Lan và rừng

baby_toan

Thành viên
rất hay. em đoc hoài khong thấy chán. kinh nghiệm hết chổ chê. đọc những bài viết này mới tháy đàn anh đàn chị mình giỏi và có kinh nghiệm trong nghề như thế nào. hehe. khiến đàn em phải học dài dài..
 

Minh Xuân

Quản lý
rất hay. em đoc hoài khong thấy chán. kinh nghiệm hết chổ chê. đọc những bài viết này mới tháy đàn anh đàn chị mình giỏi và có kinh nghiệm trong nghề như thế nào. hehe. khiến đàn em phải học dài dài..
Chào bạn baby_toan. Mấy hôm nay tôi đợi bạn vào chơi vì thấy "chữ ký" của bạn "kêu" quá:). Việc phát triển tài nguyên lan rừng Việt Nam cần những người có nhiệt huyết và có cả thời gian nữa. Các bạn trẻ mà chịu khó học hỏi, chịu làm thực tế thì sẽ nhanh chóng trở thành chuyên gia thôi. Tôi cũng chẳng phải bậc "đàn anh" gì, tuổi không thể so với anh culanluasg được. Nhưng được may mắn nghề nghiệp đi theo và giao lưu những chuyên gia đầu ngành và quốc tế như Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Averyanov L., đi là cà khắp rừng Việt Nam. Vừa chơi vừa nghĩ mà tích lũy kinh nghiệm. Kinh nghiệm này cũng lỗi thời rồi vì là cách đây 4-5 năm rồi. Hy vọng các bạn trẻ có điều kiện hơn, có thời gian hơn, sẽ có thành tựu tốt hơn.
 

baby_toan

Thành viên
troi oi. ghe qúa chắc xoá chữ ký quá.e chỉ muốn nói là e đang còn đi học, chưa có kinh nghiệm j. chứ không có ý khoe khoan gi hết. anh nói vậy chắc e xoá hết quá. mà thui xoá là vừa. được đi cùng những chuyên gia quả là một may măn. ướt j e được như anh.
e có pa cô cũng học bên thực vật. trường khoa học tư nhiên. chác cũng cỡ tuổi anh. nhưng ra trường đi dậy môn sinh học, luyện thi đại học.hehe
nghe anh kể về lan rừng e thích ghê. chỉ tiếc là tầm nhìn còn quá non kém. chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể trò truyện sâu về lĩnh vựt lan và rừng được.huhu
 

Minh Xuân

Quản lý
Bạn baby_toan xóa chữ ký đi làm gì. Chữ ký của bạn hay ở chỗ bạn biết rõ mình muốn gì và có ý định thực sự bắt tay vào làm việc bạn muốn. Cái đó rất cần ở người chơi nếu muốn thành "chuyên nghiệp" thực sự. Nhất là đối với các bạn trẻ vì các bạn có nhiều thời gian để tích lũy.
Bài về lan Hài ở trên tôi viết có phần để dành cho những người như bạn. Lan Hài là nhóm lan đặc trưng và đáng tự hào của Việt Nam. Trên thế giới đây cũng là nhóm thứ hai (sau Cattleya) được tiến hành chọn và tạo giống khá nhiều. Thế mà ở Việt Nam, quê hương lan Hài, thì chẳng ai làm gì cả. Vì thế cần những người có trình độ và có điều kiện mới phát triển được những loài này.
Ví dụ bạn có thể lập một vườn lan Hài khoảng vài chục cây cho một hai loại lan Hài đẹp, như Hài hồng chẳng hạn. Tiền giống cho nguồn giống ban đầu này cũng chẳng phải nhiều. Hài Hồng bây giờ chắc bán vài chục nghìn đồng một cây.
Trên cơ sở nguồn giống đó tiến hành thử một số phương pháp chọn, tạo giống:
- Thử phá đỉnh sinh trưởng để tạo chồi bên (nhân giống sinh dưỡng).
- Thụ phấn để tạo quả. Tôi chưa thấy lan Hài tạo được quả trong nuôi trồng vùng thấp mặc dù về nguyên tắc điều này không khó khăn.
- Bạn là sinh viên chắc có điều kiện liên hệ với các cơ sở nuôi cấy mô, từ quả tạo được có thể thử gieo hạt lan Hài. Điều này ở Việt Nam cũng chưa ai làm, đơn giản vì chẳng ai có quả lan Hài mà gieo.
Những thứ trên có thể làm được nếu có nguồn giống đ ủ lớn (vài chục cây). Nếu làm được như vậy cũng đã là rất nhiều vì giải quyết được vấn đề nhân giống (vô tính và hữu tính) cho lan Hài. Thực tế tiền bỏ ra không cần nhiều. Cần là cách làm tập trung, đừng ham đi sưu tầm đ ủ loại lan rừng lộn nhộn, mà chọn đi vào một hay một số loài có giá trị nhất định. Và tất nhiên cần công sức và thời gian nữa.
 

