Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của lan hồ điệp

ngocphuong1

Thành viên mới
Lan hồ điệp chính là loài hoa đẹp và vô cùng sang trọng, tinh tế được nhiều người yêu thích. Đồng thời có rất nhiều người mê hoa hồ điệp cũng như muốn được tìm hiểu về tất cả những gì liên quan đến nó. Vậy thì trong bài viết hôm nay chaulanhodiep.com xin được cung cấp cùng bạn tất cả những thông tin liên quan đến đặc điểm hình thái của lan hồ điệp. Hãy cùng tham khảo nhé!

Thứ nhất: Về rễ của hoa lan hồ điệp



Đối với lan hồ điệp thì hệ rễ của nó không phân chia thành rễ chính rễ phụ hay rễ nhánh mà thay vào đó chính là rễ với dạng to tròn, mập có nhánh hay không phân nhánh. Rễ của lan hồ điệp sẽ có màu trắng còn ở đầu rễ thì lại có màu xanh hay màu vàng trắng, cũng có khi là màu đỏ tối. Thông thường thì rễ của lan hồ điệp được mọc tràn luôn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí. Đây chính là cách để nó hút O2 và nước đồng thời cũng có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ của lan hồ điệp có khả năng quang hợp được.

Bên cạnh đó thì rễ của lan hồ điệp sẽ có nấm cộng sinh. Lý do mà nấm cộng sinh ra đời đó chính là vì hạt của hoa lan đều không có nội nhũ, thế nên trong quá trình nảy mầm ở điều kiện tự nhiên nó cần phải dựa vào những nấm cộng sinh mới có thể hút được chất dinh dưỡng. Đồng thời trong quá trình sinh trưởng của lan hồ điệp thì những loài nấm này sẽ sống cộng sinh tại rễ của lan hồ điệp giúp hỗ trợ lẫn nhau. Thế nên nhiều người thường gọi rễ của lan hồ điệp chính là rễ nấm. Đối với những người trồng lan hồ điệp phải chú ý vì trên rễ cây có nấm cộng sinh thế nên việc tưới nước hay bón phân cho lan hồ điệp cần phải thật cẩn thận.


Thứ hai: Về thân của hoa lan hồ điệp



Bạn biết không lan hồ điệp chính là loại lan đơn thân vì thế thân của chúng rất ngắn cũng không hề có giả hành hay thời gian kỳ ngủ rõ rệt như nhiều loài hoa cỏ khác. Thông thường thì lan đơn thân sẽ sinh trưởng rất chậm chạp cũng như thân chính của loài hoa lan hồ điệp với điều kiện môi trường thuận lợi thì hàng năm mới mọc ra các lá mới. Và chúng sẽ mọc theo hướng coa hơn phương thẳng đứng, đối với cành hoa thì mọc ở rìa thân cây hay hay ở nách lá. Hoa lan hồ điệp rất đặc biệt vì lá mọc xếp thành hai hàng xen kẽ nhau thế nên đối với hoa cũng thế, nó cũng được mọc theo hai hàng đối xứng. Thoạt nhìn chúng ta có thể nhìn thấy chúng tựa như những đàn bướm đang chuẩn bị bay lượn.

Theo sự sinh trưởng của cây thì những lá già ở phần dưới gốc của lan hồ điệp sẽ dần dần héo già từ đó rụng đi đến lúc chồi nách mọc ra, nhưng thông thường nó cũng sẽ không mọc dài ra được. Thế nên loài hoa lan hồ điệp sẽ rất khó ra chồi nhánh nên chúng ta không thể dùng phương pháp tách cây nhân giống. Ngoài ra một chi tiết thú vị về thân của lan hồ điệp mà không phải ai cũng biết đó chính là thân không chỉ có tác dụng giữ cho cây thẳng đứng mà nó còn tích trữ chất dinh dưỡng cũng như nước cho cây.


Thứ ba: Về lá của cây hoa lan hồ điệp





Cuối cùng về lá của lan hồ điệp thì nó sẽ vừa to dày vừa đầy đặn và được mọc đối xứng để ôm lấy thân cây. Số lá trên lan hồ điệp sẽ không nhiều, thông thường thì 1 cây lan trưởng thành sẽ có khoảng 4 lá trở lên. Đồng thời trong nách lá sẽ có 2 chồi phụ, ở phía trên to hơn đó chính là chồi sơ cấp còn bên dưới chính là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Những chồi sơ cấp này thường sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì sẽ đi vào giai đoạn “ngủ nghỉ”.

Với lá của lan hồ điệp thì sẽ bao gồm 3 loại màu xanh ở mặt trên lá và màu đỏ ở mặt dưới của lá, mặt trên lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Một bí quyết cho bạn đó chính là căn cứ vào màu sắ của lá thì chúng ta có thể phân biệt được màu sắc của hoa. Với những chiếc lá màu xanh thông thường sẽ cho ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu. Còn đối với những chiếc lá với màu còn lại thường sẽ cho ra hoa hồ điệp với màu đỏ.

 
Top