Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

với thứ này thì cháu không thèm dùng tới đâu vì là đồ phế liệu ai mà dùng kakkaka
đó là lý do phụ thôi còn lý do chính mà cháu quyết định không dùng lọai này là vì
có cây naò to hơn cái ống này đâu mà dùng =))=))
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Để cho rõ chuyện hơn , mình gởi các bạn thêm vài hình ảnh chậu
bonsai thực hiện tại Nhật của những lò làm chậu nổi tiếng thời những
năm 1900 như dưới đây.







Các bạn thấy kỹ thuật và mỹ thuật của những chậu sứ của Nhật ngay từ 1800 đã
rất giá trị. Bởi thế, những chậu như trên được xếp vào hàng đồ cổ.

Tuy nhiên, như đã trình bày, những người chơi bonsai (có tiền) ở Nhật vẫn cố tìm
mua những chậu của Tàu như dưới đây cho cây bonsai giá trị của họ vì họ vẫn thấy
là những cây già lão của họ sống tốt hơn trong loại chậu này.








Theo như chú thích ở hình ảnh triện chậu : chỉ còn có 3,4 chiếc chậu
kiểu này hiện diện trên thế giới !

Để sớm đi tới kết luận ý mình nhằm giải thích vấn đề tìm chậu Tàu cho cây ở Nhật,
mình xin mượn lời của hai ông người Nhật : một là Master bonsai Syuzan và một
là nhà làm chậu Bonsai nổi tiếng , ông Sensyu. Hai ông này vốn là bạn thâm giao
với nhau đã 25 năm.

Master Syuzan đoan quyết rằng :" Ngoại trừ bạn rành rẽ về bonsai, bằng không thì
bạn chẳng thể làm ra được những chiếc chậu bonsai tốt".

Còn ông Sensyu thì tin tưởng rằng : chiếc chậu không phải được làm ra
để trình diễn (chiếc chậu), nhưng là để dùng cho cây trong tác phẩm bonsai;
khi ông phát biểu:
" Trong tác phẩm bonsai, chiếc chậu có nhiệm vụ phô diễn được
nét đẹp của cái cây. Loại đất sét làm chậu là điểm chính yếu nhất;
mỗi loại đất sét sẽ có mức tương hợp và mức quyến rũ
với từng loài cây khác nhau
".





Để các bạn dễ hiểu điều hai ông vừa nói ở trên, dưới đây là hình ảnh
một mẫu chậu bonsai hiện đại của Nhật.
chậu này là một trong những loại mẫu chậu được các bậc thày bonsai
ở Nhật gọi là "chậu bonsai đúng nghĩa".





Hình ảnh đăng trong tạp chí Bonsai Today số 45, 1996.

(Pictures and text from Bonsai Today,n.45,1996.
For training purpose only)
==================================
với thứ này thì cháu không thèm dùng tới đâu vì là đồ phế liệu ai mà dùng kakkaka
đó là lý do phụ thôi còn lý do chính mà cháu quyết định không dùng lọai này là vì
có cây naò to hơn cái ống này đâu mà dùng =))=))
Đừng có cười mà hố to!

Ấy là bạn chưa biết xài nó đấy thôi.
Bạn xẻ dọc ống này ra . Lấy ống cặp vào thân nho nhỏ rồi quấn dây bên ngoài.
Quấn xong, bạn tha hồ bẻ, uốn . Cây rất khó chết vì cành khó nứt gãy.
Chuyện này cho cây nhỏ sẽ tiện hơn quấn băng keo điện!
 

GioNui

Moderator
Đừng có cười mà hố to!

Ấy là bạn chưa biết xài nó đấy thôi.
À há......=))=))=))
Cú này anh Vinh hố thiệt rồi!
(cho mình cười lại tí xíu).

Nhưng mà anh cũng hay đó, phát biểu linh tinh làm cho ông già
ngứa ngáy xì bí kiếp ra cho anh em mình lượm. :-bd

Công nhận cái trò của chú Hưng hay thế mà mình nghĩ không ra.
Chưa có dây cao su thì về nhà xài tạm ống nhựa dẻo chẻ ra cũng được,
ống nhựa thì đầy. Uốn cây nhỏ nhanh, gọn, khỏe mà chắc cú.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
À há......=))=))=))
Cú này anh Vinh hố thiệt rồi!
(cho mình cười lại tí xíu).

