Dựng dáng 1 cây Nguyệt quế

Juniperus

Thành viên
Chia sẻ với các bác việc trảm một cây Nguyệt quế

1) Cây ban đầu từ Miền Tây



2) Cắt cơ bản lần 1; 31/12/2016


3) Cây ổn định với chậu mới cắt cơ bản lần 2; dự kiến xoay 15 độ: 28/3/2017


3) Dáng dự kiến: Phượng Vũ


4) Thời gian dự kiến: 10 năm.

5) Công việc trước mắt: nuôi đẩy nhựa nối ngọn; cắt thu bông tán và lấy cốt khuỷu lại.
 

thanhtung3000

Thành viên
Xin hỏi cách nuôi đẩy nhựa nối ngọn ? cắt thu bông tán ? lấy cốt khuỷu lại? Xin cám ơn nhiều!
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Cây này đẹp đấy bố cháu, thích cây này của bố cháu nhất.
Làm xong thì không ai chép được dáng
 

Juniperus

Thành viên
Re: Trả lời: Dựng dáng 1 cây Nguyệt quế

Xin hỏi cách nuôi đẩy nhựa nối ngọn ? cắt thu bông tán ? lấy cốt khuỷu lại? Xin cám ơn nhiều!
Mời bác đọc tài liệu này trước: Sự vận chuyển vật chất trong cây

1) Như vậy để đẩy nhựa được lên phần nối; ở đây là ngọn tôi sẽ thực hiện cách làm thế nào để tạo động lực đẩy dòng mạch rây và gỗ? sẽ áp dụng
- Muốn thu phải phóng: Nghĩa là nuôi phát mạnh cây toàn bộ trước, thả sổng giai đoạn đầu sau đó mới bắt đầu thu; tạo sinh khối lớn.
- Giữ nước đủ độ ẩm và đất tơi xốp không nghẹt rễ (tăng áp suất rễ).
- Đặt hướng quang có ánh sáng và dễ thoát hơi nước bởi gió vừa phải ở phần đỉnh cây (tăng thoát nước đỉnh ngọn).
- Phần ngọn được đỡ để vươn lên cao nhất và tránh tác động của dây cuốn ép chặt (khơi thông mạch/ thả sổng)
- Làm giảm độ tuổi của lá bằng cách những phần phát ngọn sẽ không cho ra hoa, loại bỏ nhánh lá già, kích thích phát triển nách mầm (tăng động lực mạch rây)
- Tạo sự liền mạch tránh thất thoát bằng cách sẽ triệt những mầm non không cần thiết trên mạch nhựa lên đỉnh ngọn; và những bông tán trên cành nhận luồng nhựa trước ngọn gần gốc sẽ được làm già bằng cách triệt ngọn non, giữ tuổi lá già vừa phải và số lá không quá nhiều.
- Tránh các vết thương hở từ rễ lên tới điểm cần nuôi thả để đảm bảo dòng mạch gỗ mà mạch rây luôn suôn sẻ, kín nhất để áp suất dòng chảy đảm bảo.

2) Trong quá trình làm ở bước 1; do các bông tán bên dưới tôi sẽ triệt ngọn non và giảm số lá non chỉ giữ lại cành mồi nếu cần to sụ tạo dốc thì tôi sẽ cắt dần thu tàn lại để làm bông dăm. Làm dần từ dưới gốc lên ngọn.

3) Như cây của tôi do người cũ làm suôn quá; tôi sẽ vừa nuôi sổng đỉnh ngọn để nối thân; lại vừa làm trẻ cây lại bằng cách nuôi thả mầm và kích thích bộ rễ bằng hoạt chất kích rễ năng vặt bỏ những lá già bằng cách bấm bỏ giữ lại 1 lá và cuống chứ ko ngắt hẳn; triệt hoa nụ mầm và những đoạn cành già sắp ra hoa... khi đó cây sẽ bật các cành ngủ; tôi sẽ theo từng cái đoạn suôn đó mà giữ mầm ngủ và cắt hạ những đoạn dài đơ, tôi còn lại đoạn gỗ cũ lớn người ta nuôi lại giật sang đc 1 hướng mầm mới tạo độ dốc và trơ khủy. Đây là cách làm già và thêm dữ liệu cây. Bác có thể nhìn cây cũ và tôi cắt giật lại mới đã thấy những cái co được lộ, tôi sẽ tiếp tục định hình từng đoạn nhỏ một.
 

