kỹ thuật trồng khoai lang

nguyenhuythac

Thành viên mới
kỹ thuật trồng khoai lang

Làm đất:

Đất cày sâu 15-10cm, bừa cho tơi. Sau đó, để ngừa sùng khoai, dùng thuốc sau đây pha nước tưới lên đất trước khi lên vòng cho mỗi ha: 10kg thuốc Aldrin bột 25% (tỷ lệ 1/200) hoặc 5kg Dieldrin bột 50% (tỷ lệ 1/350). Đánh vòng rộng 1m, cao 40cm, cách nhau 30cm.



Cách trồng:

-Chọn hom: Khoai lang trồng bằng dây, phải chọn hom cẩn thận. Dùng phần giữa dây đến ngọn, để cắt hom, bỏ đoạn dưới dây. Hom dài lõi 20-30cm, có từ 6-8 mắt. Những hom cắt ra mủ nhiều trồng mạnh và cho nhiều lá. Hom cắt xong trồng ngay, hoặc để vài ngày sau trồng cũng được.

-Đặt hom: Trước khi trồng cần khử hom khoai bằng cách nhúng đầu hom khoai (nơi cắt) vào DDT 75% (tỷ lệ 1/300) trong 2 phút. Hom khoai được đặt ở giữa vông, đầu hom cách nhau 25-30cm. Đặt 2/3 hom nằm ngang chiều dài của vòng, sâu dưới mặt đất 3-5 cm. Trồng mùa nắng, cong đuôi hom xuống để dễ hút nước.

-Mỗi mẫu đất cần 30.000 hom.

-Ở Cao Nguyên, khoai lang rất ưa đất đỏ hơi trộn sỏi, cần nhất là đất tro xốp nhẹ, nhiều mùn. Đất cỏ tranh, trồng khoai lang củ lại nhiều hơn ở đất thường vì đất này cho đất xốp. Người thường thường dùng "bổi" là cành lá cây rừng độn dưới vòng, cũng như ở đồng bằng nông dân hay ém cỏ, độn cỏ ở giữa vòng để đất được xốp và thoáng khí hơn. Vỏ cây hay lá mục thành phân, giúp cho khoai lang thêm nhiều củ.



Mùa trồng:

Khoai lang rất cần nước trong giai đoạn đầu tăng trưởng. Mùa trồng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa cho đến 3 tháng trước khi hết mưa. Trồng lúc ít mưa, củ ngọt hơn lúc mưa nhiều.

Theo các tài liệu của cơ quan nông nghiệp:

-Vụ chính trồng vào gần cuối mùa mưa. Tức khoảng tháng 8-9. Trên đất rẫy cao, và tháng 11 trên đất ruộng; không trồng sang tháng 1-2 vì khô hạn làm cho khoai lang không phát triển được.

-Vụ thứ hai trồng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4-5, không trồng đến tháng 7-8 vì mưa nhiều cây sẽ ít củ.



Chăm sóc:

Phải giữ vồng khoai luôn luôn sạch cỏ. Thường 1 tháng sau khi trồng làm cỏ 1 lần, nhân dịp đó rải thêm phân 2 bên hông rồi vun đất lên. Khi dây đã đủ kín liếp. chỉ cần nhổ cỏ 1 lần nữa thôi. Không nên cắt ngọn lang để ăn, vì cắt dây, lang mất sức sẽ ít củ hơn.

Khi dây lang dài độ 1m, phải vén dây lên lúc sáng sớm để rễ không đâm ra dưới đoạn dây bò trên đất và tránh sinh ra những củ có giá trị thấp. Lật dây khoai lang như vậy 2 lần sau khi trồng 1 tháng rưỡi và 2 tháng rưỡi.



Bón phân: Mỗi mẫu đất trồng khoai lang cần dùng:

-10 tấn phân chuồng hoai hay rác mục.

-100kg phân diêm 20% hoặc 50kg Urê.

-120kg phân phốt phát tricanxit 30%.

-120 phân clorua 60%.

-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.

Một tháng sau, bón thêm phân nửa urê (hay phân diêm) và phân hữu cơ clorua còn lại hai bên hông tiếp và vun thêm đất.

a)Lượng phân:

-Phân hữu cơ: 5-8 tấn/ha, gồm cỏ và lá tươi là chủ yếu trộn với một số phân chuồng và phân rác ủ dở dang.

