Bắt đầu từ "abc" Phần 2: Thân bonsai

kiencayhaiphong80

Thành viên
Thưa chú!
Teo cháu đoán thì tầng sinh mô chỉ là một tế bào rất mỏng ở giữa phần vỏ và phần gỗ của cây. Vì ghép cành, chiết cành đều phải tác động vào vị trí đó. Không biết có phải không ạ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đúng như bạn kiencayhaiphong80 nói ở trên, lớp sinh mô nằm
giữa phần vỏ và phần gỗ của cây.

Bây giờ chúng ta dùng một quả chuối làm thí dụ .
Các bạn sẽ thấy các phần của quả chuối rất giống cấu tạo của thân cây .
Nhìn từ ngoài vào , chúng ta thấy 4 phần:

-vỏ
-nhu mô
-tầng sinh mô
-mô gỗ






Nếyuu các bạn tách lớp vỏ dày khoảng 1-3 mm ở thân cây , bạn sẽ thấy
hình ảnh rất giống việc bạn tách lớp vỏ chuối như hình trên.

Các bạn có thể đoán : tầng sinh mô nằm giữa lớp vỏ và ruột chuối (coi như mô gỗ ở thân )
Mình dùng một đường đen để chỉ tầng sinh mô này.

Hình dưới đây cũng tương tự .



Và hình dưới đây cũng vậy .




Nếu bây giờ bạn muốn khép một đọt chồi vào một thân gốc , bạn có thể
xem trong sách hay đâu đó chỉ cho bạn cả chục cách ghép khác nhau. Nhưng
bắt kỳ cách nàu thì cũng là làm sao cho có sự liền lạc của tầng sinh mô ỡ đọt
chồi và gốc ghép . Sự liền lạc đó chỉ cần ở một điểm là đủ (dĩ nhiên càng nhiều
điểm liền lạc càng tốt )




Bạn thấy như hình trên , vì đọt chồi có đường kính nhỏ hơn thân gốc ghép một chút ,
cho nên chúng ta phải để lệch đọt chồi sang một bên để cho 2 tấng sinh mô của đọt
chồi và thân gốc ghép có sự liên lạc ở điểm A. Còn điểm B không hề có sự liên lạc
cũng không sao.
==================================
Nếu bạn không ghép chẻ giữa thân , nhưng ghép xéo cạnh thân
thì sự việc cũng tương tự .







Bạn cũng phải dồn thân đọt ghép về một phíc để hy vong sinh mô của đọt ghép và
sinh mô của gốc ghép đụng vào nhau tạo liên lạc.


Hoặc như trường hợp bạn cắt lấy chồi nhỏ xíu (lấy hình ảnh thí dụ ở núm trái chuối ).

Bạn cũng tách vỏ cây (ở đây mình tách kiểu chữ T ) để đặt núm chồi vào vùng sinh mô
của thân .




==================================
Cá bạn có thể đọc thêm những bài trong Diễn đàn về giâm , tháp
dưới đây.

-giâm cành

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=14221

ghép linh sam

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=106352

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=94898

Linh sam

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=74052

Ghép nhánh xuyên thân

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=78371

ghép mắt

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=86945
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Từ vấn đề tầng sinh mô ở trên , điều mình muốn nhấn mạnh với các bạn
là chúng ta cần để ý tới tương quan giữ chồi ngọn và chóp rễ .Sự tương
quan này nằm trong 3 nguyên tắc sinh trưởng của phần lớn cây cối.

1.nguyên tắc ưu tiên phát triển vùng đỉnh.
2. nguyên tắc phát triển hồi ngọn theo lệnh của rễ.
3.nguyên tắc phát triển rễ theo lện của chồi.


Mình gộp chung 3 nguyên tắc vào một cụm từ : vòng luân chuyển kích thích tố.

Nghe thì có vẻ ghê gớm vậy , chứ thực ra sự việc rất đơn giản .


