Kính thưa các loại nghệ thuật...mời anh em thư giản.

centimet

Quản lý mới
Cung kính các tiên sinh , dạo gần đây em chân trần lướt nét ...thu gom ít nghệ thuật , chia sẻ cùng cả nhà .




Bạn có thể tưởng tượng được không... khi có một mô hình vùng cảnh quan thu nhỏ ngự trị trên gáy sách của mình. Chắc không tưởng tượng được đâu nhỉ. Thế nhưng bạn không cần tưởng tượng nữa, vì mình sẽ mang đến cho các bạn những mô hình tí hon độc đáo của cảnh quan trên những gáy sách. Nếu bạn yêu thích những mô hình bé xíu thì mình bảo đảm bạn sẽ yêu thích ngay những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của nghệ nhân điêu khắc Guy Laramee đến từ Canada này. Những hang động hùng vĩ, những vùng núi chập chùng, uốn lượn những vách đá... tác phẩm cảnh quan thu nhỏ của ông mô phỏng thật tỉ mỉ vẻ đẹp của từng vùng núi, thể hiện rõ tính chất của đá, và đẹp đến ngẫn ngơ người xem. Và đặc biệt hơn hết thảy chất liệu để làm nên những tác phẩm đó lại là những cuốn từ điển, bách khoa toàn thư cũ, to sụ. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng những mô hình tí hon tuyệt đẹp này.

Cung kính​
Centimet
 

centimet

Quản lý mới




Brian Dettmer, một nghệ sĩ tài năng, có khả năng biến sách cũ và bản đồ thành các tác phẩm điêu khắc hấp dẫn.

Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền thông và bạn có thể tìm thấy thông tin mình cần chỉ bằng vài lần click chuột. Và những cuốn sách cũ đã trở thành nguồn cảm hứng của ông . Dưới đây là một số hình ảnh những tác phẩm của Brian Dettmer
Theo Reality pod
http://www.tindachieu.com/news/2012/08/kinh-ngac-voi-nhung-kien-truc-duoc-tao-tu-sach.html#
 

centimet

Quản lý mới
Có khó khăn hay mới lạ gì đâu, chỉ cần vào Google, gõ dòng chữ "nghệ thuật điêu khắc giấy" trên thanh tìm kiếm, không đầy 30 giây sau, bạn sẽ nhận được ít nhất 13.900.000 kết quả, trong đó, phải kể đến sự phản hồi về các tác phẩm của nghệ sĩ khắc giấy bậc thầy Calvin Nicholls người Canada luôn được Google truyền đi "chật kín" những đường link! Mà điều đó là hiển nhiên, bởi suốt 30 năm miệt mài sáng tạo, ông đã cho ra đời những tác phẩm có một không hai trên thế giới. Với con dao nhíp, cái bút chì, thêm bó tăm xỉa răng hay chiếc dao rọc giấy... ông có thể hoàn toàn biến cả thế gian nằm gọn trong đôi bàn tay như một nhà ảo thuật.
Vẫn biết bản thân và sự tài năng của người nghệ sĩ vốn đã là một tuyệt tác của tạo hóa, thế nhưng mỗi lần được bất ngờ chiêm ngưỡng các tác phẩm như thế này tôi vẫn không thể nào không thốt lên câu cảm thán đầy kinh ngạc trước sự tài hoa, trí tuệ sáng tạo lẫn đôi bàn tay và khối óc kỳ diệu ấy.
Tất cả, từ hình hài, đường nét, cho đến bố cục... đều sống động đến mức vi diệu!
(Nguồn hình: Internet
 

centimet

Quản lý mới
Còn đây là chân dung người nghệ sĩ tài hoa Calvin Nicholls
và bộ dao khắc giấy của ông.
 

xuanquang251179

Thành viên
vô cùng mản nhãn
cám ơn cụ centi đã cho mở ra tầm nhìn mới
thật tuyệt vời
con người thật tài giỏi
chúc anh buổi sáng tốt lành
=D>
 

centimet

Quản lý mới
Việc vẽ tranh bằng ánh sáng tuy không còn mới mẻ gì nữa nhưng nếu sở hữu những ý tưởng độc đáo, tác phẩm của bạn vẫn sẽ rất thu hút các tín đồ của môn nghệ thuật này.


