Nguyệt Quế

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
GIỚI THIỆU

•Tên tiếng Việt: Nguyệt quế, Nguyệt quới, Nguyệt quí.

•Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.

•Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack.
Họ: Rutaceae – Họ Cam.
Bộ: Rutales – Bộ Cam.
Cây có nguồn gốc từ châu Á.
Ở Việt Nam cây mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa từ các tỉnh miền Bắc đến Trung Bộ, dọc theo các bờ nước, thung lũng, ven khe hay dưới tán rừng nhiệt đới vùng đồi núi trung du.
Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).
Cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo.
Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Nhị đực 10. Hoa có quanh năm.
Quả mọng, hình cầu hay trứng, gốc có đài còn lại đầu nhọn, màu đỏ, thịt nạc, 1 – 2 hạt.


ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG
Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.
Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam)
Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.
Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GiỐNG
1. Gieo hạt
1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:

-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...

-Thuốc trừ nấm.

-Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ thóc hoặc perlite (đá núi lửa) hoặc mụn dừa... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau:

Đất sạch - vỏ thóc (hoặc perlite) = 7 : 3

Ở đây chúng ta không quá chú trọng về pH vì dù có muốn chú trọng cũng không thể điều chỉnh được, vả lại đất sạch cũng đã có độ pH thích hợp cho đại đa số các loại hạt rồi.

2. Tiến hành gieo hạt:

-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm.

-Tưới đẫm chất trồng.

-Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này rất quan trọng), tốt nhất phun liên tục 2-3 lần để thuốc thấm xuống sâu hơn.

-Ngâm hạt: đối với các loại hạt có vỏ mỏng (như cà, ớt...) có thể ngâm bằng nước lạnh khoảng 3-5 tiếng. Đối với các loại hạt có vỏ dày (như các loại đậu) thì nên ngâm bằng nước ấm (nguyên tắc pha nước 7 lạnh 3 nóng) ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo (cho nên bước này phải thực hiện có kế hoạch và làm trước các bước chuẩn bị).

*Chú ý: khuyến khích sử dụng GA3 (chất kích thích nẩy mầm) để tăng tỷ lệ nẩy mầm cao nhất!

-Gieo hạt: nguyên tắc gieo hạt là chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt.
-Sau khi gieo hạt xong nên phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.

-Sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm, hay tấm kiếng đậy lại chậu hoặc khay uơm để tăng độ ẩm, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.

3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

-Nhiệt độ: dao động từ khoảng 20-25oC . Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn rồi.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió...), vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên. Riêng nguyệt Quế thông thường phun ngày 2 lần sáng 6h-8h, chiều 5h-6h30.

-Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.

-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.


Chiết cành
Cách này do anh dungkhiem chia sẻ, xin phép trích dẫn bài viết của anh, cảm ơn anh !
Nên chọn cành chiết dài cỡ 60-70cm, nhánh phải sung, da sần, nhám, mình tròn.
Khất khoanh vòng tròn vị trí cần chiết hai vòng cách nhau 1cm, sau đó lột da....bỏ đó đi hút thuốc uống trà....
Khoảng 3 ngày sau dùng rể lục bình (hoặc mụn dừa) vừa độ ẩm vắt nước xả 1 lần ốp vào nhánh, dùng bao ni lon trắng trong (loại 0,5kg) quấn xung quanh ghì chặt, sau đó cột chặt bằng dây nilon ở 2 đầu.
20 ngày sau nhánh nào rụng lá thì nhánh đó chết, nhánh nào sống thì có cơ hội ra rễ tốt.
45 ngày sau thấy có đốm trắng là rễ non đó. Chờ rễ vừa ngã sang màu vàng cắt xuống trồng trong chậu (hoặc bịt) cho chắt ăn (tưới nước ít) khi nào ra đọt già bấm bớt ngọn rồi đem trồng....
Ghép mắt:
+ Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh.
+Chọn nhánh ghép : Chọn cây mẹ tốt, sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.
Kỹ thuật ghép cho NQ theo chú LNVinh thì vẫn như ghép các loại Bonsai thông thường.
Phun thuốc:
+Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+Phun tập trung vào các đợt đọt non.
Dùng các loại thuốc như:
Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước
Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước
Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước
Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nước

Giâm cành [ Kinh nghiệm này của anh Dblongthanh áp dụng cho các loại cây có thể nhân giống = giâm cành, em xin phép trích dẫn, cảm ơn anh ]
Để giâm cành đạt tỉ lệ cao có 2 yếu tồ cần :ĐỘ ẨM và CHẤT TRỒNG.
-Chất trồng:gồm có mụn dừa,tro trấu, phân trùn quế [ cái này em quảng cáo thêm :)nhưng xài vẫn rất OK ]
-Độ ẩm:do chỉ làm nhỏ ,nên để tạo độ ẩm cho cành giâm ta chỉ cần 1 cái bọc nylon đủ trùm cả cái chậu ta định giâm cành.
@ Chọn những cành giâm ,cắt xéo với dài độ 1 tấc,khi cắt bạn chú ý để lưỡi cắt của kềm cắt ,cắt vào phần gốc của đoạn giâm,phần tựa của kềm nằm ở ngọn của đoạn giâm sau,mục đích là tránh cho gốc đoạn giâm (ĐG) bị dập.Sau đó đem các ĐG nhúng vào dung dịch kích rể.
@ Bạn trộn tro trấu và mụn dừa đều nhau,bỏ vào 1/3 chậu rồi trải 1 lớp cát,đặt các ĐG vào,cho mặt cắt úp xuống rồi lấp thêm 1 lớp cát,sau đó dùng trấu dừa phủ lên các ĐG chỉ chừa lại độ 2 phân.Đặt chậu vào trong bọc nylon rồi cột miệng bao lại,mỗi ngày mở bọc phun nước cho cành giâm 1 lần.Khi thấy chồi đã nhú thì phun kích rễ,lúc lá đã già thì từ từ mở rộng miệng bọc.Khi các chồi ra lá lần 2 thì đem luôn ra nắng.
Em sẽ bổ sung từng phương pháp cụ thể và PHÒNG TRỪ 1 SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP trên cây Nguyệt Quế. Cảm ơn mọi người quan tâm. [ Bài viết được sưu tầm dữ liệu từ trang congtycayxanh.com, có hiệu chỉnh + phụ lục chi tiết cho mọi người dễ biết ]
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
SÂU VẼ BÙA (Phyllocnistis citrella Stainton).

Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co dúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu nên trên lá và chồi điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.
RẦY MỀM (Toxoptera sp):

Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.
Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).
RẦY CHỔNG CÁNH (Diaphorina citri Kuwayama).

Tác hại của rầy chổng cánh: trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.
Tập quán sinh sống của rầy chổng cánh.
Gây hại trên các cây cảnh : Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.
Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.
Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió
Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.
Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.
Thiên địch của rầy chổng cánh: rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
Phòng trừ rầy chổng cánh
Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt
Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy
Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy.
Thường xuyên xem xét để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.
Phun thuốc:
+Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+Phun tập trung vào các đợt đọt non.
Dùng các loại thuốc như:
Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước
Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước
Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước
Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nước
BỆNH LOÉT (Canker)

Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.
Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh
Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800)
Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.
BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA

Do nấm Phytopthora sp gây ra.Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ, mảnh, ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng.
Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…
 

longga

Thành viên tích cực
cây nguyệt quế đó hả anh Thịnh, nhìn lạ quá, cảm ơn anh đã chia sẽ
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Em đăng ký nick khi nào vậy. Mấy cây đó để cho ra hoa thơm, bứng về bên nhà có anh ở nhà đâu mà chăm...
 

hoangcanhson

Thành viên
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
SÂU VẼ BÙA (Phyllocnistis citrella Stainton).

Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co dúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu nên trên lá và chồi điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.
RẦY MỀM (Toxoptera sp):

Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.
Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).
RẦY CHỔNG CÁNH (Diaphorina citri Kuwayama).

Tác hại của rầy chổng cánh: trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.
Tập quán sinh sống của rầy chổng cánh.
Gây hại trên các cây cảnh : Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.
Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.
Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió
Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.
Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.
Thiên địch của rầy chổng cánh: rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
Phòng trừ rầy chổng cánh
Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt
Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy
Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy.
Thường xuyên xem xét để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.
Phun thuốc:
+Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+Phun tập trung vào các đợt đọt non.
Dùng các loại thuốc như:
Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước
Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước
Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước
Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nước
BỆNH LOÉT (Canker)

Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.
Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh
Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800)
Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.
BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA

Do nấm Phytopthora sp gây ra.Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ, mảnh, ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng.
Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…
Bài vét thật hữu ích!cảm ơn bạn
 

Kiều Quyên

Thành viên
Cảm ơn bài viết của DuongThinh về cây Nguyệt Quế, cây Nguyệt Quế (hay Nguyệt Quý theo cách gọi Miền Nam) rất xanh tốt (hàng táhhnngg bón phân chuồng và bổ sung NPK, không có biểu hiện gì của bệnh tật, để dưới bóng che không ra hoa, nghe một người nói cho ra nắng 100% cũng không ra hoa (chỉ vài cọng le hoe). Xin hỏi cách chăm sóc để cây ra hoa. Xin cảm ơn
 

hoanghon241

Thành viên tích cực
có phải cây này là cây người ta hay trồng ở các đường phố ko anh. em thấy ơ hà nội nhiều tuyến đường , cơ quan có cây giống thế này mà ko biết nó là cây gì
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Cảm ơn bài viết của DuongThinh về cây Nguyệt Quế, cây Nguyệt Quế (hay Nguyệt Quý theo cách gọi Miền Nam) rất xanh tốt (hàng táhhnngg bón phân chuồng và bổ sung NPK, không có biểu hiện gì của bệnh tật, để dưới bóng che không ra hoa, nghe một người nói cho ra nắng 100% cũng không ra hoa (chỉ vài cọng le hoe). Xin hỏi cách chăm sóc để cây ra hoa. Xin cảm ơn
Chị Quyên ơi, cách nè :
Thay đất tốt. cắt cành vặt bớt lá..để trong nắng nhẹ..khi thấy tược đâm ra đưa ra nắng hoàn toàn,, bảo đảm nở hoa hết biết
nếu không muốn thay đất, mà muốn cho nở hoa như ý :ngưng tưới 1 tuần , sang ngày thứ 8 tưới nước có NPK 30gram/thùng 10 lít nước. ngày thứ 10 và 14 phun 6-30-30. ngày thứ 16 tưới nước có NPK như lần trước ngày thứ 18 lại phun 6-30-30. ngày thứ 30 hoa nở đặc ngẹt luôn :D
 

diepnguyenvn

Thành viên mới
Cây nguyệt quế nhà em đích thị là bị bệnh loét do vi khuẩn rồi, thế mà em cứ xịt thuốc trị rệp sáp (cô bán cây tư vấn) cũng được 3 đợt cách nhau 15 ngày rồi. Hèn gì mà nó vẫn không hết.
 

tolien

Thành viên mới
Vậy bạn Thịnh cho xin địa chỉ chỗ bạn bán cây cảnh tại tp HCM để tôi liên hệ mua cây nguyệt quế đã ươm sẵn về trồng nhe.
 
Top