Nhưng mà anh cũng hay đó, phát biểu linh tinh làm cho ông già
ngứa ngáy xì bí kiếp ra cho anh em mình lượm. :-bd

Công nhận cái trò của chú Hưng hay thế mà mình nghĩ không ra.
Chưa có dây cao su thì về nhà xài tạm ống nhựa dẻo chẻ ra cũng được,
ống nhựa thì đầy. Uốn cây nhỏ nhanh, gọn, khỏe mà chắc cú.
Bạn có thể thấy ứng dụng biến thể của việc giằng giây cao su cho
cây trồng ngoài đường, Cây ngoài đường mới trồng (ở California) rất dễ
nghjie6ng ngả vì xe (trong thành phố) vẫn đi tốc độ 45mph(60 km/giờ).
Bởi thế họ thường dùng hai sợi cao su to (cỡ ruột xe đạp) để giữ cho cây
đừng nghiêng ngả quá độ. Họ vòng dây quanh thân nhưng vẫn để khoảng
cách hở vài phân vì hai lý do :

- dây không cấn vào thân
-cây vẫn có thể lúc lắc dao động nhẹ.
Vì qua kinh nghiệm trồng ,họ thấy những cây được ghì chặt (như kiểu cột
chặt thân vào nọc cắm cạnh thân) thì cây không nhúc nhích, thời nó
sẽ phát triển rất chậm.
Những cây hơi dao động theo gió sẽ phát nhanh hơn , vì cây sẽ cố phát
triển rễ thật nhanh để chống lại những dao động nhỏ đó.

Bạn có thể ứng dụng việc này cho cây bonsai.
 

GioNui

Moderator
Bởi thế họ thường dùng hai sợi cao su to (cỡ ruột xe đạp) để giữ cho cây
đừng nghiêng ngả quá độ. Họ vòng dây quanh thân nhưng vẫn để khoảng
cách hở vài phân vì hai lý do :

- dây không cấn vào thân
-cây vẫn có thể lúc lắc dao động nhẹ.
Vậy mà sao mấy anh kỹ sư nông nghiệp Việt Nam chưa nghĩ ra nhỉ...:-?

Rừng cao su mới trồng ở Đồng Nai, chừng 3-4 tuổi trở lại, khi cây bị nghiêng
do gió bão thì cháu vẫn thấy dùng dây níu lại, nhưng toàn xài dây cứng không hà.
Như chú nói ở trên thì đâu cần phải tốn sợi dây dài từ ngọn xuống đất, chỉ cần
đoạn cao su quanh chổ níu trên thân thôi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

giử trái ,giử phải , gó thổi sao tới cây lật ngửa =))=))
Khoan cười !

Đã nói là cây ngưới ta trồng ngoài đường.
Xe chạy qua lại chỉ có 2 hướng.
Cây ở vùng gió xoay chiều thì người ta thường làm 3 cọc 3 sợi
như phù hiệu xe Mẹt-xê-đì !
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

Khoan cười !

Đã nói là cây ngưới ta trồng ngoài đường.
Xe chạy qua lại chỉ có 2 hướng.
Cây ở vùng gió xoay chiều thì người ta thường làm 3 cọc 3 sợi
như phù hiệu xe Mẹt-xê-đì !
phải lúc đầu chụp cái hình rằng cây theo 3 hướng như vầy thì đâu có bị cươì
cái dụ ràng cây để trách gió thổi ngã ,được dùng bằng dây nhựa này cháu đã thấy rất nhiều
nhưng không nghỉ ra được là họ làm vậy để giúp cây có sự chuyển động thay vì dùng dây cứng cộc chặc lại
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn trở lại chuyện chậu bonsai.

Cụ John Naka (trong quyển Kỹ thuật bonsai II) đưa ra nhận xét về
nét đặc biệt của chậu bonsai Tàu mà (ngay cho thời nay) người Nhật
chưa bắt chước được .



(From Bonsai Techniques II, John Naka. For training purpose only)

Mình xin lược dịch như sau:

Khác biệt giữa chậu Bonsai của Tàu và của Nhật

Những chậu bonsai hiện đại do người Trung Hoa làm ra cũng không
mấy khác biệt so với chậu làm tại Nhật. Lý do vì người Trung Hoa làm
theo những số liệu (kỹ thuật) từ đơn đặt hàng của các bậc thày bonsai
người Nhật bản.