Juniperus

Thành viên
Re: Trả lời: Dựng dáng 1 cây Nguyệt quế

Cây này của em anh thích lấy ngọn phía ngoài còn ngọn hiện tại của em đè xuống làm cành?
Dạ đúng anh, bởi vì lấy trong thì nó gần như thành hình chiếc Dĩa 3 chấu mất đường bệ>thân lên ngọn; em vặn từ phải qua trái để dựng như 1 dòng thác chảy về trái đấy anh, ko hiền lành quá để thêm vũ điệu nên tạo chút vách dựng và cân bằng lệch.
 

Tre Việt Nam

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Dựng dáng 1 cây Nguyệt quế

Mời bác đọc tài liệu này trước: Sự vận chuyển vật chất trong cây

1) Như vậy để đẩy nhựa được lên phần nối; ở đây là ngọn tôi sẽ thực hiện cách làm thế nào để tạo động lực đẩy dòng mạch rây và gỗ? sẽ áp dụng
- Muốn thu phải phóng: Nghĩa là nuôi phát mạnh cây toàn bộ trước, thả sổng giai đoạn đầu sau đó mới bắt đầu thu; tạo sinh khối lớn.
- Giữ nước đủ độ ẩm và đất tơi xốp không nghẹt rễ (tăng áp suất rễ).
- Đặt hướng quang có ánh sáng và dễ thoát hơi nước bởi gió vừa phải ở phần đỉnh cây (tăng thoát nước đỉnh ngọn).
- Phần ngọn được đỡ để vươn lên cao nhất và tránh tác động của dây cuốn ép chặt (khơi thông mạch/ thả sổng)
- Làm giảm độ tuổi của lá bằng cách những phần phát ngọn sẽ không cho ra hoa, loại bỏ nhánh lá già, kích thích phát triển nách mầm (tăng động lực mạch rây)
- Tạo sự liền mạch tránh thất thoát bằng cách sẽ triệt những mầm non không cần thiết trên mạch nhựa lên đỉnh ngọn; và những bông tán trên cành nhận luồng nhựa trước ngọn gần gốc sẽ được làm già bằng cách triệt ngọn non, giữ tuổi lá già vừa phải và số lá không quá nhiều.
- Tránh các vết thương hở từ rễ lên tới điểm cần nuôi thả để đảm bảo dòng mạch gỗ mà mạch rây luôn suôn sẻ, kín nhất để áp suất dòng chảy đảm bảo.

2) Trong quá trình làm ở bước 1; do các bông tán bên dưới tôi sẽ triệt ngọn non và giảm số lá non chỉ giữ lại cành mồi nếu cần to sụ tạo dốc thì tôi sẽ cắt dần thu tàn lại để làm bông dăm. Làm dần từ dưới gốc lên ngọn.

3) Như cây của tôi do người cũ làm suôn quá; tôi sẽ vừa nuôi sổng đỉnh ngọn để nối thân; lại vừa làm trẻ cây lại bằng cách nuôi thả mầm và kích thích bộ rễ bằng hoạt chất kích rễ năng vặt bỏ những lá già bằng cách bấm bỏ giữ lại 1 lá và cuống chứ ko ngắt hẳn; triệt hoa nụ mầm và những đoạn cành già sắp ra hoa... khi đó cây sẽ bật các cành ngủ; tôi sẽ theo từng cái đoạn suôn đó mà giữ mầm ngủ và cắt hạ những đoạn dài đơ, tôi còn lại đoạn gỗ cũ lớn người ta nuôi lại giật sang đc 1 hướng mầm mới tạo độ dốc và trơ khủy. Đây là cách làm già và thêm dữ liệu cây. Bác có thể nhìn cây cũ và tôi cắt giật lại mới đã thấy những cái co được lộ, tôi sẽ tiếp tục định hình từng đoạn nhỏ một.
Bác Ju vẫn văn phong khoa học quá, anh em đọc hơi dài.

Tóm lại như này cho đễ học có được không:
- muốn nuôi cành nào ưu tiên, mọc nhanh, to khỏe thì cắt hãm các cành khác.
- Thúc phân bón lá, bón rễ.
- đủ nước.
- không bị đắm.
- ngắt bỏ hoa, quả, lá già.
- Muốn to thân thêm thì nuôi cành vượt, cành mồi hay cành sổng.
- không làm lũa trong thời kỳ này.
- .....

Nếu có gì bác chưa vừa ý xin bỏ quá cho.

Chúc bác nhanh có cây đẹp để chơi, anh em ngắm ké...kk:)):)):))
 

Juniperus

Thành viên
kk, bác Tre Việt Nam đúng thực sự là thầy của em. Cảm ơn ân tình bác dành cho, rất hay hơi thiếu tẹo nhưng hiệu quả hơn hẳn bác ạ.

