Dinh dưỡng qua rễ và dinh dưỡng qua lá

nguyenhuythac

Thành viên mới
Dinh dưỡng qua rễ và dinh dưỡng qua lá

Ta đã thấy cây có một bộ máy rất hữu hiệu để hút chất dinh dưỡng, đó là hệ thống rễ. Dinh dưỡng qua rễ là con đường chủ yếu, nhưng không phải duy nhất, vì cây có thể hút chất dinh dưỡng qua lá.

Có nhiều trở ngại trong thực tế nông nghiệp, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào hệ thống rễ để cung cấp chất dinh dưỡng:

Nước

Cây khoai tây cần sử dụng 600kg nước để tạo ra 1kg chất khô. Cây bắp cần 250kg để làm được như vậy. 1ha rừng 1 ngày thoát vào khí quyển 30 tấn nước, một năm mất 3000-4000m3 nước. Vào mùa khô, lượng nước tưới ít khi đủ cho nhu cầu nước của cây, trong đó có nhu cầu nước để thỏa mãn sự hút chất dinh dưỡng qua rễ.


Các điều kiện không thuận lợi cho tế bào lông hút làm việc


Ở đất quá chua, phèn, người ta thấy có lông hút trên mặt rễ tơ giảm đi rất nhiều so với ở đất có pH từ 6-6,5. Ở đất có mực thủy cấp cao (cách mặt đất 50cm), các cây ăn trái hoặc cây lâu năm khác phát triển kém do bộ rễ không thể hoạt động hữu hiệu ở tấng dưới thiếu oxy. Ở đất ngập úng, sự phân hủy ở các chất hữu cơ dẫn đến hình thành các chất độc như H2S, cản trở hô hấp của rễ, do đó cản trở hút chất dinh dưỡng. Ở đất có độ ẩm quá thấp, cây không hút được nước từ đất, sự dinh dưỡng cũng đình chỉ luôn.

Đất là một thế giới sống. Một gram đất có chứa hàng tỷ vi sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau và các động vật hạ đẳng khác. Có loài có ích nhưng cũng có nhiều loài gây hại thường xuyên cho hệ rễ. Đặc biệt quan trọng là bọn tuyến trùng, khi chúng phát triển tới mật số cao thì toàn bộ rễ tơ và lông hút của rễ bị hủy diệt. Sau khi đàn tuyến trùng đã chén no nê các đầu rễ có chứa nhiều tế bào lông hút nhất, chúng mở cửa cho các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, nấm, virut) vào cây qua rễ và có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sinh trưởng và sản lượng.

Nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh đến sức làm việc của tế bào lông hút. Ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C là việc dinh dưỡng của cây đã bị chậm lại.

Vì các trở ngại nêu trên, người ta đã tìm hiểu các con đường khác để đưa chất dinh dưỡngvào cây để phụ thêm cho hoạt động của bộ rễ khi cần thiết. Con đường dinh dưỡng ngoài rễ hữu hiệu nhất của cây trồng là dinh dưỡng qua lá.




Cấu tạo của lá cây

Muốn biết cây dinh dưỡng qua lá như thế nào, cần phải xem kỹ cấu tạo của lá cây.

Do làm nhiệm vụ quang hợp lá cây cần có tổng diện tích lớn thì mới tiếp thu được nhiều năng lượng ánh sáng. Tổng diện tích lá tính bằng m2 trên một m2 đất gọi là chỉ số lá. Trung bình ở cây lúa chỉ số lá là 3-4 vào thời kỳ làm đồng. Ở giống lúa thấp cây, lá đứng thẳng, có thể đưa chỉ số lá lên 6-7 mà không sợ chúng che nhau tạo nên các không gian ít ánh sáng ở bên dưới.

Cắt ngang lá cây, thông thường có thể quan sát và phân biệt:

-Lớp cutin và biểu bì là một lớp mỏng có bản chất như sáp để bao phủ toàn bộ bề mặt lá. Lớp cutin không thấm nước và ít thấm với cả các chất ở thể khí. Trên mặt lớp cutin, có các lỗ nhỏ do các tế bào đặc biệt có khả năng đóng mở được gọi là khí khổng.

-Các tế bào mô đậu làm nhiệm vụ quang hợp.

-Các mô khác làm nhiệm vụ dẫn các sản phẩm quang hợp về gân chính.



Ở đây ta chỉ quan tâm nhiều đến các khí khổng. Với kích thước trung bình 100 micromet vuông (dài 7-40 micromet, rộng 3-12 micromet) và với số lượng khá lớn, diện tích khí khổng có thể chiếm trên dưới 1% diện tích lá. Chúng phân bố cả mặt trên và mặt dưới lá.

Ở cây lúa chỉ số lá là 4, nếu lấy các số liệu trên làm cơ sở, cứ mỗi m2 đất có tới 196 triệu khí khổng, với tổng số diện tích lỗ là 0,02m2.

-Qua các lỗ khí khổng với số lượng và diện tích lớn như vậy. CO2, hơi nước và các vi sinh vật có kích thước nhỏ hơn kích thước khí khổng có thể ra vào và trú ẩn trên bề mặt lá.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Đang chờ bài tiếp theo của bạn.
Như bài trên thì ta dùng phân bón lá dạng nano thì cây hấp thụ tốt hơn phải ko bạn ?
 

lehoangtung

Thành viên
Lý thuyết quá bạn ơi. Việc này ai cũng biết, vấn đề la lam như thế nào để cây được hấp thu tốt nhất
 
 
Top