Tuy nhiên, những chậu xưa của người Tàu thì có một số đặc điểm
hết sức khác biệt.

1. Chậu bonsai Tàu nhẹ hơn vì "xốp" hơn(nhiều lỗ li ti trong đất làm chậu).
2. Mặt ngoài chậu nhám sần (khi rờ tay).
3. Khi gõ, chậu phát tiếng kêu rất đanh và lớn (chúng ta hay bảo là kêu canh canh
chứ không cạch cạch ).
4.Chữ triện ở chậu là tên của lò làm chậu hay tên thời đại của Vua lúc chậu được làm.
Những chậu cổ thì thường không có dấu triện vì vốn được làm riêng cho Hoàng tộc.
Chậu của Nhật cũng có triện hoặc tên, nhưng là tên riêng của người làm chậu(chữ ký nghệ nhân).
5. Có một điều hết sức khó xác định vể phẩm chất của chậu Tàu.
Chính vì đôi điều (đặc biệt) của chậu Tàu chúng ta có thể cảm nhận (nhưng khó diễn tả) mà
việc bắt chước làm giả loại chậu này coi như không thể thực hiện (ở nơi khác)trong thời hiện đại.
Tuy là xác định (để bắt chước được) về hình dáng và màu sắc, nhưng chuyện về phẩm chất
(tăng theo tuổi đời) của chậu thì không thể.

Và Cụ John còn cho chúng ta một chi tiết lý thú :



Ở những năm cuối thế kỷ 19 , đầu 20 (1968-1911) thời Minh trị Thiên Hoàng
của Nhật. Được mở rộng cửa giao thương để học họi thiên hạ hầu về làm giàu
cho đất nước, dân Nhật sang Tàu "học lóm" chuyện làm chậu bonsai; vì thời này
số chậu từ Tàu mà, người Nhật cần, nhập về Nhật tăng vô kể.

Người Nhật đã khám phá ra rằng người Tàu họ nung "bằng loại củi gì đó rất đặc
biệt" vì đứng ngoài lò có mùi thơm thơm. Sau rồi người Nhật mới té ngửa ra
rằng người Tàu họ nung lò bằng rơm!

Và người Nhật đã phục lăn . Bởi vì người Tàu đã nhẫn nại nung bằng rơm
trong suốt vài tháng cho một mẻ lò !(Chứ không phải nung một ngày rồi
chờ nguội 3 ngày như những lò tài tử hiện tại).

Chính đó là điều đã khiến chậu Tàu tuyệt hảo (dĩ nhiên với đất loại tốt nhất):
chậu là chậu đất nung nhưng được nung thật lâu (dù là nhiệt không cao) đã
khiến chậu Tàu trở thành thứ chậu hết sức thích hợp cho cây trồng. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến các Master bonsai của Nhật cứ phải kiếm cho được
chậu Tàu để trồng cây của họ.

Riết rồi người Nhật cần chậu ngày một nhiều, nhưng sức cung cấp của Tàu chỉ giới
hạn (vài tháng một mẻ nung mà !). Thế là người Nhật đã cố theo kiểu Tàu để tự
sản xuất ra chậu bonsai thượng hạng.

Đó là lý do khiến 4 lò làm chậu lớn nhất của Nhật ra đời quanh vùng Kyoto.
Trong số đó Tokoname là lò lớn nhất (cung cấp khoảng 60% số chậu cho Nhật
và thế giới bonsai hiện nay).