Vốn là cây cối ó 2 khu vực sinh trưởng (tức là 2 khu vực tế bào được sinh đẻ thêm ).
Khu vực tầng sinh mô nhằm đẻ thêm tế bào ho than to ra (đường kính) , chúng ta
đã đề cập ở trên.
Khu vực ở chóp rễ và ở đọt chồi gọi là : đỉnh tăng trưởng cũng đẻ thêm tế bào giúp
chóp rễ hoặc chồi ngọn dài ra.

Mời các bạn xem hình diễn giải dưới đây.



Nếu các bạn còn nhớ chuyện chúng ta nói về rễ ở phần 1 /abc ,
các bạn thấy từ hạt thò ra rễ trước , rễ này hút nước đưa vào phôi nhũ
để biến phôi nhũ thành đồ ăn cho cây phát triển .
Rễ được đỉnh tăng trưởng ở sau chóp rễ đẻ thêm tế bào để dài ra .

Câu hỏi đặt ra là :
Đỉnh tăng trưởng ở rễ nhận lệnh từ đâu để đẻ thêm tế bào
?

Các bạn đoán được không ?

 

hoang_qtp

Thành viên
Cám ơn sự chỉ dẫn của anh rất nhiều, xin phép trả lời, có phải nhận lệnh từ phôi nằm trong hạt, phôi này sau sẽ phát triển thành chồi.
 

yeuthiennhien89

Thành viên
hihi theo cháu thì Auxin từ đỉnh chồi ngọn kích thích rể đẻ thêm tế bào
Không biết học trò bữa giờ có thuộc bài ko nữa
 

NguyenYenSon

Thành viên mới

Câu hỏi đặt ra là :
Đỉnh tăng trưởng ở rễ nhận lệnh từ đâu để đẻ thêm tế bào
?

Các bạn đoán được không ?

Nhận lệnh từ đọt chồi lá, tuy nhiên để rễ phát triển còn cần thêm các yếu tố phù hợp về độ ẩm, nhiệt độ và mức cung cấp nhựa luyện...
Hiểu vậy đúng không anh Hưng?
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Cháu cùng ý kiến với anh hoang_qtb.
(cũng gần giống như chúng ta cắt thân giâm đọt)
Phải không chú?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu cùng ý kiến với anh hoang_qtb.
(cũng gần giống như chúng ta cắt thân giâm đọt)
Phải không chú?
Nhận lệnh từ đọt chồi lá, tuy nhiên để rễ phát triển còn cần thêm các yếu tố phù hợp về độ ẩm, nhiệt độ và mức cung cấp nhựa luyện...
Hiểu vậy đúng không anh Hưng?
Đồng ý với anh.
hihi theo cháu thì Auxin từ đỉnh chồi ngọn kích thích rể đẻ thêm tế bào
Không biết học trò bữa giờ có thuộc bài ko nữa
rễ mọc dài ra theo lệnh của chồi non đúng không chú?
Cám ơn sự chỉ dẫn của anh rất nhiều, xin phép trả lời, có phải nhận lệnh từ phôi nằm trong hạt, phôi này sau sẽ phát triển thành chồi.
Câu hỏi đặt ra là :
Đỉnh tăng trưởng ở rễ nhận lệnh từ đâu để đẻ thêm tế bào
?



Cảm ơn các bạn .
Mọi người đã trả lời hết sức chính xác.

Sự thể đúng là như vậy. Đỉnh tăng trưởng của chóp rễ chỉ đẻ thêm tế bào khi có
lệnh của đọt chồi đưa xuống rễ theo đường nhựa luyện.

Ngược lại , khi rễ phát triển đủ , đỉnh tăng trưởng rễ lại đưa lệnh phát chồi theo đường
nhựa nguyên chạy lên đỉnh để ngọn phát chồi .

Song song với chuyện đó , đọt chồi cũng chuyển một loại lệnh "ức chế phát triển "
xuống mấy đọt chồi phía dưới . Lênh này bảo mấy đọt ở dưới :"Nằm yên đó!Chờ tao
lớn đủ đã rồi mới tới lượt tụi bay !".

Chuyện tương tự cũng xảy ra với chóp rễ ở rễ cái và các rễ bàng .