baby_toan

Thành viên
Em ở quận thủ đức tp.hcm. chắc chắn một điều là diện tích đất là yếu tố quan trọng nhất. Theo e được biết thì nhiệt độ và ẩm độ có thể nói là yếu tố quyết định để cho lan hài phát triển tốt và ra hoa. Đối với điều kiện địa lý ở nơi e đang sống thì sẽ không phù hợp được. Nhưng ví dụ của anh khá hay. Tuy e chưa tiếp xúc nhiều đến lan hài nhưng e nghĩ:
Việc phá đỉnh sinh trưởng để tạo chồi bên (nhân giống sinh dưỡng) có thể thích hợp với loại đơn thân. Và chắc những nhà trồng lan có kinh nghiệm sẽ nhân giống kiễu này. Vì cây con phát triển khoẻ mạnh hơn, ít bệnh tật hơn, phẩm chất tương tự như cây mẹ.
Còn về thụ phấn để tạo quả. Đây là một cách nhân giống bằng hạt trong phòng thí nghiệm. Cách này cũng sữ dụng nhiều ở cây hồ điệp hiện nay. Nếu như lan hài không thấy quả thì có thể nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, và tiến hành nhân giống in – vitro. Nhưng cách này khó làm và tốn kém.
Theo như e biết thì hiện nay các phòng nuôi cấy mô có thể nhân ra các giống lan công nghiệp như các nước khác thường làm. Nếu như loài mới phải tiến hành thử nghiệm với từng môi trường nuôi cấy, xem thử môi trường nào sẽ thích hợp nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của giống đó. Chưa kể về qui trình hậu cấy mô nữa, hiện nay chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm mới có thể nuôi cây mô phát triển và khoẻ mạnh theo đúng thời gian sinh trưởng và phát triển của nó. Các công thức phân có thể nói là rất quan trọng trong giai đoạn này. Va2 nó là ẩn số cho từng giống lan.
 

Minh Xuân

Quản lý
Bạn baby_toan còn đang ngồi ghế nhà trường, chớ để bị mắc bệnh của mấy nhà khoa học rởm. Các thầy nhiều khi chỉ có sách mà không có thực tế, phát biểu dùng mấy từ chuyên môn để dọa người không biết. Bệnh này rất nguy hiểm vì nó làm cho người chơi phát sợ, không dám bắt đầu những công việc lâu dài. Thực ra những chuyện các thầy nói to tát, nhưng với người chơi thực tế thì chẳng là gì cả.
Lan Hài là cây nội thất điển hình nên không cần nhiều diện tích đất lắm mới trồng được. Một nóc nhà chục mét vuông, che lưới cho bớt nắng, để mấy bể nước cho mát hoàn toàn có thể cho lan Hài mọc tốt. Bạn cứ thử xem những người trồng lan Hài ở TP HCM xem họ đặt cây như thế nào và tốn bao nhiêu diện tích. Nhiều khi họ xếp cả chục cây ở một góc nhà hay cạnh cửa sổ, cây vẫn ra hoa như thường.
Gieo hạt từ quả lan khác việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng một trời một vực. Gieo hạt từ quả dễ hơn nuôi cấy đỉnh sinh trưởng nhiều lần:
- Việc thu quả không ảnh hưởng đến cây giống. Trong khi lấy đỉnh sỉnh trưởng của loài đơn thân đồng nghĩa là phải hy sinh cây mẹ.
- Việc khử trùng vật liệu trước khi đưa vào nuôi cấy dễ hơn nhiều vì quả có vỏ bảo vệ hạt ở bên trong, có thể đốt vỏ khử trùng mà không ảnh hưởng đến hạt. Ngược lại, đỉnh sinh trưởng của lan Hài rất ngắn, lại mọc sát đất nên rất bẩn, khó mà làm sạch được.
- Hạt nảy mầm là quá trình tự nhiên. Còn từ đỉnh sinh trưởng tạo được chồi cần phải điều khiển rất phức tạp. Vì thế gieo hạt các loài khác nhau thì không khác nhau nhiều về môi trường, nhưng tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng thì rất khác nhau. Đối với gieo hạt thì môi trường không phải là ẩn số gì nhiều cả, mà là công thức chung cho lan nuôi cấy mô.
- Số lượng hạt trong một quả rất nhiều. Quả lan có chứa hàng vạn hạt nhỏ như bụi. Chỉ cần 1/10 số hạt trong 1 quả mọc thành cây, đưa ra trồng là thừa thãi. Trái lại, từ một đỉnh sinh trưởng phải tạo chồi vừa khó, vừa lâu.
Vấn đề là không ai có quả lan Hài để mà gieo. Vì thế cần bắt đầu từ một lượng giống đ ủ lớn, thụ phấn nhân tạo để tạo quả. Các loài lan thụ phấn nhờ sâu bọ nên khi trồng mà không thụ phấn nhân tạo thì cây không ra quả.
Việc nuôi cây sau cấy mô cũng chẳng phải khó lắm. Người ta vẫn làm cho các loài lan công nghiệp như Hồ điệp chẳng hạn. Nhất là nếu có số lượng cây lớn gieo lên từ hạt thì chết một phần cây con vẫn còn hiệu quả nhân giống cao.
 