 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Chắc chắn một điều phải nói rỏ với AE là chẳng có gì em phải nịnh A HưngTB.
Nhưng em phải thêm lần nữa cám ơn anh về kho tàng kiến thức anh đã sưu tập,chia sẽ cho em học.
Cám ơn anh rất nhiều,chúc anh luôn vui,khỏe.
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Vậy có sự khác biệt nào về cách nung = rơm mấy tháng ; nung =củi ,gaz tắt lò chờ nguội 3-4 h ?
Một thoáng suy nghỉ :
+Nguội nhanh => kết tinh hạt giẻ chặt :.giống như dung nham núi lửa khi phun trào rớt xuống biển =>đá có tinh thể mịn và
nguội nhanh nữa cho ra dang mịn như thủy tinh .Điều này,cho thấy thành chậu ít có sự trao đổi chất -nhiệt độ bên ngoài.
+Nguội từ từ => kết tinh hạt to hơn :dung nham phun trào trên mặt đất nguội chậm hơn=> đá có tinh thể hạt to.Vì vậy ,hạt
sét kết tinh có khoãng hở-thông thoáng =>có sự trao đổi khí -nhiệt (ấm rể cây !)
Có gì ko đúng anh Hưng và các bạn góp ý thêm nhé !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chắc chắn một điều phải nói rỏ với AE là chẳng có gì em phải nịnh A HưngTB.
Nhưng em phải thêm lần nữa cám ơn anh về kho tàng kiến thức anh đã sưu tập,chia sẽ cho em học.
Cám ơn anh rất nhiều,chúc anh luôn vui,khỏe.
Cảm ơn bạn cho mình kẹo Súc cù là .
Thứ này mình thích.
Thì cũng toàn là mấy thứ trong sách.
Chỉ là chịu khó dịch ra rồi ngồi gõ gởi đến các bạn.

Có điều cũng phải nói cảm ơn các bạn.
Nhờ nói chuyện với các bạn
nên mình lại được ngồi mở sách ra xem lại.
Nhiều khi chỉ cốt tìm cho rõ một chi tiết
mà ngồi tê cả giò để đọc lại mấy chục trang.

Cũng vui.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vậy có sự khác biệt nào về cách nung = rơm mấy tháng ; nung =củi ,gaz tắt lò chờ nguội 3-4 h ?
Một thoáng suy nghỉ :
+Nguội nhanh => kết tinh hạt giẻ chặt :.giống như dung nham núi lửa khi phun trào rớt xuống biển =>đá có tinh thể mịn và
nguội nhanh nữa cho ra dang mịn như thủy tinh .Điều này,cho thấy thành chậu ít có sự trao đổi chất -nhiệt độ bên ngoài.
+Nguội từ từ => kết tinh hạt to hơn :dung nham phun trào trên mặt đất nguội chậm hơn=> đá có tinh thể hạt to.Vì vậy ,hạt
sét kết tinh có khoãng hở-thông thoáng =>có sự trao đổi khí -nhiệt (ấm rể cây !)
Có gì ko đúng anh Hưng và các bạn góp ý thêm nhé !
Thú thật là chuyện này thì mình không biết.
Hồi xưa lúc học Địa chất đã không thông.
Giờ mà hỏi chuyện như ý bạn thì chịu thua.

