Cay sung và các quan niệm

ttdlbrvt

Thành viên
Kính chúc Quý vị và gia quyến Năm mới Bính Tuất 2006 “Sức khỏe - Hạnh phúc – An khang - Thịnh vượng”
Tôi có một vấn đề xin ý kiến bạn Madivina và các quý vị về cây Sung như sau:
Được biết cây Sung là cây rất dễ nhân giống, dễ chăm sóc và tạo dáng nhưng có một người bạn bảo rắng: Cây Sung được mệnh danh là “Bá tử sấu”, không nên chơi. Các loại Sung, Sanh, Đề , Đa là loại cây có rễ, thường được trồng ở Đình Chùa, không nên trồng trong nhà sợ có ma. Không biết có đúng như vậy không? Xin quý vị cho ý kiến. Cám ơn.
 

midavina

Thành viên tích cực
Anh bạn của bạn nói thì cũng gần gần đúng nhưng chưa đúng lắm,Vì theo quan niệm dân gian thì những loại cây ấy thường linh thiêng bởi vì hầu như ở các làng các đình chùa thường hay có các loại cây sanh,đa , sung, bồ đề,như bồ đề thì theo truyền thuyết là phật ngồi thiền ở đó,nhưng cũng theo quan niệm dân gian rằng ở trong một vùng thì cây nào to nhất cổ thụ nhất thì linh thiêng nhất(linh thiêng ở đây ý nói, thần, ma, quỉ... "làm việc" ở đó,nếu chặt cây hay phá cây thì sẽ bị xúi quẩy) chứ không riêng gì những loại cây bạn nói,mình có nghe chuyện thế này, có một người đàn ông có nhà ở gần một cây gòn cổ thụ ,một hôm ông ta lấy rìu chặt một phát định đốn cây , nhưng sau một lát thì có tin người nhà nói là con gái đầu ông bị chết thế là ông chưa chặt được cây, vài hôm sau ông ta lại tiếp tục công việc đốn cây gòn đó và thế là 1 đứa con nữa bị chết ,công việc đốn cây vẫn chưa xong, ông không hề nghĩ là mình chặt cây thì con gái mình mới bị như vậy nên vài hôm nữa ông lại chặt cây và thế là 1 đứa con gái nữa bị chết.Đến lúc này thì ông mới không dám đụng đến cái cây gòn đó nữa,và cả làng ai cũng không dám đụng đến cái cây gòn đó.chuyện này là hoàn toàn thật ở quế hiệp, quế sơn, Quảng Nam.Như vậy không chỉ riêng gì các loại cây thuộc họ đa như bồ đề, sanh,si, cừa,xộp,da...mà dân gian gọi chung 1 tên là cây đa là chốn linh thiêng họ thường cúng hay thăp hương ,đặt trang ở đó.Những người chuyên đi khai thác cây rừng cổ thụ thường hay có thủ tục thắp hương xin đốn cây,và khấn chẳng hạn khấn rằng:con khởi động máy ba lần ( máy cưa gổ chạy bằng xăng) nếu máy không tắt thì cho con được đốn cây.
Có 1 lần có người ở Hà Nội đến làng Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên -Hà Tĩnh mua cây sanh cổ thụ, đào bới xong xuôi rồi nhưng đến khi cẩu chuyển đi thì cần cẩu không họat động thế lầ đành phải thắp hương và xin trồng lại đàng hoàng, mặc dù theo chủ xe cẩu thì cẩu bình thường không có vấn đề gì, nhưng khi cẩu cây mới bị như vậy.
Tuy nhiên linh thiên là linh thiên như vậy nhưng đó là đối với những cây cổ thụ lâu năm, còn những cây bonsai trồng trong chậu bé tẹo teo ma nào mà thèm ở.Mà trồng trong nhà thì sợ gì,nhà cũng có thần gác cửa ma nào dám vào.
Trích:
Chơi cây cảnh lên đến hoàn thiện khi các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế ( thập toàn ) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.
Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng. Đây là những cây gỗ lưu niên cùng họ hàng ruột thịt với nhau, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng bằng vô sinh ( giâm, triết, ghép ).

Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời ( xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai ) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc- Lộc- Thọ.

 
C

conlocmauxanh2003

Guest
chào bác cháu không biết tính danh nhưng cũng xin góp ý đôi chút về cây sung
câyy xung không phải hoan toàn như bạn bác kể
cây xungdược đứng dầu trong bộ tam đa{phúclộc thọ } la cây phúc các cu ngày xưa quan niệm rằng gia đinh có phúc là con chau nhiều co thể nói như là con đàn cháu đống và hình ảnh cây xung khi cây ra quả cho ta được cảm giac xum vầy như vậy
và ai đã gọi la chơi sành cây thi bộ tam đa đó không thể thiếu về bộ tam đa mà cháu noi cothể sem qua báo vịệt nam hương sắc se biết rõ hơn chau khong nho dich sác 100%
chúc bác gì gì đó có them thông tin và đừng ngần ngại cho vào bộ sưu tập của mình 1 loai cây đẹp và ý nghĩa
 