culanluasg

Super Moderator
Quả thật ,việc nuôi cây con sau cấy mô (ra chai khá dễ dàng ,nếu bạn baby_toan theo đúng ngành về lan)
-hồi mới ra chai cattleya và hồ điệp lần đầu ,mình làm theo sách hướng dẫn cực khổ lắm ,rất phiền phức ,sợ ***** thứ ,sau này khi quen rồi nhớ lại cứ cười mãi ,không hiểu mấy Thầy viết sách kia làm khó học sinh chơi hay là để trổ tài kiến thức bao la !!!
-thực tế quá đơn giản và đơn giản quá ... cây lan mạnh hơn chúng ta tưởng rất nhiều
 

culanluasg

Super Moderator
Thật ra tìm quả lan Hải không quá khó khăn chỉ cần quen một bạn chơi lan trên dalat,anh em sẽ tìm giúp và hái bảo quản rồi gửi về cho bạn ,rất dễ thôi ...
 

baby_toan

Thành viên
Có lẽ e còn non trẻ với tầm nhìn còn thấp kém. Cho e hỏi 1 tí nha. Nếu có hai hướng:
phát triển thành nền công nghiệp như các nước khác.
phát triển các giống lan rừng địa phương.
Hay cả hai đều phát triển?
Thì anh chọn hướng nào ? Tại sao như vậy ?
Chắc không phù hợp với chủ đề topic cho lắm, nhưng mong các anh cho những quan điễm của mình được không. Thân minhtoan_nh07
 

Minh Xuân

Quản lý
Các giống lan công nghiệp khi nào đó cũng đã từng là lan rừng. Vấn đề ở Việt Nam là làm thế nào để phát triển các giống lan rừng địa phương ở qui mô công nghiệp (hay ít nhất ở qui mô thương mại). Nếu chỉ dựa vào giống nhập ngoại thì phát triển sẽ không bền vững, thiếu sức cạnh tranh trên thế giới vì chúng ta không chủ động về giống, không có gì độc đáo, hơn người khác cả.
 

Minh Xuân

Quản lý
Chi Dáng hương (Aerides)

Chi Dáng hương là chi lan đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Chi này ở Việt Nam có trên 8 loài, là những loài phong lan đơn thân được ưa chuộng bởi có hoa chùm dài, màu sắc tươi tắn và thơm. Do có kích thước lớn nên các loài Dáng hương thường dùng cho trang trí sân vườn, nơi có không gian rộng.
Các loài Dáng hương có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình, hầu hết dễ trồng và ra hoa ở vùng đồng bằng.
- Dáng hương Thơm (Aerides odorata)

Còn gọi là Quế. Cây có thân dài đến 1 m, mập. Lá hình dải, dài 15-30 cm. Cụm hoa dài bằng lá, rủ. Hoa xếp dày, khá lớn. Cánh môi cuộn hình ống rộng, có cựa cong ra phía trước làm cho hoa có hình dáng con ong. Hoa thơm, màu từ trắng tinh đến phớt hồng. Loài này gặp ở hầu hết các vùng trên cả vùng núi đá và núi đất ở độ cao thấp.
Cây lớn, nhiều nhánh ở gốc tạo thành bụi, khi ra hoa làm cây trang trí sân vườn rất hiệu quả. Hoa nở vào dịp 2/9, tương đối bền.
Ngoài chủng thường gặp có hoa màu trắng vàng ở Việt Nam còn có 2 chủng:
+ Dáng hương Hồng nhạn (Ae. odorata var micholitzii) có hoa màu hồng tím nở vào tháng 4-5, cụm hoa thẳng, không thơm, thân ngắn, lá ngắn xếp dày. Chủng hiếm, đặc hữu của Tây Nguyên.