Giá như có bạn dblongthanh (đang lo chuyện nung chậu)
cho ít ý kiến thì hay quá.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Hồi bé có làm ở lò gạch gần chục năm, hôm nay đọc bài thấy nhớ kỷ niệm xưa...
Trước năm 1954 hay sao đó (tôi ko biết chính xác) , các cụ nung gạch ko có than, toàn rơm hoặc củi, cả tháng mới được 1 lò nên nhà thật giàu (địa chủ) mới có cái nhà ngói sân gạch con con...(Những năm 70 tk trước ở tôi vẫn có một ông đun 1 lò mấy ngàn viên gạch xây bể và lát nhà, sân bằng rơm +củi vì ko mua đ than)
Sau nung than thì 3 ngày cháy, 1 tuần nguội là ra lò được.
Nếu nói nung rơm hay củi nguội chậm hơn than hay ga là ko chính xác, nung than nguội chậm nhất vì than tàn từ từ, còn ga hay rơm hay điện thì như nhau, ngừng đun là bắt đầu nguội.
Nhớ gạch các cụ đun rơm, mỏng dính, chín đều trong ngoài,ko cong vênh và lên màu rất đẹp.Đó là cảm quan còn chất lượng thì tuyệt vời, ko giòn , mịn mà "ăn" vữa chứ ko bóng trơ và giòn như gạch bây giờ.
Tôi chưa cầm chậu BS nung rơm nhưng tiếp xúc nhiều gạch và đồ gia dụng nung rơm, củi thì thấy đó thật sự có tính chất khá đặc biệt.
Theo những gì tôi biết, có thể chất lượng của sản phẩm nung nhiệt độ thấp thời gian dài là do chất liệu vẫn "chín" để loại bỏ tạp chất hữu cơ và liên kết bền vững với nhau mà ko bị chảy như nhiệt cao nên sản phẩm giữ được thông thoáng với nhiều lỗ nhỏ như chính chất liệu ban đầu (ko bị sứ hay thủy tinh hóa)
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Hay quá,bạn Stobeornottobe07 có thể nói thêm giúp phần này được kg.
Thật ra, những gì em biết rất ít vì chưa đọc tài liệu về gốm sứ bao giờ, chỉ là những quan sát thực tế hồi nhỏ.
Nhưng, ngày xưa dân vùng thảo nguyên hay sa mạc hay đựng nước vào bình gốm non (nung nhiệt độ thấp ) hay bình đất ko nung, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ li ti bốc hơi làm mát bình+nước.
Ở nhiệt nung cao, các phân tủ kim loại chảy ra (quan sát sỉ than sẽ tháy rõ) hoặc silic cũng cháy lỏng và chúng làm mất các lỗ nhỏ trong kết cấu sản phẩm . Em gọi là sứ hóa và thủy tinh hóa ko biết có chính xác ko? Nhưng nó giống như tráng men (men là muối kim loại chảy lỏng khi nung nhiệt cao)
Nung bằng rơm nhiệt độ thấp nên các tạp chất ấy ko chảy ra nên sản phẩm giữ nguyên kết cấu ban đầu vì có nhiều lỗ nhỏ "xốp"
Còn làm chậu bonsai cao cấp chắc nguyên liệu ít tạp chất thì nguyên lý ra sao em cũng ko rõ.
 

kdanh

Thành viên
Hồi đầu tháng 2 có gặp anh Uha tại vườn thầy Johnny Uchida có cả Peter Tea tranh luận đất việt đất nhật, nghe đâu ảnh về VN dịp tết khi nấu bánh chưng đã nung luôn akadama việt bằng rơm và trấu, hôm đó bận chuyện đi sớm không nghe hết câu chuyện. Khi nào anh uha rảnh vào đây chia sẻ để anh em cùng tìm hiểu nhé.

Cám ơn chú hưng, cháu cũng có hai quyển sách của ông naka mà chẳng bao giờ đọc, toàn lật xem hình. Hôm nay thấy chú giảng hay quá chắc cũng phải đọc rồi.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Nói về chậu Bonsai thì tôi mới bước vào lãnh vực này, chỉ góp ý với các chủ lò và thợ thế nào là 1 cái chậu bonsai, vì người hợp tác với tôi thì chuyên SX loại chậu phỏng cổ theo gốm Cây Mai và Lái thiêu.
Hiện nay các lò đang dùng gaz và điện để đốt lò, lại có thanh đo nhiệt để biết chính xác nhiệt độ của lò. Nhưng để làm được chậu hoàn hảo thì cũng rất cần khắc phục 1 số lỗi sau :- Chậu Chữ Nhật thường bị vênh. -Do chạy theo thị trường nên khi lò chín thì lại mở lò ra nhanh, dẫn đến tình trạng chậu bị nứt đường tóc. -Chất liệu ko ổn định.
ở miền Bắc thì tôi ko rõ,chứ tại Tân Vạn , Đồng Nai thì hiện nay các lò lớn đều làm hàng để suất khẩu, còn các lò nhỏ với vài người thợ thì mới làm chậu bonsai, với những đầu tư nhỏ bé đó thì e rằng chặng đường phía trước còn lắm gian nan.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn.
Những tưởng vấn đề chậu bonsai cũng nhanh thôi.
Dè đâu nhận được nhiều ý kiến và kinh nghiệm quá hay của các bạn.
Rất cám ơn.

Đặc biệt với các bạn Stobeornottobe07 và Dblongthanh đã cho mình ,
cùng mọi người những điều rất lý thú và hữu ích.

Mình không rõ hiện tại, vấn đề làm chậu tại nhà như thế nào, chỉ biết
những lò tài tử ở Mỹ (tài tử bởi họ sản xuất nặng theo đơn đặt hàng
chứ không quy mô, công nghiệp) thì thấy họ ghi là nung 1 ngày và
để nguôi 3 ngày cho một mẻ như vầy.