Những bức ảnh chụp lại nghệ thuật vẽ tranh bằng ánh sáng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào về loại hình sáng tạo mới lạ này.. mời các bạn cùng ngắm nhìn những hình ảnh thật tuyệt vời dưới đây nhé !














Bức ảnh trên có tên “Lateralus” được thực hiện bởi Wes Whaley. Những bức ảnh chụp lại tranh vẽ ánh sáng được thực hiện bằng cách cài đặt máy ảnh với độ phơi sáng cao, đi kèm là bộ công cụ tạo sáng bao gồm một trục xoay và những ống huỳnh quang tạo sáng. “Cây cọ” đặc biệt này được chính Wes Whaley (một nhân viên bán hàng cho công ty cung cấp thiết bị điện tại Alabama, Mỹ) tự làm tại nhà.


















Whaley cho biết: “Điều khiến tôi yêu thích vẽ tranh bằng ánh sáng là khám phá ra con người bị giới hạn ra sao bởi trí tưởng tượng của mình, để rồi chúng ta học cách phá vỡ mọi quy tắc".







Nhiếp ảnh gia nghiệp dư này cho biết anh thường chụp những bức ảnh này vào ban đêm, tại những địa điểm yêu thích của mình. Đó có thể là phía sau vườn nhà, những tòa nhà bị bỏ hoang, khu xử lý nước… Những bức ảnh của anh đều được phơi sáng từ khoảng vài giây đến 3 - 4 phút.











“Khó khăn lớn nhất trong việc vẽ tranh này là các động tác phải được thực hiện chính xác nhất có thể. Sau khi chụp lại tranh vẽ, tôi cũng không dùng bất kỳ một phần mềm nào để chỉnh sửa nên chúng hoàn toàn nguyên bản so với lúc chụp”.







Tất cả công cụ được dùng để vẽ tranh bao gồm một trục xoay có cán dài, những ống huỳnh quang phát sáng, dây điện phát quang được bọc bởi một lớp phốt pho có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. “Tôi có thể uốn những sợi dây điện thành bất kỳ hình dạng nào. Đôi khi, tôi còn đính thêm những thanh phát sáng để tạo hiệu ứng đẹp mắt hơn” – Whaley cho biết.











Để vẽ bức tranh này, Whaley đã thực hiện bằng cách gắn bùi nhùi nhôm vào đoạn dây. Sau đó, anh đốt bùi nhùi và xoay đoạn dây theo hình tròn để những tia lửa văng ra bên ngoài.
(*) Chú thích: Khi các sợi nhôm rối vào nhau sẽ tạo thành một nắm bùi nhùi, có khả năng làm sáng bóng bề mặt kim loại. Các bạn đã bắt gặp bùi nhùi nhôm rồi đấy vì nó chính là giẻ rửa bát “cứng cứng” mà mẹ chúng mình hay dùng để cọ nồi, xoong, chảo ý!
Ở đây, bùi nhùi nhôm đã được làm thành dạng sợi siêu mỏng nên tác giả mới có thể đốt được.








“Friendly Fire” – một bức ảnh thể hiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời của Wes Whaley.
Không biết phải đốt bao nhiêu bùi nhùi nhôm để có thể vẽ bức tranh này?
Một bức ảnh chụp lại tranh vẽ kết hợp hoàn hảo giữa ánh sáng, yếu tố “tĩnh” và “động” – bức ảnh có tên “Inferno Mastery”.
“Holy Reality” – bạn có cảm thấy vòng tròn trong ảnh giống hào quang không?
“Burn Reflect” – thêm một tác phẩm tiêu tốn của Whaley nhiều lực tay và… bùi nhùi nhôm.
Bạn nghĩ sao nếu chúng ta gọi tác phẩm này là “Glowing Peacock” (tạm dịch: “Con công tỏa sáng”)
Chân dung tác giả Wes Whaley.V


Cung kính
Centimet
 
Top