Thế nào là 1 cây cảnh đẹp.

Văn

Thành viên tích cực
Anh Tamchi ạ,bạn em có một cây sanh có lá rất nhỏ so với dòng sanh,lớn hơn móng tay út 1 tí thôi,màu xanh đậm,hơi dài hơn bình thường so với bề ngang,nhưng có điều là nó mọc tự nhiên,không hãm gì cả,thế mới lạ.
Hôm nào em ghé nhà nó chụp hình cái lá rồi post lên anh xem.
 

tamchi07

Thành viên
Hay quá, bác Văn chụp nhớ có vật chuẩn nhé. Bác để ý cả màu da của cây, có nhiều rễ buông o nữa nhá.
Thân
 

lenghe

Thành viên mới
Ở bài trước tôi mới chỉ nói về cảm nhận về vẻ đẹp của bóng cây. Bài này xin bàn về chi tiết hơn.
- Mảng khối: Cả cây ngoài đời cũng như các cây bonsai kinh điển trên thế giới cũng như các cây cảnh nổi tiếng ở phía Bắc mà tôi đã được xem qua, đều có bóng cây đẹp: Chia ra thành các mảng khối rõ rang. Các mảng khối được phối hợp hài hòa, mảng lớn, mảng nhỏ không bằng nhau, mảng thưa, mảng nhặt không đều nhau. Khoảng sáng giữa các mảng cũng không bằng nhau. Liên tục biến đổi. Các mảng khối cũng được sắp xếp theo quy luật xa gần. Kết hợp với bệ và than thành 1 tổng thể hài hòa, đẹp mắt.
Tôi xin lấy dẫn chứng bằng loạt hình ảnh các cây triển lãm ở triển lãm mang tên Taiwan Bonsai Creator. Đây là triển lãm chỉ dành cho những người tự tay làm cây hàng năm ở Đài loan với các quy định rất chặt chẽ: Những cây được tham gia phải là cây do chủ sở hữu tự tay làm, chỉ được tham gia 1 lần, không bao giờ được tham gia lại lần 2. Cây phải qua 3 vòng tuyển chọn bằng hình ảnh chụp cả 4 góc, phải là ảnh thực tế - không được dùng các phần mềm biên tập để chỉnh sửa. Sau khi qua được vòng đó mới được tuyển chọn bằng mắt thường của Hội đồng Giám khảo với các tiêu chí như: thân, cành, bóng, lá, đất mặt, chậu, đôn… những tiêu chí này, nếu chưa hoàn thiện sẽ phải sửa ( ví dụ: Mặt chậu phải phủ rêu – không được có cỏ và lá khô, …), trước ngày triển lãm khai mạc 3-5 ngày sẽ được kiểm tra lại lần nữa, những cây đã sẵn sàng lúc đó mới được mang đi triển lãm. Tóm lại, với những điều kiện ngặt ngoèo thì những cây được tham gia triển lãm thôi đã mang lại vinh dự cho người chủ rồi, chứ chưa nói tới những cây đoạt giải.
Em đồng ý với bác!!! chứ từ trước đến nay,tại các hội hoa xuân ở tp hcm, năm nào cũng vậy,toàn những cây đoạt giải của các năm trước cứ xào đi xào lại,hay là những cây được nhập từ TQ về rồi bê nguyên xi đi dự thi,hoặc là mua của người khác rồi mang dự thi,chứ đâu có công sức của bản thân mình bỏ ra đâu! Cứ bỏ tiền ra mua ,dự thi ,đoạt giải thì được cấp bằng nghệ nhân?? vậy nghệ thuật của mình tạo ra ở chổ nào???
 