+ Dáng hương Bạch nhạn (Ae. odorata var alba) có hoa màu trắng tinh, cụm hoa thẳng đến hơi rủ, nở tháng 8-9. Chủng ít gặp, có ở miền Trung.

- Dáng hương Quế nâu (Aerides houlletiana), còn gọi là Tam bảo sắc. Cây có thân dài, mập. Lá hình dải, dài, mảnh hơn Dáng hương Thơm. Cụm hoa rủ, hoa lớn, xếp dày. Hoa màu vàng cam hay nâu nhạt với phần đầu cánh màu tím. Cánh môi chia làm 3 thuỳ, thuỳ giữa rộng, mép có răng mịn răn reo, giữa thuỳ có vạch đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tuỳ từng cây từ trắng tím đến vàng tím. Loài này gặp ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, là một trong những loài hoa đặc trưng của dãy Trường Sơn. Cây mọc chủ yếu trên các vùng núi đất ở độ cao thấp.

Cây lớn có hoa nhiều màu sắc, thơm thích hợp cho trồng treo trang trí ngoại thất rất có hiệu quả. Hoa nở vào tháng 4-5, tương đối bền.
- Loài tương tự hay gặp là Dáng hương Quế (Ae. falcata), phân biệt là hoa có màu vàng nhạt hơn và mùi thơm không thơm bằng Dáng hương Quế nâu.


- Dáng hương Nhiều hoa (Aerides multiflora), còn gọi là lan Đuôi cáo. Cây có thân ngắn, mập, lá hình dải, dài. Cụm hoa rủ. Hoa nhỏ, xếp dày thành bông, màu trắng có đốm tím ở gốc và đỉnh màu tím. Cánh môi không tạo cựa, chia làm 3 thuỳ, thuỳ giữa hình tam giác, màu tím đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tuỳ từng cây. Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam, chủ yếu trên các vùng núi đất ở độ cao thấp.

Loài có thân cây gọn gàng, hoa có màu sắc tươi tắn, thích hợp cho trồng chậu treo trang trí bên cửa sổ, ban công lớn. Hoa nở tháng 5-6, tương đối bền. Cây dễ trồng, chăm sóc tương tự như Dáng hương Thơm và Dáng hương Quế nâu. Tuy nhiên loài này khó ra hoa hơn và nhạy cảm hơn với nước đọng. Chú ý để cây chỗ sáng vào mùa đông.
- Loài tương tự có thể gặp là Dáng hương Hồng (Ae. rosea) có lá dày và cuộn, xếp dày trên thân hơn, hoa đậm màu hơn. Loài này gặp rải rác ở Lai Châu hoặc một số tỉnh phía Nam, hiện có xuất hiện trên thị trường.


Loài đáng chú ý khác:
- Tiểu hoàng đỏ hay Dáng thu, Hồng dâu (Ae. rubescens): cây nhỏ hơn, cụm hoa đứng, hoa tím hồng, nhỏ xếp sát. Loài hiếm, đặc hữu của Tây Nguyên, là đối tượng bảo vệ trong Sách Đỏ Việt Nam. Loài này ít gặp ở Hà Nội và cây nhỏ, hoa nhỏ, giá trị trang trí không cao (xem ảnh ở bài về Đà Lạt).
- Dáng hương Quạt (Ae. flabellata): thân ngắn, lá dẹt, cụm hoa đứng, hoa thưa, lớn, cánh hoa màu vàng lục, cánh môi có đốm tím và có cựa dài màu vàng. Có ở miền Bắc nhưng hiếm gặp trên thị trường.


- Dáng hương Lá dày (Ae. crassifolia): thân ngắn, lá dày, phẳng, rộng và ngắn, hoa xếp thưa, lớn, cánh hoa màu hồng tím, đậm ở gốc. Phổ biến nhiều ở miền Nam.
 

culanluasg

Super Moderator
-Xin Cảm ơn anh Minh Xuân ,những bài viết trên sẽ đóng góp rất nhiều vào việc tổng kết lan rừng Việt Nam
 

Minh Xuân

Quản lý
Chi Vân đa (Vanda)

Vân đa (Vanda) là những loài lan mọc đơn thân, có thân mọc dài theo một trục, bám trên cành cây, rễ khí sinh dày và dài. Hoa Vân đa mọc chùm đứng, hoa lớn, thưa. Vân đa là một trong những chi lan được lại tạo và nuôi trồng khá phổ biến. Ở Việt Nam theo danh mục lan năm 2003 công bố bới TS Averyanov L. chi Vân đa có 7 loài, gồm:
1. Vân đa Bì đúp (V. bidupensis): loài đặc hữu Việt Nam gặp ở Lâm Đồng. Hoa lớn, màu nâu đậm, có chấm vàng.