-Tro: Có được thêm tro càng nhiều càng tốt.

-Phân hóa học: Trường hợp thâm canh hoặc đất quá nghèo có thể bón thêm phân hóa học khi có điều kiện để tăng năng suất. Dùng cho 1ha: 50kg urê, 100kg supe lân, 100kg clorua, 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.

b) Cách bón phân:

-Bón lót: Trộng chung tất cả phân hữu cơ và tro để bón lót giữa đáy luống. Trộn thêm toàn bộ supe lân, 1/2 urê và 1/2 bồ tạt nếu có.

-Bón thúc: Khoảng hơn 1 tháng sau khi trồng, làm cỏ và bón hết số urê và clorua còn lại để nuôi củ. Cày sã và rải dài trên sườn luống cách gốc khoai khoảng 15cm. Rải phân xong vun đất ngay để lấp phân lại.

c) Sâu bệnh:

-Sâu bọ, mọt: Giống như con kiến, khoét lỗ ở dây khoai, gần mặt đất hoặc ngay trong củ để đẻ trứng, trứng nở ra thành sùng trắng ăn lá, dây và đục khoét củ.

-Bọ rầy: Khoét lỗ ở chân dây khoai và trong củ non, ít nguy hại hơn con mọt.

-Ngoài việc khử đất và khử hom đã nói trên, nên xịt trên dây khoai và chung quanh gốc bằng thuốc Dieldrin (tỷ lệ 1/400) xịt khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau nửa tháng kể từ khi trồng.

-Sâu ăn lá: Dùng DDT 75% (tỷ lệ 1/400) xịt 3 lần cách khoảng 7 ngày, khi sâu xuất hiện. Để ngừa sâu bọ nên tránh trồng khoai nhiều mùa liên tiếp tại một miếng đất.

-Bệnh hại: Thường gặp bệnh thối dây, thối gốc, thối củ và đốm lá. Phải đốt hết dây lá khoai bệnh. Mùa sau, nên tránh trồng khoai nơi đã bị bệnh.

Sùng hại khoai lang

Thu hoạch:


Thời gian sinh trưởng của những giống trên thường là 3-4 tháng. Do điều kiện đặc biệt đôi nơi phát triển giống ngắn ngày, có giống ở miền Nam chỉ 75 ngày là thu hoạch được, năng suất có thấp và củ có nhỏ phần nào nhưng củ khá ngon, hoặc giống thích ứng được với mùa mưa, nhưng giống Hồng Quảng ở miền Bắc , trồng mùa nào cũng có củ khá nhưng chất lượng kém, năng suất trung bình mỗi Ha từ 15-20 tấn cho giống cải thiện và từ 10-15 tấn cho giống địa phương tốt.

Nên để ý người mình thích khoai địa phương hơn khoai du nhập thịt nhão củ quá lớn dùng để làm bột và nuôi gia súc có lợi hơn.

Bà con nông dân thường dỡ khoai sớm (khoảng 3 tháng sau khi trồng) vì sợ để lâu bị sùng, dẫn đến năng suất kém.

Khoai dỡ đem về phải trải mỏng (1 lớp) để nơi thoáng gió cho ráo lại. Sau rồi mới chất đống hay cho vào bồ. Vựa để vo kho.

Theo tài liệu cơ quan nông nghiệp: Khoai lang là một loại lương thực phụ phổ cập rộng rãi khắp nông thôn, dễ trồng vì không kén đất, chóng thu hoạch mà lại cho năng suất cao, dùng ăn độn được nhiều cách và ít ngán. Đặc biệt, đối với vùng kinh tế mới, việc đầu tiên phải làm đối với các gia đình phải chuyển về thương cuốc đất trồng vài luống khoai để sớm có cái ăn. Ngoài ra, khoai lang sắc lát phơi khô có thể dùng làm thức ăn gia súc vả để chế biến ra tinh bột loại tốt. Do đó việc phát triển khoai lang vừa là một nhu cầu của nhân dân, vừa là một yêu cầu của nhà nước hiện nay và lâu dài sau này.


 

phamthanhkt

Thành viên
Xem những hình ảnh này em lại nhớ về thời gian quãng 20 năm trước, khi đó mỗi vụ đào khoai lang cả làng em ngoài đồng vui như trảy hội !
 
Top