ashui

Thành viên
:
Trong những bài trước đây tôi đã trình bày khái quát về bóng của cây cảnh và tôi lấy ví dụ bằng các cây bonsai với lý do là hiện nay tôi chưa có ảnh của cây cảnh hoàn thiện theo lối Hà nội mà tôi có ấn tượng. (Đây chỉ là ý kiến riêng của tôi – xin lưu ý các bác vậy).
Bài này xin đề cập tới 1 thành phần rất quan trọng của bóng, đó là lá cây.
Tiêu chuẩn nào cho lá cây? Thật khó để có câu trả lời chính xác. Nhưng theo sở thích chung của đa số nguời chơi cây cảnh thì những loại cây có lá nhỏ, xanh đậm quanh năm là được quan tâm nhiều nhất.
Như chúng ta đều biết, cây cảnh nghệ thuật HN nói chung và bonsai, pẹjning nói chung đều có kích thước nhỏ, thậm trí rất nhỏ so với kích thước cây cùng loại ngoài thiên nhiên, nên lá càng nhỏ thì cảm giác về cây cổ thụ càng rõ, còn lá lớn quá so với kích thước tổng thể sẽ dẫn đến cảm giác không thực và ko phải cây cổ thụ. Hãy tưởng tượng có 1 cây đa lông và 1 cây phi lao lớn bằng nhau, cùng lên 1 size ảnh – chắc chắn ai cũng sẽ nói cây phi lao sẽ lớn hơn nhiều. Ko nói ai cũng biết, đó là do tỉ lệ khác nhau của lá đa và lá phi lao so với thân cây.
Hiện nay, dân Bắc rất kỵ cây sanh có xuất xứ gốc từ miền Nam bởi vì lá loại sanh này to lớn quá và mất rất nhiều công để thu nhỏ lại. Riêng với tôi, chưa bao giờ xem được 1 cây sanh miền Nam có lá nhỏ như dòng sanh Nam Điền. Kể cả cây 2 ngọn của anh Thành Đất được anh Thành hô giá 20tỷ ở triển lãm Thanh hóa. Mặc dù ko có hảo cảm cái cây đó vì lối làm chưa được nhuyễn, nhưng tôi vẫn thấy tỷ lệ giữa kích thước lá và cây của anh Thành Đất là ổn. Chắc ai đã từng xem qua cây này thì nhớ kích thước của nó cả bể phải cao 4-4,5m. Hoặc như cây Đa của anh Thuật ở Nam Định ( được hô giá 10tỷ tại triển lãm Hải Dương lần thư 2), cũng là 1 cây cao to, mặc dù lá vẫn chưa được thu nhỏ, nhưng vẫn rất cân đối. Tuy nhiên, đây chỉ là cây đại cảnh – ko nên tính vào hàng cây chơi trên chậu. Gọi là lạm bàn thêm mấy câu ngõ về cây to hầu giải thích việc lá nhỏ cho cây cảnh rõ ràng hơn.
Tôi đã gặp ở nhà anh Quang Huế, cây bồ đề trắng miền Nam nhưng lá chỉ nhỏ như móng ngón tay út, cảm xúc lắm. Thán phục người làm, thán phục kỹ thuật chăm sóc và cả công phu trong đó. Về kinh nghiệm của anh Quang – xin được đề cập tới ở 1 bài khác, nếu có dịp.
Cũng có 1 may mắn là tôi được chiêm ngưỡng 1 cây sanh có lá nhỏ li ti, lá lớn nhất chắc chỉ khoảng 1mm, xin nhắc lại 1milimet – chính xác, ko nhầm lẫn. Cây này ở Quy Nhơn, tổng thể cây khoảng 15-16cm, được chơi trên 1 cái đĩa nước 15-16cm. Đặt trên bàn uống trà. Nghe ông chủ khoảng ngaòi 70 tuổi nói thì cây đó còn già hơn cả tuổi ông, của ông bố chơi từ trước đó để lại. Và từ khi nhớ được thì ông chưa từng thấy lá to hơn và cũng ko thấy cây to lên. Có lẽ do mỗi ngày Ông đèu được nhìn thấy nên ko cảm nhận được cái cây lớn lên chăng? Tôi đã nổi gai ốc toàn thân khi nhìn thấy Cụ Sanh này, vì toàn thân Cụ toàn mụn và u nần như con cóc. Đáng tiếc là ko chụp được ảnh của Cụ này. Cũng đã rất lễ phép xin được rước Cụ đó về Hà nội nhưng ko nổi. Cũng vì phê quá nên ko nhớ cả nhà, tên của ông chủ luôn. Đến giờ vẫn còn ân hận. Vì ông chủ ko phải người chơi cây và do 1 người xe ôm ở trước cửa khách sạn Hải Yến – Quy nhơn đưa đi nên về sau này có dịp quay lại Quy Nhơn mà vẫn ko được ngắm CỤ thêm lần nữa. Có lẽ duyên với Cụ chỉ có thế. Đây vẫn là diều đáng tiếc nhất của tôi.
Thêm 1 vấn đề nữa đối với cây có lá bản ( Sanh, si, đa, sung…) – ko phải lá kim cần phải lưu ý là đốt dóng, tức là khoảng cách giữa các lá gần nhau. Ko nên xa quá vì sẽ rất khó làm dăm khi hoàn thiện cây sau này.
Như vậy, xin được tổng kết 1 số tiêu chí cho lá cây như sau:
- Lá xanh quanh năm.
- Lá phải có tỷ lệ hợp lý với kích thước cây.
- Đốt gióng nên nhỏ.
Còn thiếu phần nào, xin các bác bổ sung cho.
Em xin bổ xung thêm về chất lá theo quan điểm của em.
- Chất lá cũng là một phần quan trọng, tại sao cùng một loài cây, vẫn có sự phân biệt về chất lá. Chất lá được coi là đẹp khi nó ko nhợt nhạt, quá mỏng mảnh. Để sau này khi thu nhỏ, vẫn giữ màu sắc nét và tạo sự sống cho cây.
 

