Chuyện cười Kim Dung

mrduongle

Thành viên tích cực
Hôm nay đọc " Thư kiếm ân thù lục" của Kim Dung, tới đoạn Càn Long đi theo gái bán hoa, bị quần hùng Hồng Hoa Hội bắt giữ hài hước quá, xin trích đoạn để anh em cùng...cười nhé!

Bản tính Càn Long thích khoe khoang tài học của mình. Lần này đi về phía Nam, đến chỗ nào cũng viết thơ đề chữ, gặp thăgs cảnh nào cũng tả một bài. Bọn cận thần đi cùng cứ mở miệng khen dồi, câu nào cũng là cẩm tú, chữ nào cũng đáng khuyên son, thơ hơn Lý Đỗ, bút vượt Chung Vương. Nhưng bản thân y cũng biết nịnh bợ là chuyện bình thường, nên những lời khen đó mát đi phần nào giá trị.
Lúc này y mặc thường phục vi hành mà được danh kỹ để ý, rõ ràng không phải nhờ vào thân phận đế vương mà hoàn toàn dựa vào thực học chân tài của bản thân mình. Càn Long càng nghĩ càng tin chắc là mỹ nhân thấy mình tình tứ như Tống Ngọc, dáng vẻ sánh Phan Anh, tài hoa gần bằng Tử Kiến. Năm xưa từng có chuyện cùng tuệ nhãn Hồng Phất Nữ nhìn ra Lý Tĩnh, chốn phong trần Lương Hồng Ngọc châu đãi Hàn Thê Chung, có thể thấy danh kỹ nào cũng rất có nhận lực. Nếu không báo đáp đặng ân tình, làm sao xứng với mắt xanh của người tri kỷ? Y lập tức hạ lệnh cho Hòa Thân tưởng thưởng năm chục lạng hoàng kim, rồi chau mày xoa bụng một hồi rặn ra được hai câu thơ vắt dòng : " Hàng Châu có ả Ngọc Như Ý, nghìn mỹ nữ kinh sư chẳng bằng"
 

mrduongle

Thành viên tích cực
Một đoạn tiếp nhé!
Càn Long đang chuẩn bị quay về thì đột nhiên nghe thấy Ngọc Như Ý cất giọng hát trên thuyền bên kia. Nghe thanh âm dịu dàng mềm mại, y bất giác ngứa ngáy cả mình bèn bảo Hòa Thân : " Ngươi gọi con bé kia qua đây"
Hòa Thân vâng dạ định đi, Càn Long lại dặn thêm : " Nhớ đừng có nói cho cô ả biết ta là ai"
Hòa Thân đáp : " Vâng, nô tài biết rồi"
Du thuyền của Càn Long chèo tới gần cỗ thuyền hoa của Ngọc Như Ý. Hòa Thân bước qua thuyền kia, chốc lát đã cầm về một tờ giấy, dâng lên Càn Long rồi nói : " Cô ấy viết thư, bảo nô tài đưa qua cho lão gia"
Càn Long cầm giấy, soi vào dưới ánh đèn đọc thấy bài thơ :
Hương thơm ngào ngạt trước lầu,
Lục triều cảnh trí sánh nào bình khương
Chơi xuân về mãi vấn vương
Ngày mai chàng đến , đầy giường phủ hoa.
Chữ viết rất xấu, nhưng giấy thì hương thơm ngào ngạt, Càn Long vừa hít một hơi đã đê mê chỉ muốn lăn ra. Y mỉm cười nói : "Hôm nay đã đến thì đến luôn, sao lại phải ngày mai mới đến?" Ngẩng đầu lên thì thuyền hoa của Ngọc Như Ý đã chèo khỏi đó, Càn Long là bậc đế vương, phi tần ở hậu cung muốn gặp y một lần đều phải tìm trăm phương ngàn kế, dĩ nhiên y chưa bao giờ biết mùi vị nữ nhân khước từ.Nhưng có câu theo tình tình trốn, trốn tình tình theo, Càn Long cảm thấy mùi vị này mới mẻ, nghĩ khi đạt được sẽ khoái lạc hơn nhiều, bèn truyền thánh chỉ bắt chèo nhanh hơn, cố đuổi kịp chiếc thuyền hoa kia.
Hoàng đế đang sốt ruột, kẻ thần tử không nhân cơ hội này tận trung báo quốc thì còn đợi đến chừng nào? Bọn thị vệ lập tức khua mái chèo ào ào, cố gắng hết sức. Chúng đều giỏi ngoại công mà nội lực cũng thâm hậu, bây giờ vì chữ Trung ra sức đáp tạ hoàng ân, mục tiêu phấn đấu rõ ràng nên bao nhiêu kình lực đều dồn hết vào cánh tay, chèo thuyền lướt như tên bắn.hỉ trong chốc lát, trước mắt đã hiện ra chiếc thuyền hoa của Ngọc Như Ý
..
Hai thuyền đã sát nhau. Cửa sổ của chiếc thuyền hoa chợt mở ra, một vật gì đó bay thẳng về phía Càn Long. Bạch Chấn giật mình thầm la : "Hỏng bét!" Hắn lập tức tay trái xuất chiêu Hàng Long Phục Hổ, tay phải xuất chiêu Cầm Sư Tác Trượng. Đây là tuyệt kỹ thành danh Kim Câu Thiết Chưởng Đại Cầm Nã Thủ, xông trận có thể đoạt lấy đao thương, nửa đêm có thể đón bắt ám khí, trước nay chưa hề thất thủ. Phen này hắn đứng ở mũi thuyền bảo vệ cho hoàng đế, xuống tấn chắc như núi Thái Sơn, xuất chiêu nhanh như chớp giật, quả là phong độ của bậc đại gia tiền bối võ lâm. Bọn thị vệ nhìn thấy y, không tên nào là không cất tiếng hoan hô.
Không ngờ khi Bạch Chấn bắt được vật đó vào tay lại thấy mềm mại dịu dàng, thì ra không phải là ám khí. Hắn bèn dâng lên hoàng đế. Càn Long đón lấy, mở ra xem thì đó là một cái khăn tay màu hồng, bốn góc đều thăt gút, bên trong có gói một miếng mứt ngó sen và một hộp mứt bách hợp.
 
Top