mai trong vườn để "đổi hàng" thèo lèo, pháo chuột, mứt bí, mứt gừng ... với bạn bè, người thân trong nội thành vào ngày cuối năm âm lịch.

- Chuẩn bị cắt cành thì cần cưa, kéo lớn, hộp quẹt, bó là dừa khô là đủ.
- Sau khi chọn được cành mai thì dùng cưa bén cắt ngang hời dài về phần gốc độ 10cm ---> bật quẹt đốt bó là dừa ---> hơ lửa gốc cành cắt cho khô nhựa (nhìn thấy ám khói đen thui).
- Nếu di chuyển xa, lâu thì bó sơ bên ngoài bằng ít là dừa tươi cho an tâm người thành phố. Riêng anh thì cũng chả cần kỹ như vậy..
- Sau khi chọn bình, đổ nước sạch vào thì trước khi cắm cành mai vào bình dùng cưa bén cưa bỏ phần gốc khoảng 10cm hoặc cưa tới chỗ thích hợp với cái bình rồi cắm nhanh vào bình có nước sẵn. Ngày xưa không biết và cũng không có điều kiện để pha aspirin vào nước như bây giờ nhưng cành hoa bung nở rất đều như đang ở trên cây sống, rất lâu tàn rụng bông ...

Bạn thử mà xem ...
Cảm ơn a. E cũng nghe 1 bác chia sẽ thế này: Cũng thui cành như a nói nhằm tránh mất nước và dinh dưỡng của cành, cứ để vậy cho vào bình hoa, ko cần chế nước vào, vì khi cắt đầu thui + ngâm trong nước nhựa trong cành sẽ tuột chứ ko lên. Ý kiến của a sao ạ?
==================================
Nếu cây mai nhà mình thì sao ko cắt cành rồi cấm thẳng vào bình nước luôn a? Thui cành xong rồi lại cắt bỏ phần thui đó đi có tác dụng gì vậy a.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Cảm ơn a. E cũng nghe 1 bác chia sẽ thế này: Cũng thui cành như a nói nhằm tránh mất nước và dinh dưỡng của cành, cứ để vậy cho vào bình hoa, ko cần chế nước vào, vì khi cắt đầu thui + ngâm trong nước nhựa trong cành sẽ tuột chứ ko lên. Ý kiến của a sao ạ?
He he, cành mai cắm trong nhà mình thì anh bê cái bình có nước để sẵn bên cạnh gốc cây mai, cưa xong cắm vào luôn không cần hơ lửa gốc cành.

Những cành cho khách thì anh luôn dặn khách khi về đến nhà thì cưa bỏ phần gốc cành để cành tươi lâu, không rụng nụ, bông do thiếu nước... Việc hơ lửa cho khô nhưa là để tránh bọt khí lẫn vào mạch nhựa cây gây tắc (gián đoạn), làm cho nước dẫn lên bị tắc, không liên tục ... dẫn đến hoa không tươi, không thắm, mau rụng ..
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chuyện bạn Kienbd87 mà hỏi rồi được ai đó cố vấn chuyện không ngâm cành
vào nước sau khi hơ gốc, thì bạn Thanhtrucsg cho mình phụ một tay góp ý với.

Chuyện thế này.
Mình đoán là hồi nhỏ bạn Kienbd87 chắc hiền lành, ít nghịch đất cát nên
không quen cuyện bẻ cây cắt cành.

Bây giờ bạn chịu khó làm ngay như mình chỉ ở đây để nắn cho chắc cái chuyện
nhựa cây nó có tuột xuống chỗ cắt không nghe.

1. Chúng ta dùng giấy để giả làm cành cây.
Bạn dùng giấy xốp chùi tay, quấn quanh cái đũa.



2.quấn giấy quanh chiếc đũa rồi lấy giây thun cột 2 đầu lại.
3.một đầu có đũa thò ra khoảng 3 cm. Một đầu không có đũa thò ra thì bạn cắt dọc cho loe
giấy ra (để bốc hơi cho dễ).

4. Bạn lấy ly cà phê lợt (để có màu cho dễ thấy), cỡ chừng 5-7 cm cà phê (cao).
5. Đặt cây giấy (đầu có đũa lú ra) vào ly cà-phê.
6. Bạn quan sát sẽ thấy cà-phê chạy từ từ lên tới đỉnh (chỗ cắt loe).



7. chờ tới khi cà-pê lên tới đình, bạn mở quạt thồi cho khô phần loe.
Phần loe kho đến đâu, nước ở dưới lại "bò "tiếp lên tới đó.

8. Nếu thích, bạn nhấc cây giấy ướt ra ngoài, và chờ xem nó có nhiễu hết nước từ trên xuống
rồi khô hay không ?

Chuyện này xảy ra là bởi "ông Trời" cho nước cái tính "bò theo kẽ" (mao dẫn).
Thành thử một khi nó đã nằm trong kẽ, thì nó cứ tiếp tục bò lên chỗ kẽ khô.
Chứ bảo nó tuột thì chả đời nào nó chịu.

Nếu ở nhà bạn có trò nào học lớp 6, bạn mượn thử quyển sách Sinh học , mở ra sẽ thấy
chuyện chúng ta làm giống ở trong sách.




Riêng chuyện đốt gốc thì mình nghĩ thế này.