ashui

Thành viên
Em đồng ý với bác!!! chứ từ trước đến nay,tại các hội hoa xuân ở tp hcm, năm nào cũng vậy,toàn những cây đoạt giải của các năm trước cứ xào đi xào lại,hay là những cây được nhập từ TQ về rồi bê nguyên xi đi dự thi,hoặc là mua của người khác rồi mang dự thi,chứ đâu có công sức của bản thân mình bỏ ra đâu! Cứ bỏ tiền ra mua ,dự thi ,đoạt giải thì được cấp bằng nghệ nhân?? vậy nghệ thuật của mình tạo ra ở chổ nào???
TRong triển lãm chỉ yêu cầu là người sở hữu cây tham gia, ko có yêu cầu người sở hưu + làm cây đó từ đầu đến cuối tham gia mà bạn
 

toankhtn

Thành viên mới
cac bac cho em hoi nhung cay nay thuoc ho gi duoc ko?
em muon tim nhung cay tuong tu
em hoc phan loai thuc vat ma

Nhớ gõ có dấu bạn nhé
Quản lí:
Văn
 

toankhtn

Thành viên mới
em thay cac bac phan tich hay wa.nhung de cho thuc te cac bac co the gui nhung clip ve nhung cay co nhung dac diem nhu vay ko a?de cho de hinh dung va de cho nhung nguoi moi choi cay canh dc bit nhung dac diem do nhu the nao




Nhớ gõ có dấu bạn nhé
Bạn lưu ý,đây là lần đầu bạn vào nên chúng tôi chỉ nhắc nhở,bạn là SV chắc chắn hiểu ý chứ.
Quản lí:
Văn
 

tamchi07

Thành viên
Tôi đang viết phần bệ, thân và tay cành. Nhưng đang bí hình ảnh minh hoạ quá. Xin khất anh em chậm chậm ít hôm nữa. Tôi đang cố gắng sưu tầm thêm ít ảnh nữa cho đầy đủ.
Xody tất cả.
 

