Các bệnh trên hoa Lay ơn

[c]ama[u]teur

Thành viên tích cực
<span style='color:blue'> <span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Nấm bệnh gây hại chủ yếu trên cây hoa lay ơn? Bệnh gỉ sắt trên hoa lay ơn phát triển như thế nào? Cách phát hiện và kiểm soát như thế nào? Có thể có cách phòng trị bằng biện pháp sinh học không?</span> </span>

1. Bệnh trắng lá

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim, về sau to dần, có hình dạng tròn hoặc hình bầu dục, giữa màu trắng xám, ngoài viền nâu sẫm, trên vết bệnh về sau có màu đen, bệnh hại lá bánh tẻ, lá già. Bệnh nặng làm lá vàng nâu, chóng tàn.

Nguyên nhân: Do nấm Septoria gladioli

Sợi nấm đa bào, sinh sản vô tính bằng cành bào tử phâ sinh. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là 18-25oC, ẩm độ cao thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh hại nặng trong điều kiện trồng trên đất cát có độ ẩm cao, đất vườn không luân canh, lưa cữu nhiều năm.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau:

+ Topsin-M70NP:5-10g/bình 8 lít

+ Score 250ND:7-20g/bình 8 lít.

+ Antracol 70HN: 20-30g/bình 8 lít.

Mỗi sào bắc bộ phun 3 bình vào buổi chiều mát khi phát hiện thấy nấm

2. Bệnh thối xám

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, khi gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn không có mùi, trời khô hanh vết bệnh màu nâu xám; bệnh làm thối lá, vàng lá và thân.

Nguyên nhân: Do nấm Sclerotinia draytoni

Sợi nấm đa bào có các dạng kết cấu hình thành hạch, trong điều kiện đặc biệt có thể sinh sản hữu tính. Bào tử nấm phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 18-240C, ẩm độ>85%.

Biện pháp phòng trừ hoá học:

+ Vicarben-S75BTN: 25g/bình 8 lít

+ Sumi-Eight 12,5 BTN: 2-5g/bình 8 lít

+ Daconil 500 SC: 25ml/bình 8 lít.

+ Rovral 50WP.

3. Bệnh héo vàng

Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện ở phần gốc thân và cổ rễ, màu nâu làm khô tóp gốc thân, thối củ, dẫn đến héo lá sau đó chuyển màu vàng.

Nguyên nhân do nấm: Fusarium oxysporum

Nấm pháp triển thích hợp ở nhiệt độ 18-250C, ẩm độ cao thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh nặng tỏng điều kiện trồng trên đất có ẩm độc ao, đất vườn không luân canh lâu năm.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Có thể dử dụng các loại thuốc hoá học sau:

+ Xử lý củ bằng Fundazol 50WP nồng độ 2‰ trong 30 phút

+ Daconil 500SC: 25ml/bình 8 lít (phun + xử lý củ).

+ Ridomil MZ 72WP: 25-30g/bình 8 lít.

4. Bệnh đốm nâu

Triệu chứng: Vết bệnh nhiều, hình tròn, bầu dục màu nâu đen nằm rải rác ở mép lá, phiến lá, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng.

Nguyên nhân: do nấm Pleospora herbarum

Nấm phát triển thích hợp ở 18-300C, ẩm độ 100%. Trời mưa ẩm ướt bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Ngoài các biện pháp tổng hợp có thể sử dụng các loại thuốc hoá học sau:

+ Đồng oxy clorua BTN: 70g/bình 8 lít

+ Vicarben – S75 BTN: 25g/bình 8 lít.

+ Kocide 61,4DF: 10-15g/bình 8 lít

Phun 2-3 bình cho 1 sào Bắc Bộ.


Để phòng trừ những bệnh do nấm trên cây hoa Layơn bạn có thể bón một số loại phân bón vi sinh chứa nấm Trichoderma vinelandii. Chúc bạn thành công.
 
Top