Vì thế , khi chúng ta cắt một vòng vỏ quanh thân . Nếu vòng vỏ này bao gồm : vỏ , nhu mô nhựa luyện và
tầng sinh mô , chúng ta sẽ thấy phần trên chỗ cắt bị phù do ứ nhựa luyện.

Sự phù ứ này bao gồm cả nhựa luyện và lệnh phát rễ từ đọt . Chính lệnh phát rễ này kích
thích các tế bào sinh mô ở chỗ phù phát tế bào rễ thay vì đẻ tế bào nhu mô.



Và dĩ nhiên , chuyện tương tự cũng xảy ra hệt vậy khi bạn giâm cành > Tức là bẻ một cành ra
cắm xuống đất ẩm.

Tổng kết lại,
chúng ta rút ra được những điều gì trong việc tháp ghép , chiết cành , giâm cành , đối với tầng sinh mô?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Xét ra thì từ chuyện tầng sinh mô và chuyện ra rễ , ghép nhánh ,
chiết cành ở trên , chúng ta có thể rút ra rất nhiều điều. Tuy chỉ có
tính cách tương đối (cho đa số cây ) nhưng xét ra cũng khá ích lợi.

Chúng ta có thể kết luận thế này :

1.Muốn có nhiều đọt chồi thời chúng ta cần nhiều chóp rễ .
Và ngược lại , muốn có nhiều chóp rễ , chúng ta cần nhiều đọt chồi.

2.Muốn có nhiều chóp rễ = rễ cần được tỉa thường xuyên để bỏ lệnh
ức chế phát rễ bàng từ chóp rễ chính . Nhưng đồng thời rễ cũng rất cần
lệnh từ đọt chồi.Vậy có thể nói : dù khu vực định phát rễ có đủ các điều
kiện (tối , ấm , ẩm ) , vẫn cần lệnh phát rễ của đọt chồi để tầng sinh
mô đẻ rễ.

3.Muốn tầng sinh mô làm việc , nó cần phải sống . Muốn tầng sinh mô
sống và phát triển , nó cần được tiếp nhựa luyện. Như vậy , cành giâm
cần tiếp tục sống cho đến khi tầng sinh mô ở chỗ bị bẻ chuyển biến đẻ
tế bào rễ. Để giử cành giâm sống được đến lúc có rễ , người ta bày đủ kiểu .
Nói chung là giữ cho cành bớt mất nước , khỏi rũ (Bỏ bớt lá , úp chụp vào
bao plastic hay chai lọ). Dĩ nhiên , cành giâm cần chồi ngọn .
Không chối ngọn = không lệnh ra rễ.

(Một số cây có điều kiện phát rễ rất mạnh , có khi chưa có lệnh chồi ngọn
cành đã phát : dây nho , linh sam , liễu rũ )


Tóm lại : nắm khái quát về vòng luân chuyển kích thích tố tăng trưởng từ
chồi ngọn xuống rễ , từ rễ lên chồi ngọn và các điều kiện giúp tầng sinh mô
liền lạc nhau hay phát rễ , sẽ là những chuyện giúp chúng ta tạo nhiều
niềm vui trong bonsai.
 
Xét ra thì từ chuyện tầng sinh mô và chuyện ra rễ , ghép nhánh ,
chiết cành ở trên , chúng ta có thể rút ra rất nhiều điều. Tuy chỉ có
tính cách tương đối (cho đa số cây ) nhưng xét ra cũng khá ích lợi.

Chúng ta có thể kết luận thế này :

1.Muốn có nhiều đọt chồi thời chúng ta cần nhiều chóp rễ .
Và ngược lại , muốn có nhiều chóp rễ , chúng ta cần nhiều đọt chồi.

2.Muốn có nhiều chóp rễ = rễ cần được tỉa thường xuyên để bỏ lệnh
ức chế phát rễ bàng từ chóp rễ chính . Nhưng đồng thời rễ cũng rất cần
lệnh từ đọt chồi.Vậy có thể nói : dù khu vực định phát rễ có đủ các điều
kiện (tối , ấm , ẩm ) , vẫn cần lệnh phát rễ của đọt chồi để tầng sinh
mô đẻ rễ.