Mời bác ngắm 1 bonsai tàn tự nhiên dựng trên tay, dăm rụt rịt đã được ép kỹ; em chụp ngay và luôn để chia sẻ với bác đây, chúc bác một buổi sáng tốt lành.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Nhìn con phượng trong tranh Đông Hồ nó hơi bị hốt hoảng bố cháu. vì đầu nó quay về bên trái

Anh có ý kiến bẻ cổ và đầu nó hướng về bên phải thế này được không, bố cháu bình chút xem sao?

Vì ngọn rơi vào trọng tâm thì nhìn có vẻ cân không bị xô lệch


 
Last edited:

Juniperus

Thành viên
Khi xoay 15 độ và em cắt rụt cái cành âm dưới rồi do phôi cũ tay dựng mạch bị xung đột và ko lộ đc khuỷu rất yếu và suôn.
Việc xoay sẽ lộ đc đường thân, ấm hơn, bệ trải nhưng phải cắt những điểm chọc ra mặt trc và vuốt vào trong bóng rồi xếp mảng.
Cái sâu, ấm trầm sẽ tăng đáng kể lên; còn việc nữa hình Phượng vũ cũng như kiểu cây Nguyệt Quan Vũ, từ vị trí kết thúc ngọn, đao sát, thuận chuyển, giảm suy hủy trên Bát Quái đều đc cân nhắc. Như vậy cần tính đao sát tại Lâm và phải có hướng năng lượng lên Thái. Từ nay đến cuối năm khi em nuôi đỉnh ngọn sẽ dễ thấy hơn. H cần thời gian và chăm sóc để có cái cắt, ko biết nuôi thì ko có cắt và ko có cây bác ạ. Muốn đẹp ưng ý thì phải nhẫn nại, sáng suốt.

Hì, cảm ơn lão huynh!
 

Lyson1974

Thành viên
Chắc ai cũng biết giữa lý thuyết và thực hành, đều có một khoảng cách nhất định. Và cái “khoảng cách” đó là rất dài rất xa, vì nó là vô hình mà. Đó chính là “khoảng cách” giữa hai hàng chữ trên trang sách, mà chúng ta đọc mỗi ngày. Nếu ai đọc được những hàng chữ vô hình ghi ở chỗ đó, thì mới nhìn thấy được cái “khoảng cách” giữa lý thuyết và thực hành như thế nào.
Lý thuyết luôn luôn có một “khoảng cách” với thực hành, dài ngắn khác nhau, là tùy vào nhận thức của mỗi người, chứ không phải lý thuyết là khác với thực hành. Vì nếu bạn thấy nó giống với thực hành là sai, mà bạn lại thấy nó khác với thực hành, thì cũng là sai luôn.
Tuy nhiên nếu không có lý thuyết định hướng trước, thì thực hành sẽ không biết sẽ đi về đâu và làm gì. Nhưng khi chúng ta thực hành y chang với lý thuyết, thì sẽ không thể thấy được cái “khoảng cách” đó. Và nếu chúng ta học và làm như thế, thì sự học tập lý thuyết, và công việc lao động thực hành của chúng ta, sẽ không có kết quả cao hoặc là sẽ thất bại thôi.
Vì phải học tập và nắm vững lý thuyết rồi mới thực hành, thì mới có kết quả tốt được. Vì giữa lý thuyết và thực hành, luôn có một “khoảng cách” để đối chiếu và so sánh, kiểm chứng lẫn nhau, thì chúng ta mới hiểu đúng và làm đúng, trong những yêu cầu thực tế của công việc.
Bởi vì trong lý thuyết chúng ta rất khó nhận ra chử “thời”. Vì cũng việc đó mà chúng ta làm trong trường hợp này thì đúng, nhưng làm trong trường hợp khác là sai. Vì chử “thời” này là rất quan trọng. Vì nó không thể ghi ra văn bản được, mà nó chính là trãi nghiệm và kinh nghiệm của mỗi cá nhân con người chúng ta, thông qua việc thực hành lao động của chính mình.
 

ngoctiensvc

Thành viên
Chia sẻ với các bác việc trảm một cây Nguyệt quế

1) Cây ban đầu từ Miền Tây



2) Cắt cơ bản lần 1; 31/12/2016


3) Cây ổn định với chậu mới cắt cơ bản lần 2; dự kiến xoay 15 độ: 28/3/2017


3) Dáng dự kiến: Phượng Vũ


4) Thời gian dự kiến: 10 năm.

5) Công việc trước mắt: nuôi đẩy nhựa nối ngọn; cắt thu bông tán và lấy cốt khuỷu lại.
Muốn xem cây nguyệt quế của bạn Ju ,nhưng máy mình sao chẳng có hình .
 
Top