Loanh Quanh với cái Mỹ

vanflorida

Thành viên
Thưa các bậc chú bác cùng các anh chị em, xin cho mình gọi chung là Bạn để tiện bề xưng hô ngắn gọn.

Loanh quanh đi tìm cái mỹ như đã nêu dưới cái tên của mình, mà thật ra đó đâu phải là một việc làm từ sở thích. Rốt cục sau mấy mươi năm trong cuộc sống, với mình, tìm cái mỹ thì hình như mình đang đi tìm... mình. Các Bạn có cùng sự loanh quanh lẫn quẫn như vậy không? Theo mình nghĩ, cái mỹ nó vô cùng, và trong khuông khổ nhỏ hơn là Bonsai, cái mỹ trong Bonsai cũng như cái bóng, người khác có thể “dẫm” lên được, nhưng mình thì chẳng bao giờ nắm bắt được. Hôm nay để khởi đầu trình bày cái việc loanh quanh tìm cái mỹ, mình xin đăng một số bài tản mạn thâu lượm trên các trang Web hay trong sách báo bằng tiếng Anh, nếu điều kiện thời gian cho phép, sẽ dịch ra từ từ để trình bày với các bạn. Mong sao các Bạn đọc qua các bài dịch từ các tác giả, phán cho vài lời về sự cảm thụ của các Bạn như thế nào, và xin các Bạn chân thành luận bàn với nhau. Trong sự hiểu biết hạn hẹp, nếu có gì bổ sung được cho câu chuyện thêm đượm đà, mình sẽ cố gắng; còn không, xin lắng nghe bàn luận từ các Bạn để khai quang vùng u tối trong tâm thức của mình về cái mỹ. Xin lỗi các Bạn vì dùng chữ mình hơi nhiều, khó mà trình bày được câu chuyện nếu không đã động đến cái TÔI – LỪA DỐI của mình.

Và đây là bức hình lượm được trên mạng nói lên cái TÔI – LỪA DỐI, mình dùng làm chân dung avatar trong các trang trên mạng xã hội.

 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Đễ bắt đầu câu chuyện ý niệm về mỹ, xin trình bày đến các Bạn theo lần lượt 3 bài viết của cha đẻ trường phái tự nhiên (naturalistic) cho Âu châu, ông Walter-Pall.

1 - Truyền Thống trong Bonsai
2 - Cuộc bàn luận vô bổ về phong cách Bonsai
3 - Nếu phong cách “truyền thống” không có mặt trong Bonsai?

Các bài viết này nằm trong trang Blog của ông, các bài viết của ông đã được các người chơi Bonsai từ các nước khác xin chuyển ngữ sang ngôn ngữ của họ. Ông cho phép dịch, nhưng phải tôn trọng để cái Link nối kết nguồn gốc của nó.

http://walter-pall-bonsai.blogspot.com/

Mình sẽ dành thời gian giữa các bài dịch để các Bạn góp ý càng nhiều càng hay, và cũng từ từ dịch đễ không vô tình làm thoát ý trong quá trình biên dịch, Các sai lầm cũng không thể tránh được, xin ráng thật cẩn thận vậy.


Truyền Thống trong Bonsai
Tradition in bonsai

Viết 2002
Walter Pall

Đối với tôi, mối quan hệ với truyền thống trong bonsai không mấy rõ ràng. Nhất là trên nền tản truyền thống được xây dựng lên, nơi xuất nguồn cho bonsai như chúng ta thấy hiện nay. Theo nhiều người họ cho đó là nền tản bonsai, và nền tản đó không thể nào khác được; theo truyền thống, bonsai là môn nghệ thuật đỉnh cao, đã lan rộng trong từng ngõ ngách trên thế giới bất di bất dịch.

Tôi tin rằng mỗi ai hâm mộ bonsai điều cần học và hiểu nhiều về truyền thống của bonsai, đó là điều thiết thật. Theo cách gọi “bonsai cổ điễn” sẽ bao gồm tất cả những gì ta gọi là truyền thống. Theo truyền thống, những chuẩn mẫu cổ điễn, được kiến tạo theo phong cách cổ điễn. Đó là phong cách đễ đạt được điều lý tưởng khi trồng một cây bonsai; là sự trừu tượng tối hậu cho tiêu chuẩn khi trồng bonsai. Ai muốn tạo tác một tác phẩm bonsai điều cần học và hiểu cách kiến tạo bonsai theo chuẩn mẫu truyền thống, theo tinh thần cổ điễn. Ngoài vấn đề kiến tạo phong cách cho cây, kèm theo là vô số các điều lệ truyền thống trong bonsai. Như chậu và phong cách của chậu được làm ra, kiểu mẫu khi chưng bày một tác phẩm bonsai trong không gian nhỏ (tokonoma), chân đôn, cùng các hiện vật chưng bày phụ như cây cỏ, tranh ảnh… Trong linh hồn của nghệ thuật Đông phương, tất cả các vấn đề nêu trên là một sự đòi hỏi cần thiết phải tuân thủ nếu muốn kiến tạo một kiệt tác theo tinh thần truyền thống. Bất kỳ một sự phân rẽ nào từ đường lối này phải cần đặt câu hỏi tại sao.

Nhưng nếu nhìn mặt dưới của đồng xu, thì truyền thống của mặt trên không phải là của tôi. Đó là truyền thống Đông phương, hay nói kỹ hơn là truyền thống của người Nhật. Tôi hoàn toàn có một sự kính nể cho sự cao siêu trong truyền thống đó, nhưng tôi cũng tự hỏi trên phương diện trong phần thế giới của tôi đang sống có nên tuyệt đối tuân thủ theo truyền thống không phải từ đất nước của tôi, nếu theo như vậy, nó có đáng thời gian để tôi chạy đuổi theo truyền thống đó. Thật ra, tôi chũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, vì tôi phủ nhận nó. Tôi tin tưởng rằng truyền thống của người Nhật cần đặt vào vị trí đầu tiên khi muốn bước vào môn nghệ thuật này, và tiếp tục là những bước tiến diễn sau đó. Nếu người phương Tây cứ tiếp tục sao chép những kiệt tác (masterpieces) của người Nhật, bonsai không phải là bộ môn nghệ thuật phổ cập cho toàn thế giới. Sao chép không bao giờ được chấp nhận là nghệ thuật theo truyền thống phương Tây.

Một nghệ nhân phải vận dụng tư tưởng hoàn toàn vào sự sáng tạo nằm ngoài sự sao chép, phải định hướng cho sự sáng tạo của riêng mình, và sự sáng tạo ấy nếu được chấp nhận, có sự trường tồn, biết đâu dần dần cũng trở thành truyền thống. Vấn đề trọng điểm là có nên đặt câu hỏi cho những triết lý ẩn ngầm được che đậy bên trong truyền thống để tạo một cây bonsai lý tưởng. Tôi dư biết rằng khi đặt ra câu hỏi này sẽ mở cánh cửa cho biết bao điều thị phi vô lý cùng những sự kiến tạo kỳ quặt. Tôi cũng dư biết khái niệm nêu trên sẽ không giúp được gì cho những ai còn chập chững trong bộ môn này đang tìm cho một sự trấn an. Nhưng dồng thời nó cũng mở cánh cửa cho chúng ta ít nhất cho phép chúng ta sáng tạo nghệ thuật chứ không phải chỉ tuyền sao chép. Một nghệ nhân phải, luôn luôn, có một sự tôn trọng tuyệt đối với các bậc tiền bôi và những vị thầy của mình.
 
Last edited:
Top