2. Vanda concolor: hoa nâu, có sọc vàng, lưỡi hoa vàng. Gặp ở miền Bắc


3. Vân đa dạ hương (V. denisoniana): hoa vàng trắng, rất thơm. Gặp ở Tây Nguyên.


4. Vân đa chanh (V. fuscoviridis): hoa nâu nhạt, viền vàng, cánh môi vàng. Hoa thơm. Gặp ở vùng núi đá vôi phía Bắc.


5. Vanda liouvillei: hoa có màu pha sắc đỏ. Gặp ở Tây Bắc.


6. Vanda lilacina: hoa nhỏ màu trắng, cánh môi có sắc tím. Gặp ở miền Nam.


7. Vanda pumila: hoa nhỏ, cánh môi cuộn, có sọc đỏ. Gặp ở miền Nam.


Ngoại trừ hai loài cuối cùng có hoa nhỏ, hình dáng không đẹp, 5 loài Van đa đầu đáng chú ý vì hoa lớn, màu đẹp, một số loài có hương thơm.
 

culanluasg

Super Moderator
Vân đa chanh (V. fuscoviridis) ,Vanda liouvillei
xin cảm ơn anh Minh Xuân về hai tấm ảnh trên ,hai tấm ảnh này thật là một tư liệu quí báu và cũng xin hỏi có phải anh chụp tại rừng Việt Nam không thưa anh ,xin hỏi anh có tấm ảnh nào của Dendrobium dalatense không ???
 

Minh Xuân

Quản lý
Cây Vân đa chanh là cây chụp trong vườn nhà tôi, cũng lâu lâu rồi. Cây mua ở chợ ngoài Hà Nội. Còn cây Vanda liouvillei thì không phải ảnh của tôi nên không rõ. Nhưng cây này trước kia tôi cũng từng thấy ra hoa ở Hà Nội.
Tôi không có ảnh cây Hoàng thảo đà lạt, mặc dù hình như cũng đã nhìn thấy loài này mấy lần ở núi Voi, dưới chân đèo Prenn nên trong bài cây lá kim của tôi có câu:
Núi Voi Hoàng thảo nở hoa sắc hồng.
 

culanluasg

Super Moderator
Tôi có một người bạn có tấm ảnh này .xin hỏi anh có phải là cây Dendrobium dalatense không ??? vì theo như anh nói đã từng nhìn thấy ??? (ảnh Yalyau,dalatrose)

 

Minh Xuân

Quản lý
Không phải. Đây là loài Hoàng thảo môi tơ (D. delacourii). Loài này tôi cũng vừa hôm qua đăng ảnh bên trang Hoàng thảo của anh.
Còn Hoàng thảo Đà Lạt xấu hơn, hoa ở đỉnh, màu trắng, thưa hơn. Vì cây nhỏ, hoa xấu nên ít người chú ý. Có lẽ cũng không hiếm lắm nếu tìm ở chợ Đà Lạt.
 

hoabmt

Thành viên
Xin chào Minh Xuân và tất cả anh(em) yêu thích hoa lan, tôi đang bắt đầu tập chơi lan, nên khi đọc bài viết của mọi người thấy kiến thức nhiều và bổ ích quá. Tôi mới mua và trồng một số lan rừng nhưng chưa biết tên, định chụp đưa lên DĐ nhờ các bạn gúp, không biết có được không? Rất mong được ý kiến, tôi xin cảm ơn.
 

Minh Xuân

Quản lý
Chơi cây quí nhất là tinh thần. Bạn cứ đưa hình lên, nõi rõ mua ở đâu. Nếu biết tôi sẽ trả lời. Còn nếu tôi không biết sẽ có nhiều người khác biết:)
 

culanluasg

Super Moderator
Không phải. Đây là loài Hoàng thảo môi tơ (D. delacourii). Loài này tôi cũng vừa hôm qua đăng ảnh bên trang Hoàng thảo của anh.
Còn Hoàng thảo Đà Lạt xấu hơn, hoa ở đỉnh, màu trắng, thưa hơn. Vì cây nhỏ, hoa xấu nên ít người chú ý. Có lẽ cũng không hiếm lắm nếu tìm ở chợ Đà Lạt.
anh Minh Xuân,cây Môi Tơ thì mỉnh đã quá quen thuộc
cây Môi tơ của anh ,mình cũng đã xem qua
 
Top