tamchi07

Thành viên
Trước đây, tôi đã có mấy bài viết phân tích về bóng - hồn và thần của cây cảnh nói chung.
Muốn viết nốt cho ***** bộ, nhưng xem lại mới thấy ko ***** ảnh để minh họa. Nên lại xách máy ảnh đi, tìm những cây hợp với quan niệm chơi của mình về thân, bệ, tay cành… cũng tìm rất lâu mới chụp được 1 số ảnh ưng ý. Đi cũng nhiều nơi, vào nhiều vườn, lượn các chợ cây có tiếng tăm như: Thường Tín, Văn Giang. Vào luôn cả 1 số “Đại gia” ở Việt trì, Hải Dương, Hưng Yên… Quả thật, khó tìm được cây/ phôi ưng ý. Có thứ nhìn được thì toàn hét giá trên trời. Thậm trí cây ko nhìn được cũng có giá không tưởng. Thậm trí, người ta ko phân biệt được đâu là phôi và đâu là cây hoàn thiện. Có cây hoàn thiện khá đẹp, được định giá còn không bằng 1 cái phôi cắt cụt ( tất nhiên cây này cũng đã được đặt giá khá cao theo thị trường chung )-theo đánh giá của riêng tôi, có làm 7-8 năm nữa mới có thể gọi là tạm có cái cây chấp nhận được. Thật lạ. Nghe các người bán, đại gia nói chuyện về cây/phôi mà thấy mình phải xem lại cách chơi của mình. Thành ra mất tự tin, cứ lần chần mãi.
Sau 1 thời gian cân nhắc, tôi vẫn quyết định viết tiếp theo sự hiểu của mình. Nếu có gì chưa được hợp lý và đúng theo lối chơi hiện nay, xin các bác góp ý cho. Ngõ hầu cùng nhau chỉnh sửa và tiến bộ. Xin cám ơn các bác.
 

tamchi07

Thành viên
Thân, bệ: Trong tiêu chí chọn phôi bao giờ tôi cũng đặt tiêu chuẩn thân và bệ lên hàng đầu. Không nói thì chắc ai cũng nhất trí với tôi rằng: Thân và bệ là 2 trong số ít yếu tố quan trọng nhất của 1 cây đẹp, đẳng cấp. Hiên nay, vẫn chưa thống nhất được cách gọi và phân loại bệ cây, nhưng tôi ủng hộ cách phân làm 2 loại chính; bệ nhãn và bệ sấu.
Bệ nhãn: là loại bệ mà các rễ mặt chạy bết trên mặt đất, cũng có đôi chỗ nổi lên cao hơn hẳn nhưng ko nhiều. Giống hệt như cây nhãn ngoài đời. Nguyên nhân có lẽ do cây nhãn được trồng ở chỗ rộng rãi nên rễ mặt tha hồ vươn, vì thế mà rễ ko nổi gồ lên chăng?
Bệ sấu: Là loại bệ của cây có rễ mặt nổi thành múi và vè trên mặt đất, các cây sấu ở đường phố HN, trồng lâu năm hay có những bệ này.
Vậy thì bệ thế nào là được coi là đẹp? Câu trả lời là: Tùy thuộc vào dáng cây, mỗi dáng một kiểu không giống nhau hoàn toàn giống nhau.
Nếu dáng trực thẳng và dáng làng: bệ rễ nên trải đều xung quanh.
Dáng xiêu, hoành, huyền ( không trực ) thì lại thuận theo chiều thân, thường hay lệch, phía thân lộ ra ngoài nhiều thì rễ nhiều,
Bệ ko nên quá to, kích thước các rễ nên vừa phải và tỷ lệ hợp lý so với đường kính cây và kích thước tổng thể của cây. Chiều rộng của bệ, cũng tùy thuộc vào từng cây, rất khó để có thể đưa ra 1 tỷ lệ vàng cho tương quan này.
Do không tìm được đủ hình minh họa ưng ý, Tôi xin dùng lại cách cũ, sử dụng hình ảnh của triển lãm của những người tạo cây ở Đài loan. Một lần nữa xin lưu ý các bạn: tôi dùng những hình này để minh họa phần bình luận của tôi về bệ và thân cây. Xin các bạn đừng chú ý tới tay cành hay bóng và dáng cây trong các ảnh minh họa. Đó là cách chơi của bonsai, có vẻ đẹp và lý luận riêng của họ - đó không phải là điều tôi bàn tới ở bài viết này.
 