3.Muốn tầng sinh mô làm việc , nó cần phải sống . Muốn tầng sinh mô
sống và phát triển , nó cần được tiếp nhựa luyện. Như vậy , cành giâm
cần tiếp tục sống cho đến khi tầng sinh mô ở chỗ bị bẻ chuyển biến đẻ
tế bào rễ. Để giử cành giâm sống được đến lúc có rễ , người ta bày đủ kiểu .
Nói chung là giữ cho cành bớt mất nước , khỏi rũ (Bỏ bớt lá , úp chụp vào
bao plastic hay chai lọ). Dĩ nhiên , cành giâm cần chồi ngọn .
Không chối ngọn = không lệnh ra rễ.

(Một số cây có điều kiện phát rễ rất mạnh , có khi chưa có lệnh chồi ngọn
cành đã phát : dây nho , linh sam , liễu rũ )


Tóm lại : nắm khái quát về vòng luân chuyển kích thích tố tăng trưởng từ
chồi ngọn xuống rễ , từ rễ lên chồi ngọn và các điều kiện giúp tầng sinh mô
liền lạc nhau hay phát rễ , sẽ là những chuyện giúp chúng ta tạo nhiều
niềm vui trong bonsai.
Dạ, vậy, trong trường hợp ta muốn cây tăng trưởng thêm cành nhánh phần ngọn, chúng ta làm cái nào trước hả chú: cắt đọt chồi, cho rễ phát triển trước; hay cắt rễ, cho đọt chồi phát triển trước?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dạ, vậy, trong trường hợp ta muốn cây tăng trưởng thêm cành nhánh phần ngọn, chúng ta làm cái nào trước hả chú: cắt đọt chồi, cho rễ phát triển trước; hay cắt rễ, cho đọt chồi phát triển trước?
Quả thật thì mình chưa nắm vững được ý của từ "phát triển " của bạn .

Nếu bạn dùng cụm từ "phát triển " là tăng thêm số đọt chồi thì dĩ nhiên
là ngắt đọt để tăng gấp đôi đọt , nếu bạn thấy rễ đã đầy chậu.Còn thì nếu rễ loe
ngoe chưa đủ ,dĩ nhiên phải để yên đọt cho ra rễ .

Điều mình muốn nhắc là : Đùng tỉa hết rễ một lúc , và cũng đừng tỉa hết đọt một lúc .
Tỉa từng phần đọt , giúp rễ vẫn có lệnh phát triển . Tỉa từng phần rễ giúp cây không bị khựng.
Còn tỉa từng phần thế nào?

Nếu bạn có giờ, chịu khó vào đọc ở bài Thông đen sẽ thấy khá chi tiết về liên hệ
tỉa đọt , tỉa rễ song hành từng phần..
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rất cảm ơn các bạn đã tham gia vào phần 2 : thân bonsai.
Dù mới chỉ ở mức sơ cấp , có lẽ chúng ta đã duyệt qua mọi
khái niệm cần thiết về thành phần kiến thiết thân và nhiệm vụ
của từng khần : vỏ bảo vệ cây , nhu mô tải nhực luyện , sinh
mô đẻ tế bào nhu mô và tế bào gỗ , tế bào gỗ tải nhựa nguyên .

Xét ra thế là tạm đủ . Chúng ta sẽ xét thêm về những kỹ thuật thực
hành trên thân cây ở cấp 2 .

Sang tuần sau , chúng ta sẽ bước vào phần 3 : cành cây bonsai .

Mình tạm đề nghị dàn bài sơ lược như sau :

1. Cành : có phải bộ phận thân thu nhỏ .
2. Nhiệm vụ của cành : sinh lý và mỹ thuật.
3. Cách phát triển cành.
4.Sơ lược một số kỹ thuật thiết kế cành .

Cảm ơn các bạn .
 
Top