Những kỹ thuật nuôi trồng cây hoa thược dược ra hoa đẹp

hieule

Thành viên mới
Cây hoa thược dược còn có tên gọi là Cúc Đại Lý. Hoa thược dược có nhiều màu sắc: đỏ, trắng, cam, vàng,…. cây hoa này thuộc họ cúc, có đường kính từ 2 đến 8cm, chiều cao thân từ 35 – 55cm. Cây hoa này trồng rất dễ, thời gian hoa thược dược nở từ tháng 6 đến tháng 9. Hoa thược dược không chịu được nắng nóng mùa hè và cái lạnh của mùa đông, mà chỉ thích sự mát mẻ của mùa hè.



  • Yếu tố cần thiết để trồng cây hoa thược dược
Cây thược có thể trồng ở nhiều vùng miền khác nhau, từ khí hậu lạnh đến nóng và ẩm. Củ của cây thược dược có thời gian ngủ,Cây thược dược trồng phát triển ổn nhất ở khí hậu ôn đới.


Kỹ thuật trồng cây hoa thược dược không hề khó

Cây Thược dược ưa sáng, tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ, thích mọc nơi nửa bóng râm nửa sáng. Nó có khả năng chịu rét, chịu hạn trước khi trồng cần bón phân chuồng hoai, phân bột sương.
Hoa thược dược có nhiều giống: giống lùn, giống chung, giống cao, hoa có nhiều màu sắc khác nhau: vàng lợt chanh, vàng sậm, tím lợt, tím sậm, nâu sậm, nâu đốm sọc trắng, tím đốm trắng, đỏ.

  • Những kỹ thuật để trồng cây hoa thược dược có hoa đẹp
Để trồng được cây thược dược thì thời gian tốt nhất vào tháng 4 – 5. Cho củ vào giữa chậu, trồng mỗi lần một củ trong chậu số 10. Đợi sau khi chồi mọc lên khỏi mặt đất trồng, loại hoa to giữ lại một chồi, loại hoa vừa giữ lại 2 chồi, thì ngắt bỏ các chồi còn lại. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, sau đó bón phân. Chăm sóc trước khi nở hoa: ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non từ lá thứ thư trở lên. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Cung cấp đủ nước, phân bón và ánh sáng là các khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây hoa này

Ta đợi đến khi nở hoa xong: sau đấy cắt tỉa, chỉ giữ lại 1 – 4 nhánh để ức chế các chồi nảy mầm và có thể thưởng thức hoa thêm lần nữa vào mùa thu. Trong thời gian hoa nở nên bón phân 15-20 ngày 1 lần. Thời gian tiến hành đào củ thích hợp nhất vào tháng 11. Đào củ xong chúng ta không nên bỏ lớp đất bên ngoài củ, nên bảo quản ở nơi không bị thấm sương.

  • Kỹ thuật chăm sóc cây hoa thược dược
Chăm sóc cây hoa thược dược có rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất gồm một số yếu tố sau:
Đất trồng:

Chúng ta nên chọn lựa các loại đất phù sa tơi xốp, và có thể trộn thêm một ít trấu hun hoặc xơ dừa để trồng cây nhằm mục đích cung cấp cho hoa lượng dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất giúp cây phát triển toàn vẹn.



Phân bón:

Tất cả cây trồng đều cần phân bón và cây thược dược cũng thế . Nên sử dụng phân hoai mục, phân chuồng thật hoai và loại đất lạnh ra. Để bón thúc, có thể sử dụng phân hóa học, phân cá hoặc bánh dày. Lúc mới trồng, có thể bón lót để tạo điều kiện dinh dưỡng ban đầu cho cây. Khi bón lót cũng cần lưu ý cây tốt hay xấu để dễ bón hơn. Chủ yếu sau khi trồng 20 – 25 ngày cho cây phát triển, nếu cần có thể bón 1 đến 2 lần nữa lức cây có nụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa.


Thược dược từng được nhiều người ưa chuộng trưng bày ban thờ hoặc nơi làm việc
Ánh sáng:

Cây thược dược có thể để tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, nếu không đủ không gian để đặt cây ngoài cửa sổ, hay ban công. Vào thời điểm cây phát trển cần mang chậu hoa đẹp của mình vào chỗ lạnh và tối để cây có thể chuẩn bị ra nụ


Tưới nước:
Cây thược dược có thể chịu ẩm ướt nhiều nên có thể tưới nước ngày 2 lần. Vì là cây mọng nước nên cần tưới vào buổi sáng và buổi chiều để tránh bị cháy nắng, sanh ra ung thối thành khuẩn.
Phòng trừ sâu bệnh: Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm lây lan. Bệnh đốm lá cũng thường phát sinh vào mùa mưa, trên lá thường xuất hiện những chấm vàng rồi lan ra thành nâu tròn, có thể dùng nước boocđo 0,5% hoặc zineb 0,1% để phòng trừ.



  • Mời các bạn tham khảo thêm: kỹ thuật nuôi trồng cây cảnh để bàn làm việc đẹp và sống lâu trong nhà.
 
Top