tamchi07

Thành viên
Dáng trực thẳng:






Cây trực, chúng ta đều biết đó là những cây đứng thẳng, tôi tìm ko được hình ảnh của cây trực có thân méo mó, vặn vẹo. Những cây trong minh họa đều có thân tương đối óng ả. Những cây có thân như thế này hay thân gù gừ đều có vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, tôi thường thích những cây có thân méo mó, vặn vẹo – có lẽ do có nhiều cảm xúc hơn với thân như thế. Riêng với tùng và thông, tôi lại có xu hướng chọn thân ông ả, xuôn đều – mang lại cảm giác thanh tao, nhẹ nhõm.
Bệ được coi là đẹp của cây thân trực thường sẽ được trải đều xung quanh cây, có thể nổi gồ trên mặt như bệ sấu, có thể miết trên mặt đất như bệ nhãn. Các rễ nên cân đối: không nên quá lớn – hoặc quá bé so với tổng thể cây, hoặc rễ trong cũng 1 bệ không nên chênh lệch nhiều: Cái thì quá to, cái thì quá nhỏ, Các rễ ko nên chồng chéo lên nhau, Không nên có rễ quặt từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước ( đây chỉ là nên và ko nên theo tiêu chí thông thường, nhưng tôi đã từng được xem 1 cây có chiếc rễ chạy từ phía sau ra trước với phương vị và hình dạng rất ngoạn mục. Theo người chủ cây, anh ấy mua cũng về chiếc rễ này. Tôi cũng đồng ý với anh ấy, cây có thân và bệ bình thường, chiếc rễ đã làm cho tổng thể cây có vẻ lạ và đáng xem – rất tiếc là không chụp lại ảnh của cây này)[
 

tamchi07

Thành viên
Thân và bệ của 1 dạng cây trực khác, phần nào là dáng làng Việt nam.






Thân cây dạng này nên méo mó, thể hiện được vết hằn của năm tháng trên đó, bệ cũng trải đều xung quanh. Và bệ nên chạy rộng ra, ko nên chụm lại như trong hình minh họa. Riêng tôi, tôi thích cây dáng làng có bóng lệch, có tay phóng hoặc bông rơi, nên cũng thích bệ những cây dạng này không tròn đều, phần bệ lệch dài nên theo hướng của tay phóng. Khi đó, bóng cây sẽ mang vẻ tự nhiên hơn.
 

tieungaogiangho

Thành viên
ha ha ha

Bài viết của Tam chi 07 rất công phu và có sự đầu tư một cách nghiêm túc. Tôi thích những bài viết công phu như thế này. Hoan hô Tam chi 07.

Mấy cây bonsai chơi theo phong cách chổi mà Tam chi 07 giới thiệu bệ đều xung quanh hợp với cây trực tuy nhiên bệ tròn quá thành ra giảm độ tự nhiên.


