:: nhờ hướng dẫn làm rượu nếp cẩm

quanghunggiatrang

Thành viên
sắp tới tết rồi, em muốn ngâm bình nếp cẩm khoảng 10l uống, nhưng ko biết cách, có anh chị nào có kinh nghiệm và tâm hồn ăn uống chia sẻ cho em với nhé
em xin cảm ơn nhiều
 

honolulu

Thành viên
Mới tìm được trên google:

Cách làm cơm rượu nếp cẩm


Cơm rượu nếp cẩm là một trong những món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Thực ra cách làm rượu nếp cẩm cũng không khác nhiều lắm so với các loại cơm rượu gạo khác. Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn công thức cũng như quy trình làm cơm rượu nếp cẩm hoàn toàn thủ công bằng phương pháp gia truyền.
Có thể bạn quan tâm:
>> Rượu gia truyền Ông Đường / Chả cá Bà Thu – Vân Đình / Rượu nếp cái hoa vàng
Rượu nếp cẩm và nếp cái hoa vàng

1. Chọn gạo để làm rượu.
- Gạo nếp cẩm hoàn toàn khác so với gạo nếp thường hay gạo nếp nương, gạo nếp cẩm hay người ta còn gọi là nếp than vì gạo có màu đen chứ không phải màu trắng như gạo nếp làm bánh.
- Chọn loại gạo phải tròn, dài đều và đảm bảo rằng màu sắc của gạo không phải do nhuộm.
- Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu sẽ không đậm.
2. Men rượu
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
3. Cách chế biến.
Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi đượcnấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.
Nấu cơm
- Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.
- Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Chuẩn bị men.
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.
- Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc… chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cáibánhgiày), men cũng rẻ thôi nếu làm 5kg gạo các bạn chỉ mua 3-4k men là thoải mái, nếu quen nhà ai nấu rượu thị xin cũng được.
- Liều lượng men: thường là 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
- Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Rắc men.
Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.
Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên.
Ủ cơm, lên men.
- Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.
- Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
- Ủ rượu khoảng 3 ngày khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được. Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
Với hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp cẩm thơm ngon, chúc các bạn thành công!:bz
 
Top