Thứ nữa, dù là dùng bàn xoay hay ép khuôn hoặc cán mỏng cắt từng phần ghép
thành chậu, mình thấy đất họ dùng rất mịn và chắc. Cứ nhìn máy ép đất đưa ra
như dưới đây đủ thấy.




Với chậu tráng men, họ dùng muối oxit thảy vào khu nung
(tổng cộng khoảng gần 3 kí cho 1 mẻ ) để tạo áp suất bám men lên chậu
(men muối bốc hơi , kiểu men này hình như không còn dùng trong công nghiệp).
Sau đó, nung thêm 1 giờ ở 2400 độ F(khoàng 1250 độ C) rồi ngưng đốt, đóng cửa
lò cho nóng âm ỉ suốt đêm. Cuối cùng , chờ nguội tới 3 ngày sau mới lấy chậu ra.



Có lẽ, vật liệu đất hết sức mịn và chắc nên tình trang vênh, nứt không nhiều.

Để các bạn chưa quen với chậu đất nung bonsai, mời các bạn
đọc qua tài liệu viết về ấm trà hảo hạng nổi tiếng của Tàu.
Tuy là hai phẩm vật khác nhau, nhưng vật liệu và cách nung
có lẽ không khác nhau lắm vì mục đích có lẽ tương tự : sản phẩm
đất nung chắc chắn, khó nứt vỡ theo biến thiên nhiệt độ và giúp
cây dễ sống vì vẫn còn khả năng thông thoáng ở thành vách.

ĐẶC ĐIỂM CỦA ẤM NGHI HƯNG

Đất sét Nghi Hưng nung lên rất rắn chắc bền bỉ, không bị nứt
dù thay đổi nhiệt độ bất thường khi đổ nước sôi vào. Đất còn
có những khí khổng rất nhỏ (pores) phải soi kính hiển vi điện
tử mới thấy được. Những khí khổng vi ti đó có tác dụng cách
nhiệt, vừa bảo tồn hương vị, vừa không làm cho bên ngoài
quá nóng. Một đặc tính khác là khi được nung, ấm không bị co
lại hay biến dạng nên nghệ nhân dễ dàng làm nắp ấm được
vừa vặn, khít khao.

Khi trong dạng thiên nhiên, đất sét Nghi Hưng mềm, có màu
vàng, nâu đen hay xanh nhạt. Sau khi nung, đất màu vàng
đổi sang màu da chu, màu đen thành màu tử sa, còn màu xanh
lại biến thành màu gan gà. Màu sắc khác nhau tùy theo lượng
hoá chất trong đất, nhất là chất sắt.

Đất sét được đào lên từ lòng đất sâu, phơi khô thành từng tảng.
Những tảng đất đó được tán thành bột rồi được rây bằng những
rây tre để lọc đi tất cả sỏi đá và các chất khác lẫn trong đất sét.
Bột đất sét sau đó được đổ vào những bể nước hình chữ nhật cao
khoảng thước rưỡi rồi tháo nước trong vào. Ba ngày sau, dung
dịch đất và nước đó lại được gạn qua một bể khác và để nước bốc
hơi đi cho keo lại. Đất sét được cắt ra thành từng bánh bán cho
thợ làm đồ gốm.

Hiện nay, khi du khách đến thăm Đinh Thục Trấn (Dingshuzhen),
một thành phố nhỏ trong huyện Nghi Hưng đều thấy toàn là xưởng
làm đồ gốm. Họ sản xuất đủ loại, từ bồn, chậu đến ngói xanh.
Thế nhưng chỉ có đồ tử sa là quí hơn cả.

Người thợ làm đồ gốm mua đất về dùng chày giã ra, vừa giã vừa
cho thêm nước đến bao giờ cảm thấy đủ mềm để nặn thì thôi. Từ
lúc giã đến lúc nhồi đất xong phải mất trọn hai ngày. Khi dùng dao
cắt thấy đất mịn nhẵn không còn dấu vết bong bóng hơi thì mới
dùng được.

