Các bài viết mới về cây trồng phục vụ bạn đọc

mai vu duy

Thành viên
Nhằm phổ biến kiến thức đến mọi người, Duy xin gửi đến anh chị cô chú thông tin là trên web Bộ môn Khoa học cây trồng (trang web phi lợi nhuận) sẽ có đăng những bài khuyến nông của các Thầy là Gs hay PGs, Ts....Nội dung tuy viết trên cây ăn trái hay cây công nghiệp ngắn hay dài ngày, nhưng chắc chắn những kiến thức này, anh em tham khảo sẽ vận dụng qua cây cảnh dễ dàng. Trung bình 1 tháng sẽ có từ 3-4 bài viết mới trên mục khuyến nông.
Anh em xin tham khảo tại http://caab.ctu.edu.vn/csd/index.php/khuy-n-nong/hu-ng-d-n-k-thu-t
p/s Xin lưu ý anh em có tham khảo nội dung trên web xin ghi rõ nguồn.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nhằm phổ biến kiến thức đến mọi người, Duy xin gửi đến anh chị cô chú thông tin là trên web Bộ môn Khoa học cây trồng (trang web phi lợi nhuận) sẽ có đăng những bài khuyến nông của các Thầy là Gs hay PGs, Ts....Nội dung tuy viết trên cây ăn trái hay cây công nghiệp ngắn hay dài ngày, nhưng chắc chắn những kiến thức này, anh em tham khảo sẽ vận dụng qua cây cảnh dễ dàng. Trung bình 1 tháng sẽ có từ 3-4 bài viết mới trên mục khuyến nông.
Anh em xin tham khảo tại http://caab.ctu.edu.vn/csd/index.php/khuy-n-nong/hu-ng-d-n-k-thu-t
p/s Xin lưu ý anh em có tham khảo nội dung trên web xin ghi rõ nguồn.
Có cái này hay này,
cũng lấy ở trang web anh Duy đưa, nhưng theo ng tắc, chắc e phải dẫn nguồn gốc là www.khoahocphothong.com.vn thôi?
Ảnh hưởng của rơm rạ đến lúa hè thu
Rơm rạ thật sự tác động đến cây lúa nhưng trước đây chưa được nông dân quan tâm. Nhóm nghiên cứu gồm TS. Nguyễn Thành Hối, PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ (ĐH Cần Thơ) và TS. Phạm Sỹ Tân (Viện lúa ĐBSCL) lưu ý về những ảnh hưởng của rơm rạ, đồng thời đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác để cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa hè thu.

Những ảnh hưởng của rơm rạ trên đất lúa vụ hè thu sau vụ đông xuân

Qua khảo sát và nghiên cứu nhiều thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ở ĐBSCL từ năm 2002 - 2007, nhóm nghiên cứu có nhận định như sau: Ở ĐBSCL, số lượng gốc rạ tươi còn lại trên đồng ruộng sau vụ lúa đông xuân trung bình là 4,5 tấn/ha ở ruộng không đốt đồng và 2,3 tấn/ha ở ruộng có rải rơm đốt đồng. Và năng suất lúa vụ hè thu thấp hơn vụ đông xuân 30,7%. Rơm rạ tươi sau khi chôn vùi trong đất ngập nước có tốc độ phân hủy rất chậm (1,8%/ngày ở hai tuần đầu và 0,48%/ngày từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 12). Có 37% trọng lượng khô của rơm rạ lưu tồn trong đất sau khi chôn vùi vào ruộng lúa ngập nước 90 ngày.

Chiều dài của rễ mầm hạt lúa bị giảm khi được xử lý với dung dịch đất có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm cho thấy, trồng lúa trong chậu ngay sau khi chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đã làm giảm chiều cao cây, số chồi, số bông, số hạt chắc/bông. Năng suất lúa giảm lần lượt là 15%, 29% và 41% khi có chôn vùi rơm rạ tươi trong chậu (4 kg đất) với liều lượng 1,25 g, 2,5 g và 5 g/chậu so với đất không chôn vùi rơm rạ tươi. Năng suất lúa ngoài đồng cũng bị giảm 11,5% khi trong đất có chôn vùi gốc rạ 4 tấn/ha và giảm 14,8% khi đất có chôn vùi gốc rạ và rơm với lượng 6 tấn/ha so với đất đã loại bỏ rơm và gốc rạ.

