hoa và những điều cần biết

1/. Tại sao hoa trên cùng một cây Bông có màu khác màu?
<img src='http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2005/04/3B9DD918/hoa.jpg' border='0' alt='user posted image' />
Nói chung hoa cây bông thường nở vào buổi sáng, sau khi hoa nở, chúng sẽ thay đổi thành mấy loại màu sắc. Hoa vừa mới nở thì màu trắng, ít lâu sau biến thành màu vàng nhạt, buổi chiều có màu hồng phấn hoặc hồng, có khi thành màu hoa hồng.

Đến ngày thứ hai thì thành màu hồng sẫm, có khi thành màu tím, cuối cùng tất cả các bông hoa biến thành màu nâu rồi rơi khỏi bầu nhuỵ. Lúc đó nhuỵ bắt đầu phát dục, dần dần nở to ra, rồi biến thành những quả bông.

Hiện tượng những cánh hoa bông đổi màu là do tập tính đặc hữu của cây bông. Bởi vì trong cánh hoa của chúng có rất nhiều sắc tố, tuỳ theo nhiệt độ thay đổi và chiếu xạ của mặt trời, sắc tố cũng phát sinh biến hoá.

Trên cùng một cây bông, các bộ phận của hoa nở ra có trước có sau, bông hoa này màu trắng, bông kia màu vàng hoặc màu hồng rồi. Cho nên nhìn vào một cây bông mà hình như có mấy loại hoa khác nhau.

<img src='http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2004/10/3B9D79E1/hoa.jpg' border='0' alt='user posted image' />
2/. Hoa huệ thơm vào ban đêm.

Chỉ đêm xuống hoặc những hôm trời mưa, hoa huệ mới tỏa hương ngào ngạt. Đó là do đặc tính nó tỏa mùi thơm theo độ ẩm không khí.

Với các loài hoa nở ban ngày, khi ánh nắng chiếu xuống, nhiệt độ trên cánh hoa sẽ tăng lên, khiến tinh dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều.

Hoa huệ thì khác, cấu tạo cánh hoa của nó khá đặc biệt: nếu trời càng nắng to và hanh khô, bạn sẽ chẳng ngửi thấy mùi gì cả trừ phi gí sát mũi vào bông hoa. Ngược lại, nếu không khí có độ ẩm càng cao, những lỗ trao đổi khí trên cánh hoa tự động mở to để tinh dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm, không còn ánh mặt trời, độ ẩm không khí tăng cao hơn ban ngày, nhờ vậy hoa huệ bắt đầu mở các túi thơm của mình. Đêm càng về khuya, mùi hoa càng đậm.

Những hôm trời mưa, độ ẩm không khí cũng cao hơn lúc bình thường, khi đó hoa cũng rất thơm. Có lẽ vì đa phần chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nó về đêm và lúc trời mưa, nên còn gọi nó là dạ lai hương hoặc vũ lai hương.


3/. Gặp ánh sáng mạnh, thực vật “di tản” nội quan

Sau 31 giờ bị chiếu sáng mạnh, cây thiếu gene phototropin 2 (ở giữa) bị mất màu rồi chết, trong khi hai cây bình thường khác vẫn sống.
Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát hiện ra khả năng phòng vệ kỳ lạ của thực vật: trong điều kiện ánh sáng mạnh hơn mức cần thiết cho quang hợp, chúng sẽ di chuyển lục lạp - cơ quan hấp thụ ánh sáng - đi chỗ khác để tránh bị thiêu đốt.

Tiến sĩ Masahiro Kasahara và cộng sự, Viện Sinh học cơ bản quốc gia ở Okazaki, Nhật Bản, vừa công bố nghiên cứu này trên số mới nhất của tạp chí Nature.

Lục lạp là những cấu trúc nhỏ xíu nằm trong tế bào thực vật, chứa các sắc tố màu xanh lục, còn gọi là chất diệp lục. Cấu trúc này có tác dụng chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng, và thực vật sẽ sử dụng năng lượng ấy vào một quá trình hóa học phức tạp, gọi là quang hợp. Khi tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng, quá trình quang hợp bị rối loạn và đứt đoạn, khiến lá cây trở nên trắng bợt và cuối cùng thực vật sẽ chết.

Tiến sĩ Kasahara và cộng sự nhận định rằng, gene phototropin 2 trong thực vật chịu trách nhiệm di chuyển lục lạp từ bề mặt tế bào (nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng) tới thành tế bào (nơi khuất bóng hơn). Quá trình này sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc với ánh sáng của lục lạp, và bảo vệ chúng khỏi bị hư hại, giúp thực vật sống sót.

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chiếu ánh sáng trắng liên tục trong 31 giờ lên 4 chậu cây, trong đó 2 chậu trồng những cây bị đột biến thiếu gene phototrophin 2 (do đó mất khả năng di chuyển lục lạp), 2 chậu còn lại trồng cây bình thường. Thí nghiệm cho thấy, những cây bị thiếu gene phototrophin 2 có lá dần dần trắng bệch ra và chúng chết chỉ sau 22 giờ. Trong khi đó, hai bình cây còn lại vẫn sống sót. Tuy lá của chúng có nhạt bớt màu, nhưng đã nhanh chóng khôi phục chỉ sau vài ngày khi tiếp xúc với ánh sáng bình thường. Như vậy, cơ chế di chuyển chất diệp lục đã thực sự có tác dụng bảo vệ thực vật.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hiện tượng di tản lục lạp để tự vệ này trên nhiều nhóm thực vật, như tảo, rêu, dương xỉ và thực vật có hạt. Điều đó đã củng cố thêm giả thuyết cho rằng, quá trình này rất quan trọng đối với sự sống còn của thực vật trong tự nhiên.
 
Top