Ngưòi thợ lúc đó mới đem chia tảng đất thành từng nắm cân lượng
kỹ càng. Mỗi nắm đất được cán thành từng miếng phẳng. Đáy ấm,
thành ấm, nắp ấm đều cắt từ miếng đất này, có khi bằng tay, có khi
dùng khuôn. Sau đó, người thợ dùng máy quay bằng tay hay đạp
bằng chân để ráp và gắn những miếng đất đã nặn sẵn dính với nhau
và được miết cho láng bằng dụng cụ bằng gỗ hay sừng. Khi hình dáng
tổng quát đã hoàn thành, đợi ráo nước người ta mới trang trí, thêm
thắt những hoa văn hay viết chữ. Người thợ khéo thường hay viết tên
hiệu, có khi ngày tháng chế tạo, niên đại hoặc đóng dấu vào đáy ấm
khi tác phẩm hoàn tất. Triện thường hình vuông, hình tròn hay bầu dục
khắc nổi. Những chiếc ấm đắt tiền có khi có thêm một cái triện nhỏ
bên trong nắp ấm, hoặc một con dấu khác dưới tay cầm. Trước đây,
ấm thường đóng dấu tên hãng sản xuất rõ là một món hàng sản xuất
theo số lượng nhiều nhưng sau này đa số ấm đóng dấu tên người,
chứng tỏ nay họ coi là một tác phẩm và nghệ nhân tự hào nên để tên
mình. Dĩ nhiên cái gì cũng có hai mặt, và có xấu đẹp. Ngay cả những
loại hàng bán vài đồng cũng có con dấu nguệch ngoạc. Thế nhưng đó
cũng là một hiện tượng cần ghi nhận là nền công nghiệp đang chuyển
hướng, mang nhiều màu sắc nghệ thuật hơn.

Ngoài con dấu có khi còn có vài chữ Hán. Chữ đề thường là chữ đá thảo
do một người giỏi thư pháp (phép viết chữ) đề bằng bút tre nhọn, khắc
hẳn vào thân ấm. Có thể chỉ là vài chữ chúc tụng nhưng có khi là hẳn
một bài thơ, một đôi câu đối. Một cái ấm đẹp đến đâu mà chữ viết non
tay thì cũng giảm hẳn giá trị.

Những loại ấm sản xuất theo kiểu công nghệ thì chữ viết hay hoa văn
được in bằng một loại mực không phai. Sau đó ấm được chuyển sang
cho thợ cho vào lò nung. Ấm đất thường nung trong khoảng từ 1100 độ
đến 1200 độ C, tuy không nóng bằng đồ sứ nhưng ở nhiệt độ đó, ấm
vẫn giữ được tính thấm nước.

Nghề nặn ấm cho đến nay vẫn đòi hỏi một thời gian học nghề lâu theo
kiểu sư phụ đệ tử chân truyền. Phải mất nhiều năm mới học được hết
bí quyết. Tuy nhiều khi người ta nhái lại những kiểu ấm danh tiếng cũ,
nhưng cũng có nghệ nhân mới sáng tạo nhiều kiểu mới. Những người
sành sỏi cho rằng với phương pháp tân kỳ, trình độ cao đẳng, nhiều ấm
thời mới có nét độc đáo không kém gì những chiếc ấm do các danh sư
xưa nặn ra, nếu không nói rằng trội hơn nữa. Chính quyền Trung Hoa
cũng thành lập nhiều cơ quan, nghiên cứu, áp dụng khoa học để tái tạo
những chiếc ấm cũ không sai một mảy. Tuy là đồ giả nhưng giá đắt không
khác gì đồ cổ để bán cho những nhà sưu tầm. Ngoài giá trị lịch sử, những
tác phẩm đó còn là một niềm tự hào về nghệ thuật của họ.

Trong những năm qua, tại Bắc Mỹ này đã nhiều lần triển lãm ấm Nghi Hưng.
Bộ sưu tập của Tiến Sĩ La Quế Tường (K.S. Lo) được trưng bày trong khoảng
1990-92 tại Phoenix Art Museum, Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kiều San Francisco,
Indianapolis Art Museum, và Ontario Museum.

Ấm Nghi Hưng cũng đã được huy chương vàng trong các kỳ chợ phiên quốc tế
chẳng hạn như tại Philadelphia năm 1926 và ở Leipzig và Liege trong thập niên 1930.



 
Top