Ứng dụng auxin trong nông nghiệp

nguyenhuythac

Thành viên mới
Ứng dụng auxin trong nông nghiệp

Hiện nay đẽ ghi nhận hàng trăm hợp chất từ auxin, một số tiêu biểu được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Thuộc tính chung của các auxin là chúng đều có thể gây ra các hiện tượng cong diệp tiêu mầm yến mạch như đã mô tả trong thí nghiệm của Darwin. Để so sánh hoạt tính của các auxin, người ta cho độ lệch của các mầm yến mạch so với phương thẳng đứng gây ra của nhiều loại auxin có nồng độ như nhau. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các auxin tổng hợp có hoạt tính mạnh hơn nhiều so với các auxin tự nhiên, chất IAA.



Rất nhiều công trình nghiên cứu về các cơ chế bên trong của tác động của các auxin đã vẽ nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về con đường xâm nhập và vận chuyển của auxin, tác động của auxin đối với tế bào . Với các cơ quan từ trong tế bào.

Vách tế bào thực vật cấu tạo bằng các sợi xenlulo và gắn với nhau bằng protein, Ion Ca++ là cầu nối tạo nên sự vững chắc cho vách tế bào. Khi xử lý auxin, các tác giả nhận thấy liên kết canxi-pectin bị phá vỡ kết cấu vách tế bào trở nên mềm hơn, do đó tế bào có thể giãn ra. Sự dãn ra đồng thời của một số lớn tế bào tạo nên sự sinh trưởng và gây nên hiện tượng cong diệp tiêu của cây yến mạch.

Ở các mô tế bào nuôi cấy tách rời trong môi trường dinh dưỡng, do không có nguồn auxin tổng hợp ở đỉnh sinh trưởng vận chuyển đến, phải thêm auxin vào môi trường . Sự có mặt của auxin trong môi trường nuôi cấy có tác động làm cho tế bào sinh trưởng rất mạnh theo chiều hướng vô tổ chức , tạo nên các khối mô không phân hóa gọi là mô sẹo và kiềm hãm sự tạo chồi hay tạo rễ của mô. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ cần gấp mô sẹo chuyển sang một môi trường không có 2,4D có thể nhận thấy chồi và rễ xuất hiện trong một thời gian ngắn.




Nơi tổng hợp các auxin tự nhiên trong cây là đỉnh sinh trưởng. Khi cây mọc ta nhận thấy nếu đỉnh sinh trưởng đang phát triển tốt thì các chồi nách ở bên dưới thường ở dạng ngủ. Sự kiềm hãm của các auxin ở ngọn đã kiềm hãm không cho chúng trở thành các chồi hoạt động. Hiện tượng này được gọi là ưu thế ngọn (apican dominance). Khi cắt bỏ phần ngọn, ưu thế ngọn bị phá vỡ , các chồi nách sẽ phát triển hàng loạt. Trong sản xuất đôi khi người ta muốn kiềm hãm chồi nách phát triển (trong nghề trồng thuốc lá). Có thể thực hiện việc này bằng cách cắt chồi nách bằng tay hoặc bằng cách sử dụng các auxin thích hợp . Kỹ thuật này được đặt tên là phương pháp tỉa chồi bằng hóa học.

Ngược lại nhiều trường hợp cần phải tạo cho cây có nhiều chồi (chè, một số rau ăn lá...) về nguyên tắc cần giảm bớt lượng auxin trong mô. Nhằm mục đích này, người ta sử dụng các chất có tác dụng kháng auxin, thí dụ gibberellin hoặc kinetin.

Thực vật muốn sinh trưởng cần phải có chất nội sinh IAA được sản xuất ở các mô phân sinh ngọn (kể cả chóp rễ) và vận chuyển xuống giúp cho sự sinh trưởng liên tục của cây. Ở quả, sau khi xảy ra sự giao thụ tinh của nhị đực và cái, hạt là trung tâm sản sinh ra các chất sinh trưởng nội sinh (chủ yếu thuộc nhóm auxin) làm cho quả có thể tăng kích thước. Nếu bằng một kỹ thuật giải phẫu tinh vi , ta lấy hạt ra khỏi quả đang định hình thì sự sinh trưởng quả ngừng lại. Nếu thay thế hạt tự nhiên bằng một bạt nhân tạo có chứa một lượng auxin thích hợp, quả sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Cơ chế này cho phép sử dụng auxin để tạo quả không hạt rất thành công ở nhiều loại cây (cà chua, nho, bầu, bí...). Khi phun auxin lên hoa, bầu nhị có thể phát triển thành quả mà không cần đến sự tham gia của các auxin do hạt tiết ra. Lượng auxin đưa vào nhân tạo thường tương đối cao, làm cho hạt teo đi và trở nên không có hạt. Kỹ thuật này được áp dụng rất rộng rãi đối với cà chua và nho.



Sự tạo rễ ở cành giâm dựa trên hoạt động của tượng tầng. Khi cành bị cắt đoạn hoặc khoanh vỏ, do các bó mạch bị đứt đoạn, dẫn đến sự tích tụ của một lượng auxin của vùng cắt và nồng độ auxin cao dẫn đến khuynh hướng tăng cường hoạt động của mô phân sinh tượng tầng và hình thành rễ. Do là nguyên tắc dùng trong kích thích ra rễ bằng auxin ở trong cành giâm. Hiện nay để nhân giống vô tính cây trồng bằng phương pháp giâm cành, người ta dùng rất phổ biến các auxin IBA, NAA, hoặc hỗn hợp của chúng. Đôi khi dùng 2.4D.

Kinh nghiệm cổ truyền trong nghề trồng cây ăn trái của nước ta cho thấy có những cây dễ chiết, có cây khó chiết cành. Sau khi khoanh vỏ, cũng có thể dùng auxin để kích thích ra rễ, hoặc làm rễ ra sớm hơn ở cành chiết. Một kỹ thuật chiết cành mới đã được phổ biến ở vùng Hải Hưng, Hà Bắc để chiết cành vải thiều-trong những năm chiến tranh sau khi có sự xuất hiện của 2.4D. Nhờ vậy, diện tích trồng vải thiều nhanh chóng được mở rộng ở nhiều tỉnh. Nguyên liệu dùng để chiết là mạt cưa tẩm dung dịch 2,4D nồng độ 5-10mg/lít. Tỷ lệ mạt cưa dịch 2,4D xác định bằng cách nắm chặc trong lòng bàn tay một lượng mạt cưa ướt, nếu chỉ ép ra một vài giọt nước là được. Nếu nước ép ra một dòng là quá ẩm. Đắp mạt cưa quanh vùng đã khoanh bỏ vỏ trên cành. Dùng một miếng nilong quấn bên ngoài, hai đầu cột chặt bằng dây cao su. Nilong có khả năng giữ ẩm rất tốt tạo điều kiện môi trường không bao giờ bị khô. Nếu dùng nilon trong và mỏng, có thể nhìn thấy rễ mọc ra sau 20-30 ngày. Kỹ thuật này giúp các nhà làm vườn tổ chức việc chiết cành trên quy mô lớn thay vì bó bằng mo cau với chất độn là tóc rối, rễ bèo... và mất công tưới ẩm thường xuyên.
 
Top