Đi cay cay cay đây.
 

hoclamvuon

Thành viên
theo tui nghĩ bonsai của họ làm tự nhiên đấy chứ! còn ở chúng ta can thiệp quá nhiều về tạo dáng nên đôi khi nhìn mất tự nhiên (ngay cả một số nghệ nhân lâu năm cũng hướng tới kĩ thuật nhiều hơn là tạo cho nó đẹp tự nhiên) một vài thiển ý!
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Em đồng ý với bác!!! chứ từ trước đến nay,tại các hội hoa xuân ở tp hcm, năm nào cũng vậy,toàn những cây đoạt giải của các năm trước cứ xào đi xào lại,hay là những cây được nhập từ TQ về rồi bê nguyên xi đi dự thi,hoặc là mua của người khác rồi mang dự thi,chứ đâu có công sức của bản thân mình bỏ ra đâu! Cứ bỏ tiền ra mua ,dự thi ,đoạt giải thì được cấp bằng nghệ nhân?? vậy nghệ thuật của mình tạo ra ở chổ nào???
Tài ở chổ họ biết cây nào sẽ đoạt giải để bỏ tiền ra mua đó bạn!!!
Tôi biết có người còn mua đúng cây của giám khảo chấm thi nửa kìa
Đầu tư vào chuyện mua cây đi thi có lãi cao lắm đấy,ít rủi ro hơn chơi chứng khoán. Khi cây có giải cao, tha hồ mà thu lãi
Tôi đang viết phần bệ, thân và tay cành. Nhưng đang bí hình ảnh minh hoạ quá
Trong topic offline Bếntre-Tràvinh có ít ảnh bệ cây ở ao Bà Om cũng hay hay đó bạn
 

hoclamvuon

Thành viên
công nghệ làm bonsai các bác thu giản chút
+ YouTube Video
 

tamchi07

Thành viên
@Tieungaogiangho: Vâng bác ạ, hoàn toàn đống ý với bác là những bệ này kém tính tự nhiên quá. Có điềuđưa ra cái khái niệm về cái đẹp, chỉ dám khai thác ảnh này ở góc độ bệ đều xung quanh thôi. Tôi đã chuẩn bị 1 số ảnh cây tự nhiên chụp được ngoài đời, xin đưa những ảnh đo vào phần sau của bài viết ạ.
@Dovanlo: Cám ơn bác.
 

tamchi07

Thành viên
Cây không trực: Những cây không trực trong thiên nhiên thường do nhiều yếu tố tác động vào khiển chúng không đứng thẳng được. Có thể kể ra như: sạt đất 1 phía khiến cây mất thăng bằng, bản thân cây mọc ở vị trí không thuận lợi cho phát triển, bị gió bảo đẩy khỏi vị trí dứng thẳng, bị gẫy thân chính và phát triển từ các mầm cạnh...v.v và v.v,,, rất nhiều yếu tố không thể kể hết được ra đây.
Khi cây không đứng thẳng những rễ ở chiều ngược lại với thân cây sẽ phát triển mạnh hơn để giữ cây cân bằng lại, vì thế thông thường những rễ mặt của phần ngược với chiều thân sẽ phát triển mạnh hơn phần bên trong. Cũng có những trường hợp có thêm các tác nhân khác làm cho những rễ bên trong chiều nghiêng thân phát triển, nhưng ít khi gặp những trường hợp này. Vì thế, khi trồng – chọn mặt trước của những cây cảnh dạng này nên lưu ý tới triền bệ để trông cây mang vẻ tự nhiên. Như vậy, cây không trực, hoàn toàn có thể chấp nhận những cây không có bệ trải đều xung quanh là bệ đẹp.

Cây trực xiêu: có bệ trải đều xung quanh.



Cây xiêu có bệ phát triển bên trong chiều nghiêng thân mạnh hơn phài kia; Cây có dáng vẻ là lạ, cũng rất đáng xem.



Cây bán huyền: Cây có bộ bệ rất kém, có lẽ do được tạo hình từ cành chiết nên thế chăng?



Cây trực lắc: Xin các bạn lưu ý tới chiều phát triển rất lạ của cây. Tôi vẫn đánh giá cây này phát triển đúng theo tự nhiên. :D.



Cây trực xiêu: Có rễ ở trong thân phát triển, cách tạo hình này của người làm cây cũng tạo ra thần cây là lạ, rất đáng xem.





Cây xiêu có bệ thuận thông thường:







 
Top