Qua khảo sát, việc cày ải vùi gốc rạ vào đất 30 ngày trước khi gieo làm gia tăng năng suất lúa 19% so với đốt rơm rạ hoặc cày ải vùi gốc rạ chỉ trước đó 15 ngày. Việc rút kiệt nước ruộng ở đầu vụ canh tác vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày (mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm) trên đất lúa ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi đã cải thiện được sự sinh trưởng và làm gia tăng năng suất lúa 22% (thí nghiệm trong chậu) và 15% (thí nghiệm ngoài đồng) so với đất ngập nước liên tục. Bón phân lân với liều lượng 0,18 g P2O5/chậu (4 kg đất phèn nhẹ, pH = 4,0 - 4,5, có chôn vùi rơm rạ tươi), tương ứng số lượng 90 kg P2O5/ha, đã làm gia tăng năng suất lúa 15% so với chỉ bón 0,00 - 0,15 g P2O5/chậu.

Đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác cải thiện sinh trưởng, năng suất lúa vụ hè thu

Nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất bổ sung kỹ thuật canh tác nhằm cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa. Theo đó, nên vận dụng thực hiện một số kỹ thuật canh tác như cày ải vùi gốc rạ vào đất nên được thực hiện trước khi sạ lúa hè thu tối thiểu là 30 ngày. Rút kiệt nước vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày, mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm. Bón thêm phân lân đến 90 kg P2O5/ha trên đất phèn nhẹ có chôn vùi rơm rạ tươi. Có thể gom chuyển hết gốc rạ và rơm tươi sau khi thu hoạch ra khỏi ruộng trước khi sửa soạn đất trong điều kiện không thể cày phơi ải do phải gieo lúa ngay vụ tiếp theo.
 

mai vu duy

Thành viên
Có cái này hay này,
cũng lấy ở trang web anh Duy đưa, nhưng theo ng tắc, chắc e phải dẫn nguồn gốc là www.khoahocphothong.com.vn thôi?
Ảnh hưởng của rơm rạ đến lúa hè thu
Rơm rạ thật sự tác động đến cây lúa nhưng trước đây chưa được nông dân quan tâm. Nhóm nghiên cứu gồm TS. Nguyễn Thành Hối, PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ (ĐH Cần Thơ) và TS. Phạm Sỹ Tân (Viện lúa ĐBSCL) lưu ý về những ảnh hưởng của rơm rạ, đồng thời đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác để cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa hè thu.

Những ảnh hưởng của rơm rạ trên đất lúa vụ hè thu sau vụ đông xuân

Qua khảo sát và nghiên cứu nhiều thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ở ĐBSCL từ năm 2002 - 2007, nhóm nghiên cứu có nhận định như sau: Ở ĐBSCL, số lượng gốc rạ tươi còn lại trên đồng ruộng sau vụ lúa đông xuân trung bình là 4,5 tấn/ha ở ruộng không đốt đồng và 2,3 tấn/ha ở ruộng có rải rơm đốt đồng. Và năng suất lúa vụ hè thu thấp hơn vụ đông xuân 30,7%. Rơm rạ tươi sau khi chôn vùi trong đất ngập nước có tốc độ phân hủy rất chậm (1,8%/ngày ở hai tuần đầu và 0,48%/ngày từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 12). Có 37% trọng lượng khô của rơm rạ lưu tồn trong đất sau khi chôn vùi vào ruộng lúa ngập nước 90 ngày.

Chiều dài của rễ mầm hạt lúa bị giảm khi được xử lý với dung dịch đất có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm cho thấy, trồng lúa trong chậu ngay sau khi chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đã làm giảm chiều cao cây, số chồi, số bông, số hạt chắc/bông. Năng suất lúa giảm lần lượt là 15%, 29% và 41% khi có chôn vùi rơm rạ tươi trong chậu (4 kg đất) với liều lượng 1,25 g, 2,5 g và 5 g/chậu so với đất không chôn vùi rơm rạ tươi. Năng suất lúa ngoài đồng cũng bị giảm 11,5% khi trong đất có chôn vùi gốc rạ 4 tấn/ha và giảm 14,8% khi đất có chôn vùi gốc rạ và rơm với lượng 6 tấn/ha so với đất đã loại bỏ rơm và gốc rạ.

Qua khảo sát, việc cày ải vùi gốc rạ vào đất 30 ngày trước khi gieo làm gia tăng năng suất lúa 19% so với đốt rơm rạ hoặc cày ải vùi gốc rạ chỉ trước đó 15 ngày. Việc rút kiệt nước ruộng ở đầu vụ canh tác vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày (mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm) trên đất lúa ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi đã cải thiện được sự sinh trưởng và làm gia tăng năng suất lúa 22% (thí nghiệm trong chậu) và 15% (thí nghiệm ngoài đồng) so với đất ngập nước liên tục. Bón phân lân với liều lượng 0,18 g P2O5/chậu (4 kg đất phèn nhẹ, pH = 4,0 - 4,5, có chôn vùi rơm rạ tươi), tương ứng số lượng 90 kg P2O5/ha, đã làm gia tăng năng suất lúa 15% so với chỉ bón 0,00 - 0,15 g P2O5/chậu.

Đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác cải thiện sinh trưởng, năng suất lúa vụ hè thu

Nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất bổ sung kỹ thuật canh tác nhằm cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa. Theo đó, nên vận dụng thực hiện một số kỹ thuật canh tác như cày ải vùi gốc rạ vào đất nên được thực hiện trước khi sạ lúa hè thu tối thiểu là 30 ngày. Rút kiệt nước vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày, mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm. Bón thêm phân lân đến 90 kg P2O5/ha trên đất phèn nhẹ có chôn vùi rơm rạ tươi. Có thể gom chuyển hết gốc rạ và rơm tươi sau khi thu hoạch ra khỏi ruộng trước khi sửa soạn đất trong điều kiện không thể cày phơi ải do phải gieo lúa ngay vụ tiếp theo.
Đúng rồi em, dù vấn đề đang đề cập là do các Thầy trong bộ môn đang làm, nhưng báo nào viết anh vẫn ghi rõ nguồn. Cảm ơn em đã đưa thông tin.

2 đệ đang phạm luật rồi đó (dẫn link sang web khác )

Đề nghị band nick ngay lập tức , không cần giải thích :)):)):))
Mục đích mình giới thiệu để anh em cần nâng cao kiến thức tìm hiểu thông tin dễ dàng (thông tin đáng tin cậy) nên mình nghĩ ban quản trị sẽ ủng hộ thôi. Trang web (một trang web phi lợi nhuận) có gần một năm nay, nhưng hiện nay các Thầy mới có chút thời gian để viết bài (hoàn toàn các Thầy viết không có nhuận bút), nên mình rất mừng mà thông báo cho anh em hay, hi.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
A Duy nghe lão Triệu nói xàm òi
Quy định ở đâu cấm dẫn link?

Cấm dẫn link là cấm dẫn link ở chữ ký
cấm đưa link virus hay bài viết có tính chất độc hại.

nếu nói viết bài mà ko cho dẫn link thì thật là...

Có lẽ mình làm khoa học nên băn khoăn nhiều quá về cái nguồn,
thôi thì sau này a cứ làm bừa cho nó giống với mọi ng anh ơi^^
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4049 <= nội quy
bấm Ctrl+F rồi gõ chữ link, enter là nó đưa đến những chỗ nói về link
 

mai vu duy

Thành viên
A Duy nghe lão Triệu nói xàm òi
Quy định ở đâu cấm dẫn link?

Cấm dẫn link là cấm dẫn link ở chữ ký
cấm đưa link virus hay bài viết có tính chất độc hại.

nếu nói viết bài mà ko cho dẫn link thì thật là...

Có lẽ mình làm khoa học nên băn khoăn nhiều quá về cái nguồn,
thôi thì sau này a cứ làm bừa cho nó giống với mọi ng anh ơi^^
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4049 <= nội quy
bấm Ctrl+F rồi gõ chữ link, enter là nó đưa đến những chỗ nói về link
Làm mình tưởng thiệt, cảm ơn MrKhongbiet nhiều nhiều. Biết MrKhongbiet thích tìm hiểu sâu, nên mình cũng bật mí về sau sẽ có đăng các công trình khoa học của các Thầy, cô nghiên cứu trên cây trồng, nhưng do cần thời gian tổng hợp (vì số lượng rất nhiều) nên hiện thời sẽ chỉ đăng các bài khuyến nông với các kiến thức cơ bản.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Làm mình tưởng thiệt, cảm ơn MrKhongbiet nhiều nhiều. Biết MrKhongbiet thích tìm hiểu sâu, nên mình cũng bật mí về sau sẽ có đăng các công trình khoa học của các Thầy, cô nghiên cứu trên cây trồng, nhưng do cần thời gian tổng hợp (vì số lượng rất nhiều) nên hiện thời sẽ chỉ đăng các bài khuyến nông với các kiến thức cơ bản.
Lạy anh, cái j e cũng muốn bik,
Nhưng với kẻ chưa biết như e,
Đề Nghị cung cấp thông tin dưới dạng trực quan, dễ hiểu,
Tung kiến thứ chuyên ngành ra bà con tắt máy tính hết anh Duy ơi @,@
 
Top