bài thuốc từ cỏ dùi trống

dã quỳ

Quản lý mới
thông tin về cỏ dùi trống:
Họ Cỏ dùi trống hay họ Cốc tinh thảo (danh pháp khoa học: Eriocaulaceae), là một họ thực vật có hoa nằm trong trong bộ Hòa thảo (Poales) của lớp thực vật một lá mầm. Họ này tương đối đa dạng về loài, với khoảng 1.150-1.200 loài trong 9-10 chi. Họ này phân bổ rộng khắp, với trung tâm đa dạng nằm trong khu vực nhiệt đới, cụ thể là châu Mỹ. Có rất ít loài sinh sống trong khu vực ôn đới, chẳng hạn tại Hoa Kỳ chỉ có 16 loài, phần lớn ở các bang miền nam từ California tới Florida hay chỉ có 2 loài tại Canada và 1 loài (Eriocaulon aquaticum) tại châu Âu. Chúng có xu hướng sinh sống tại các khu vực đất ẩm ướt, nhiều loài sống trong các khu vực nước nông.

Các loài trong họ này chủ yếu là cây thân thảo sống lâu năm, mặc dù có một số loài là cây một năm; về bề ngoài chúng gần giống như các họ có quan hệ họ hàng gần là họ Cói (Cyperaceae) và họ Bấc (Juncaceae), và giống như chúng, có các hoa nhỏ, chủ yếu được thụ phấn nhờ gió

ở miền nam, loài này được tìm thấy khá nhiều ở khu vực Củ Chi, nếu đựơc trồng trong tiểu cảnh có lẽ rất đẹp, mình dân thủy sinh nên thường cho chúng ....ngập nước và cây sống rất khỏe

cây khai thác



cây trong thiên nhiên






hình ảnh trong hồ thủy sinh (hình mượn từ web bạn)




dông dài đôi chút, giờ đến nội dung chính (theo ykhoa.net)

Cỏ dùi trống là cây nhỏ sống hằng năm, mọc hoang. Bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa hoặc toàn cây. Sau đây là một số bài thuốc:
- Đau mắt đỏ: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 20 g, đậu xanh 20 g, cam thảo đất 10 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ dùi trống, phòng phong lượng bằng nhau, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 g.
- Nhức đầu: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 20 g, hoa đại 16 g, cam thảo đất 15 g. Sắc uống ngày một thang.
- Nhức đầu, nhức lông mày: Cỏ dùi trống 8 g, giun đất (địa long) 12 g, nhũ hương 4 g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 4 g đốt cháy, hun khói vào lỗ mũi bên đau.
- Thiên đầu thống: Cỏ dùi trống tán bột, trộn với hồ, dán vào nơi đau.
- Viêm họng: Cỏ dùi trống 10 g, bồ công anh 16 g, củ giẻ quạt 12 g, cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ho do phong nhiệt: Cỏ dùi trống 10 g, lá dâu 16 g, vỏ rễ cây dâu 12 g, cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Giảm thị lực (mắt mờ): Cỏ dùi trống 10 g, quyết minh tử (hạt muồng) sao 12 g, kỷ tử (quả cây khởi tử) 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Cảm cúm, cảm mạo: Cỏ dùi trống 30-50 g, sắc uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. Chỉ dùng cho người bị cảm không ra mồ hôi.



bài thuốc của bác sĩ Quách Tuấn Vinh
 
Top