midavina

Thành viên tích cực
Bộ Tam đa
Tam đa: Phúc - Lộc - Thọ. Tam đa là ba cái nhiều, đa phúc là nhiều phúc, đa lộc là nhiều lộc, đa thọ là nhiều tuổi tức sống lâu... Tượng Tam Ða bằng sứ màu, hàng Trung Quốc mới và Bát Tràng to nhỏ nhiều loại, giá cả hợp lý, nhiều gia đình mua bày, nhất là vào dịp Tết vừa đẹp nhà vừa mang ý nghĩa tốt lành.
Phúc thần
Theo “Tam giáo Nguyên lưu sưu thần đại toàn”, ngài họ Dương tên Thành vốn là Thứ sử Ðạo Châu thời Hán Vũ Ðế. Vũ Ðế thấy ở Ðạo Châu có nhiều người lùn liền cho bắt hết vào cung làm trò mua vui, Dương Thành bất bình dâng sớ khuyên can: “Thần xem Ngũ điểm, bản địa chỉ có người dân lùn, không có tôi tớ nô lệ lùn”, ngụ ý nhắc Vua không được khinh rẻ người lùn vì họ có quyền bình đẳng như mọi người khác. Vũ Ðế hiểu ra bèn bãi lệnh. Trăm họ ở Ðạo Châu cảm công đức quan Thứ sử, sau khi ngài mất, lập đền thờ tôn làm Phúc thần, dần dà các địa phương khác ở Trung Quốc làm theo vì cho rằng ngài có quyền phép ban phúc lành và hoá giải tai ương cho dân. Tượng ngài được tạc như một viên ngoại lang. Ngài là ông Phúc trong bộ Tam Ða.
Lộc tinh
Lộc là thần hoặc ông Lộc. Theo sự sùng bái tinh tú của dân gian thi ngôi sao thứ 6 trong cung Văn Xương là vị thần chủ về tước lộc. “Thiên quan thư” (Sử ký) viết “Cung Văn Xương (...) ngôi sao thứ 6 chủ về lộc”. Về sau được nhân cách hoá gán cho một người tên là Trương Tiên. Theo “Tập thuyết toàn chân”, người này là Trương Viễn Tiêu ở My Sơn, Tứ Xuyên, thời Ngũ Ðại du ngoạn núi Thanh Thành đắc đạo được ông lão bốn mắt tặng cung tên bắn tan tai hoạ thế gian”. Có sách lại nói đó chính là Hoàng đế Hậu Thục - Mạnh Sưởng trong tích “Trương Tiên tặng con”. Tượng ngài giống viên quan văn, trên đầu cài hoa mẫu đơn tượng trưng phú quý, thường là tay ẵm đứa bé bụ bẫm, kháu khỉnh.
Thọ tinh
Người Trung Quốc chấp nhận cả hai thuyết. Một là chỉ sao Giốc và sao Cang là 2 sao đứng đầu trong 7 sao phương đông Thương Long thuộc nhị thập bát tú (28 sao). “Nhĩ Nhã Thích thiên” chép “Giốc, Cang là Thọ tinh vậy”. Quách Phác chú “Ðếm từ Giốc, Cang đứng đầu các sao nên gọi là Thọ”. Hai là chỉ sao Lão Nhân ở phía nam sao Thiên Lang gần Nam cực. “Phong thần thư” trong Sử ký của Tư Mã Trinh Tổ Ẩn chép “Thọ tinh là sao Lão Nhân ở Nam cực, nhìn thấy thì thiên hạ thái bình nên thờ cầu phúc thọ”. Bởi vậy, Thọ tinh còn gọi là Nam cực tiên ông. Do sao Lão Nhân ở vĩ độ nam 50 trở xuống, miền Bắc Trung Quốc khó nhìn thấy nên đời Ðường đem sao này thờ chung với sao Giốc sao Cang. Dân gian nhân cách hoá sao Thọ, vẽ hoặc tạc ngài thành một cụ già râu tóc bạc phơ, đầu to dài, trán gồ cao, hồng hào khoẻ mạnh, hiền hậu tươi tỉnh, một tay chống gậy đầu rồng, tay kia cầm trái đào tiên. Tượng ngài đặt ngang hàng ông Phúc, ông Lộc, tạo thành bộ Tam Ða Phúc - Lộc - Thọ.

 

ttdlbrvt

Thành viên
Chân thành cám ơn quý vị. Còn biệt danh "Bá Tử sầu" thì sao? Xin cho một vài ý kiến.
 

lahongduc

Thành viên mới
cai gi ma goi la ba tu sau chu , tu dat gia ma goi co ma bao nhieu ten cho ma ke , toi dang tim 1 cay thay the cay moi chet day ma con ko duoc , neu ban co ma so ko dam trong keu cho toi nhe hheeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee .con ban muon trong ma ko so ma nua thi trong canh no mot cay rau tam
 

lahongduc

Thành viên mới
ban than cay sung hay cay canh ko bao gio sau chi co nguoi sau hoac sau an thi cay moi sau thoi ban a cu yen tam ma trong do la 1 loai cay quy do
 

kiendat

Thành viên tích cực
giờ thì ít ai quan tâm mấy quan niệm này nữa ngoài mấy cụ lớn tuổi , giới trẻ thì chú trọng tìm hiểu cái mới lạ .
 
Top