Cành cắt xong cắm vào nước thì đúng rồi. Thế nhưng sau vài ngày, chỗ thân cắt ngang
sẽ có khả năng hư thúi (do dập nhiều ít). Nếu hư thúi, khả năng hút nước (cho nước
thấm qua tế bào) sẽ giảm hoặc ngưng hẳn. Điều này sẽ khiến cành hoa thiếu nước
nên héo, rụng. (Khi hoa nở sẽ cần nhiều nước do rễ đưa lên, chứ nhựa đặc trong thân
chỉ là chất dự trữ).
Do đấy, việc đốt gốc giúp "làm những tế bào dập" tiêu hết chất sống. Vách tế bào
thành than (rỗng) vẫn có khả năng hút nước giúp bung hoa, đâm đọt trong nhiều ngày,
nhờ chậm hư thúi.
 

kienbd87

Thành viên
Chuyện bạn Kienbd87 mà hỏi rồi được ai đó cố vấn chuyện không ngâm cành
vào nước sau khi hơ gốc, thì bạn Thanhtrucsg cho mình phụ một tay góp ý với.

Chuyện thế này.
Mình đoán là hồi nhỏ bạn Kienbd87 chắc hiền lành, ít nghịch đất cát nên
không quen cuyện bẻ cây cắt cành.

Bây giờ bạn chịu khó làm ngay như mình chỉ ở đây để nắn cho chắc cái chuyện
nhựa cây nó có tuột xuống chỗ cắt không nghe.

1. Chúng ta dùng giấy để giả làm cành cây.
Bạn dùng giấy xốp chùi tay, quấn quanh cái đũa.



2.quấn giấy quanh chiếc đũa rồi lấy giây thun cột 2 đầu lại.
3.một đầu có đũa thò ra khoảng 3 cm. Một đầu không có đũa thò ra thì bạn cắt dọc cho loe
giấy ra (để bốc hơi cho dễ).

4. Bạn lấy ly cà phê lợt (để có màu cho dễ thấy), cỡ chừng 5-7 cm cà phê (cao).
5. Đặt cây giấy (đầu có đũa lú ra) vào ly cà-phê.
6. Bạn quan sát sẽ thấy cà-phê chạy từ từ lên tới đỉnh (chỗ cắt loe).



7. chờ tới khi cà-pê lên tới đình, bạn mở quạt thồi cho khô phần loe.
Phần loe kho đến đâu, nước ở dưới lại "bò "tiếp lên tới đó.

8. Nếu thích, bạn nhấc cây giấy ướt ra ngoài, và chờ xem nó có nhiễu hết nước từ trên xuống
rồi khô hay không ?

Chuyện này xảy ra là bởi "ông Trời" cho nước cái tính "bò theo kẽ" (mao dẫn).
Thành thử một khi nó đã nằm trong kẽ, thì nó cứ tiếp tục bò lên chỗ kẽ khô.
Chứ bảo nó tuột thì chả đời nào nó chịu.

Nếu ở nhà bạn có trò nào học lớp 6, bạn mượn thử quyển sách Sinh học , mở ra sẽ thấy
chuyện chúng ta làm giống ở trong sách.




Riêng chuyện đốt gốc thì mình nghĩ thế này.

Cành cắt xong cắm vào nước thì đúng rồi. Thế nhưng sau vài ngày, chỗ thân cắt ngang
sẽ có khả năng hư thúi (do dập nhiều ít). Nếu hư thúi, khả năng hút nước (cho nước
thấm qua tế bào) sẽ giảm hoặc ngưng hẳn. Điều này sẽ khiến cành hoa thiếu nước
nên héo, rụng. (Khi hoa nở sẽ cần nhiều nước do rễ đưa lên, chứ nhựa đặc trong thân
chỉ là chất dự trữ).
Do đấy, việc đốt gốc giúp "làm những tế bào dập" tiêu hết chất sống. Vách tế bào
thành than (rỗng) vẫn có khả năng hút nước giúp bung hoa, đâm đọt trong nhiều ngày,
nhờ chậm hư thúi.
Con cảm ơn thầy nhiệt tình chỉ bảo, cảm ơn a aThanh Trúc. Thầy Hưng đoán đúng rồi ạ, từ nhỏ con hiền và ít nghịch ngộm. Ý thầy là mình đốt góc sau đó cấm vào bình có nước sẽ giữ được lâu hơn so với không đốt phải không ạ. Giờ mình chuyển qua chủ đề cây ôm đá nha thầy cùng a Trúc. Con rất thích các tác phẩm sanh ôm đá thả nước cũng như các loại khác ôm đá thả đất. Mong thây, a Trúc cùng mọi người chỉ cho con các kĩ thuật cơ bản về cây ôm đá, con đang hóng chờ hồi âm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tưởng chuyện gì, chứ chuyện cây mọc trên đá, rễ bám đá thì trên D Đ này
vô số bài đã từng được đăng. Bạn Kienbd87 cứ việc vào mục Kinh nghiệm nghệ nhân
là gặp vô số.
Tỉ như bài này :
Một số kinh nghiệm làm cây ký đá của phongbonsai

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=24508

Hoặc bạn vào hồ sơ của bạn LnVinh tìm chủ đề cây &đá cũng nhiều lắm.
Chúc bạn gặp nhiều khám phá mới.
 
Top